Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn công ty japfa comfeed việt nam văn yên yên bái (Trang 33)

3.4.2.1. Lịch phòng bệnh và phun sát trùng áp dụng tại trại

Bảng 3.1. Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại Loại

lợn

Lợn hậu bị

Lợn con

Bảng 3.2. Lịch sát trùng áp dụng tại trại Trong chuồng Thứ Chuồng nái chửa Chủ nhật Phun sát Thứ 2 trùng + rắc vôi Thứ 3 Thứ 4 Phun sát Thứ 5 trùng + rắc vôi Thứ 6 Thứ 7

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày.

- Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.

- Xác định lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ: Dịch đào thải ra từ đường sinh dục của lợn nái được theo dõi từ khi lợn nái bắt đầu đẻ cho tới khi hết dịch. Quá trình theo dõi dịch đào thải từ đường sinh dục lợn nái sau đẻ được thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Trong thời gian này, nếu tính chất của dịch thay đổi như từ không màu hoặc hơi hồng, trong, lỏng, chuyển sang màu trắng sữa, hồng hơn, đỏ hơn, hoặc nâu gỉ sắt, vàng hay xanh, dịch đặc hơn, có bã đậu, dính, dịch có mùi hôi, thối thì lợn đó được coi là bị viêm tử

cung sau đẻ (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, 2016) [15].

- Tiến hành điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

* Điều trị bệnh viêm tử cung bằng phác đồ điều trị sau:

Tiêm Amox-LA 1 ml/10 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp cổ.

Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

* Điều trị viêm vú bằng phác đồ điều trị sau:

+ Cục bộ: Vắt cạn sữa ở vú viêm, chườm nước đá lạnh kết hợp xoa bóp nhẹ vài lần/ngày cho vú mềm dần.

+ Toàn thân: Tiêm Analgin: 1 ml/10 kg thể trọng/1 lần/ngày. Tiêm Amox-LA 1 ml/10 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp cổ.

Điều trị liên tục trong 3 ngày. * Xử lý hiện tượng đẻ khó như sau:

+ Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 2 ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can

thiệp bằng cách: Đeo găng tay chuyên dụng rồi sử dụng dung dịch bôi trơn thao tác, từ từ đưa tay đã bôi trơn bằng valueline vào tử cung theo cơn rặn của lợn mẹ để kiểm tra thai, thường là sờ thấy thai quá to, nằm ngay ở khung xương chậu. Khi sờ được đầu thai ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp hai bên tai của thai, các ngón còn lại tạo thành một vòng kín qua đầu thai rồi từ từ kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ. Trường hợp sờ thấy phần sau của thai thì ta dùng ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt vào khớp chân sau của lợn con rồi kéo thai ra ngoài theo cơn rặn của lợn mẹ.

+ Tiêm vitamin ADE-B. Complex liều 1ml/25 - 30 kg thể trọng để trợ sức cho lợn.

* Điều trị bệnh tiêu chảy lợn con bằng phác đồ điều trị sau:

+ Tiêm Syvaquinol 100 inyectable: Liều dùng 0,3 - 0,5ml/10 kg thể trọng. 1ml/20 kg thể trọng, kết hợp với Atropin: 1 ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp cổ.

+ Điều trị liên tục 3 ngày.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, chúng em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni, kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con

Qua bảng 4.1 có thể thấy, trong 3 tháng thực tập ở chuồng đẻ em đã thực hiện thao tác đỡ đẻ cho 2127 lợn con, mài nanh và săm tai cho 1687 lợn con, thiến lợn đực cho 709 con. Kết quả là 100% số lợn con được đỡ đẻ, mài nanh, bấm số tai và thiến lợn đực đều an toàn. Đã thực hiện bổ hecni cho 2 lợn con, an toàn 2 đạt tỷ lệ là 100%.

Nhờ thực hiện các thao tác trên lợn con với số lượng tương đối lớn nên em đã nắm rất vững quy trình thực hiện từng thao tác một và các thao tác này đã trở nên thành thục. Có được kết quả này là nhờ bản thân luôn cố gắng thực hiện tốt mọi công việc được giao và được sự chỉ dạy ân cần, tỷ mỉ của cán bộ kỹ thuật tại trang trại.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

4.2.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc sẽ ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Vì vậy, để góp phần bảo vệ đàn lợn, trong 6 tháng thực tập, chúng em đã thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu chăn nuôi.

Kết quả thực phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng

STT Công việc

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 2 Phun trùng định kỳ xung quanh

trang trại

3 Quét và rắc vôi đường đi

4 Tắm sát trùng

Kết quả bảng 4.2 cho thấy khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng là rất nghiêm ngặt như tắm sát trùng trước khi ra vào chuồng phải thực hiện 1 lần/ngày, vệ sinh chuồng trại hàng ngày 2 lần, quét và rắc vôi bột đường đi lại trong chuồng ngày 1 lần. Nhờ sự cố gắng nỗ lực của bản thân nên em đã hoàn

thành tốt tất cả các công việc do chủ trại, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho. Ngoài ra, vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em đã cố gắng thực hiện, mặc dù đây cũng là một trong những công việc vất vả mà trước khi vào trang trại chúng em chưa từng phải thực hiện với khối lượng công việc lớn như vậy. Qua đây, chúng em cũng đã học tập và rèn luyện bản thân vững vàng, chín chắn hơn, vượt lên chính mình và tự tin trước khi ra trường.

