Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn công ty japfa comfeed việt nam văn yên yên bái (Trang 40 - 42)

STT Công việc

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 2 Phun trùng định kỳ xung quanh

trang trại

3 Quét và rắc vôi đường đi

4 Tắm sát trùng

Kết quả bảng 4.2 cho thấy khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng là rất nghiêm ngặt như tắm sát trùng trước khi ra vào chuồng phải thực hiện 1 lần/ngày, vệ sinh chuồng trại hàng ngày 2 lần, quét và rắc vôi bột đường đi lại trong chuồng ngày 1 lần. Nhờ sự cố gắng nỗ lực của bản thân nên em đã hoàn

thành tốt tất cả các công việc do chủ trại, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho. Ngoài ra, vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em đã cố gắng thực hiện, mặc dù đây cũng là một trong những công việc vất vả mà trước khi vào trang trại chúng em chưa từng phải thực hiện với khối lượng công việc lớn như vậy. Qua đây, chúng em cũng đã học tập và rèn luyện bản thân vững vàng, chín chắn hơn, vượt lên chính mình và tự tin trước khi ra trường.

4.2.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin

Quy trình tiêm phòng để phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện một cách chủ động, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Chính vì vậy, việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chính xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất.

Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con. Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con tại trại được trình bày qua bảng 4.3.

Kết quả bảng 4.3 cho thấy số lợn con được cho uống thuốc phòng cầu trùng 3 ngày tuổi là 2107 con, tiêm sắt lúc lợn 3 ngày tuổi đạt 2107 con tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi lúc 14 - 21 ngày được 2084 con, tiêm phòng bệnh Circovirus từ 10 - 14 ngày tuổi cho 2102 con, tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng và phó thương hàn cho lợn con lúc 21 ngày được 2075 con và

tiêm phòng bệnh lở mồm long móng lúc 45 ngày tuổi cho lợn được 2073 con. Tất cả lợn con được tiêm phòng vắc xin và cho uống thuốc phòng bệnh đều đạt tỷ lệ an toàn là 100%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn công ty japfa comfeed việt nam văn yên yên bái (Trang 40 - 42)