4.2.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vắc xin

Quy trình tiêm phòng để phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện một cách chủ động, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn được cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Chính vì vậy, việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chính xác là rất quan trọng. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất.

Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con. Kết quả của việc áp dụng quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con tại trại được trình bày qua bảng 4.3.

Kết quả bảng 4.3 cho thấy số lợn con được cho uống thuốc phòng cầu trùng 3 ngày tuổi là 2107 con, tiêm sắt lúc lợn 3 ngày tuổi đạt 2107 con tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi lúc 14 - 21 ngày được 2084 con, tiêm phòng bệnh Circovirus từ 10 - 14 ngày tuổi cho 2102 con, tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng và phó thương hàn cho lợn con lúc 21 ngày được 2075 con và

tiêm phòng bệnh lở mồm long móng lúc 45 ngày tuổi cho lợn được 2073 con. Tất cả lợn con được tiêm phòng vắc xin và cho uống thuốc phòng bệnh đều đạt tỷ lệ an toàn là 100%.

Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại

Tuổi lợn (ngày) 3 3 14-21 10 -14 21 45

Như vậy có thể thấy trang trại đã thực hiện phòng bệnh cho lợn con đúng quy trình kỹ thuật đặt ra, đúng ngày tuổi và loại vắc xin dùng, nhờ đó lợn con sinh ra khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh và chết rất thấp.

4.3. Kết quả thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại

chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày, chúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt đông, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp khác. Kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại Loại lợn

Lợn nái

Lợn con

Qua bảng 4.4. Cho thấy trong các bệnh gặp phải ở lợn nái thì tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất là 15%, sau đó là đẻ khó 3,89% thấp nhất là viêm vú. Các bệnh mắc phải ở lợn con thì nhận thấy tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy là khá cao chiếm 10,30% và bệnh viêm phổi là 8,37%.

Về lợn con theo mẹ nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá). Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm nhiệt độ thích hợp cho lợn con. Bên cạnh việc thời tiết không thích hợp sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về đường hô hấp ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị mốc sinh nhiều bụi cũng dẫn tới bệnh về đường hô hấp chính vì vậy làm cho số lợn con mắc hội chứng hô hấp cũng khá cao.

Vì vậy, việc giữ ấm cho lợn con trong những ngày thời tiết lạnh giá là điều rất cần thiết, bên cạnh đó còn phải cung cấp thức ăn đảm bảo cả số lượng và chất lượng và nước uống đầy đủ.

4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó, em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Làm tốt công tác chẩn đoán và điều trị bệnh sẽ giúp con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày chúng em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường.

Khi mới phát bệnh, lợn không có biểu hiện triệu chứng điển hình, thường thấy con vật ủ rũ, mệt mỏi, ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, lười hoạt động, thân nhiệt tăng. Do vậy, để chẩn đoán chính xác được bệnh không những dựa vào biểu hiện bên ngoài của con vật mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của

cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng khác.

Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

TT

1 2 3

Kết quả bảng 4.5 cho thấy khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Cụ thể: có 27 lợn nái bị viêm tử cung sau 5 ngày điều trị liên tục thì có 27 lợn khỏi bệnh, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 100%; bệnh viêm vú sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Đã xử lý được 7 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt 100%.

4.3.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp lợn bệnh hồi phục nhanh, giảm tỷ lệ lợn chết, giảm thiệt hại về kinh tế và tăng hiệu quả chăn nuôi. Do vậy, hàng ngày quan sát đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ để phát hiện lợn mắc bệnh là công việc không bao giờ được lơ là và làm với tinh thần trách nhiệm cao. Từ kết quả chẩn đoán lợn con mắc bệnh tiêu chảy, bệnh viêm phổi và bệnh viêm khớp, chúng tôi tiến hành điều trị các

bệnh này bằng các phác đồ điều trị hiệu quả. Kết quả điều trị các bệnh của lợn con được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

TT Tên bệnh

1 Tiêu chảy

2 Viêm phổi

Kết quả bảng 4.6 cho thấy số lợn con điều trị bệnh tiêu chảy là 219 con, khỏi 215 con, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 98,17%. Điều trị bệnh viêm phổi là 178 con, khỏi bệnh 169 con, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 94,94%. Kết quả trên cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh của lợn con được sử dụng trong khóa luận này là có hiệu quả rất cao. Vì thế có thể khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng các phác đồ điều trị này để điều trị cho lợn con khi bị mắc bệnh trong quá trình chăn nuôi.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại chăn nuôi của công ty Japfa Comfeed Việt Nam, em có một số kết luận về trại như sau:

1. Về tình hình chăn nuôi của trại

Trại lợn của công ty Japfa Comfeed Việt Nam là trại sản xuất tương đối ổn định và có hiệu quả chăn nuôi tốt. Sản phẩm lợn con được xuất bán thường xuyên. Tỷ lệ mắc các bệnh của lợn nái sinh sản thấp cụ thể là trong 180 con theo dõi thì có tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất là 15%, sau đó là đẻ khó

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn công ty japfa comfeed việt nam văn yên yên bái (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w