Thiết kế giáo án dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 THPT theo định

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình học vật lý 11 THPT theo mô hình b learning (Trang 28)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Những đóng góp của đề tài

2.3. Thiết kế giáo án dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 THPT theo định

hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh theo B-Learning.

Dựa trên đặc điểm cấu trúc nội dung, mục tiêu đã đề ra cùng những nguyên tắc, tiêu chí và quy trình xây dựng theo hướng phát triển NLTH theo B- Learning, chúng tôi đã thiết kế giáo án tổ chức dạy học theo B- Learning theo hướng phát triển NLTH cho HS của 3 bài ở phần ”Quang hình học” Vật lý 11 THPT là: Khúc xạ ánh sáng, Phản xạ tồn phàn và Kính lúp. Nhưng trong khn khổ đề tài, chúng tôi chỉ đưa ra quy trình tổ chức dạy học bài 32: Kính lúp vào phần chính, các bài cịn lại sẽ trình bày trong phần phụ lục.

Bài 32: KÍNH LÚP I. Mục tiêu bài học

I - Mục tiêu 1. Kiến thức

+ Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt.

+ Nêu được cơng dụng và cấu tạo của kính lúp. + Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.

+ Viết và vận dụng được cơng thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.

2. Kỹ năng

Các kỹ năng được rèn luyện: Kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin

3. Thái độ

- Tham gia tích cực vào quá trình xây dựng bài học

- Tiến hành thí nghiệm nghiêm túc và trung thực với kết quả thí nghiệm.

4. Năng lực cần bồi dưỡng

- Năng lực tự học: Lập kế hoạch (L), thu thập thông tin (T), xử lý thông tin (X), vận dụng (V), kiểm tra và đánh giá (K), ý thức và thái độ trong quá trình tự học (Y), thực hiện công việc được giao (C).

II - Chuẩn bị 1. Giáo viên

Chuẫn bị một số kính lúp để HS quan sát.

2. Học sinh

Ôn lại Kiến thức, kỹ năng về thấu kính và mắt.

III. Tổ chức dạy học

Giai đoạn 1: Tự học ở nhà

- Thời gian và địa điểm: HS tự học ở nhà trước khi đến lớp.

- Tài liệu hỗ trợ: Toàn bộ nội dung học tập được GV cung cấp cho HS dưới

dạng bản in hoặc đĩa CD. Ngoài ra, các tài liệu đã được cập nhật trên hệ thống B- Learning, HS có thể làm trực tiếp ở trên hệ thống B- Learning.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- GV chấm bài làm, trả lời thắc mắc của HS qua chat, email, giám sát hoạt động của từng HS, đánh giá và cho điểm theo cá nhân hay theo nhóm.

- Tự xác định nhiệm vụ học tập thông qua hướng dẫn học tập (Xem phụ lục 4). - Tự kiểm tra bài cũ

- Hs tự tìm hiểu nội dung bài mới theo hướng dẫn.

- Tự củng cố, hoàn thiện kiến thức và kiểm tra, đánh giá kiến thức.

Giai đoạn 2: Dạy học trên lớp

- Thời gian và địa điểm: Tiến hành tại lớp trong suốt tiết học 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra kết quả tự học ở nhà của HS

Đưa câu hỏi cho HS làm vào giấy, sau đó thu lại của 10 HS làm nhanh nhất cho điểm

Câu 1: Nêu các tật của mắt và cách khắc phục

Câu 2: Một người khi đeo kính sát mắt có độ tụ -2dp thì có thể nhìn các vật từ 20cm đến vô cùng trước mắt. Mắt này bị tật gì? Tìm giới hạn nhìn rõ trước mắt của người ấy?

3. Tổng hợp câu hỏi (vấn đề) thắc mắc của HS 4. Tổ chức thảo luận

Đặt vấn đề: Chúng ta quan sát hình ảnh sau:

Người thợ đeo kính gì khi sửa đồng hồ? Cơng dụng và cấu tạo của nó như thế nào?

Hoạt động 1. Củng cố kiến thức xuất phát và xây dựng nhiệm vụ nhận thức (Rèn

luyện kĩ năng T, X, L, V, K, Y, C)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được Tổ chức thảo luận

Câu 1: Cho biết công

dụng của các dụng cụ quang bổ trợ. Đại lượng đặc trưng của dụng cụ quang là gì? Được xác định như thế nào? Câu 2: Dụng cụ quang chia thành những loại nào?

- Thực hiện yêu cầu của GV

- HS/đại diện nhóm lên trình bày

- Tiếp thu và phản hồi ý kiến

Hoạt động 2 : Tìm hiểu cơng dụng và cấu tạo của kính lúp (Rèn luyện cho HS kỹ

năng: T, X, L, V, Y, C, K)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được Tổ chức thảo luận

Câu 1: Nêu công dụng và

cấu tạo của kính lúp? - u cầu HS/nhóm lên trình bày.

- Nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của từng HS/nhóm.

- Thực hiện yêu cầu của GV

- HS/đại diện nhóm lên trình bày

- Tiếp thu và phản hồi ý kiến

II. Cơng dụng và cấu tạo của kính lúp

- Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ - Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tạo ảnh qua kính lúp (Rèn luyện cho HS kỹ năng: T, X,

L, V, Y, C, K).

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được Tổ chức thảo luận

Câu 1: Khi quan sát dịng

chữ nhỏ qua kính lúp, mắt nhìn ảnh ảo của vật. Vậy, vật phải đặt ở đâu? Câu 2: Để nhìn rõ ảnh ảo của dịng chữ qua kính ta cần làm gì? Câu 3: Để quan sát dòng chữ nhỏ bằng kính lúp trong thời gian lâu dài mà khơng bị mỏi mắt thì ta phải làm gì?

- u cầu HS/nhóm trả lời.

- Nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của từng HS/nhóm.

- Thực hiện yêu cầu của GV

- HS/đại diện nhóm lên trình bày

- Tiếp thu và phản hồi ý kiến

III. Sự tạo ảnh qua kính lúp

- Đặt vật trong khoảng từ quang tâm O đến tiêu điểm vật chính F của kính lúp. - Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoản cách từ vật đến kính để ảnh hiện ra trong giới hạn nhìn rõ của mắt. - Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định được gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.

- Khi cần quan sát trong một thời gian dài, ta nên thực hiện ngắm chừng ở cực viễn để mắt không bị mỏi.

Hoạt động 4: Tìm hiểu số bội giác của kính lúp (Rèn luyện cho HS kỹ năng: T, X,

L, V, Y, C, K)..

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung đạt được Tổ chức thảo luận

Câu 1: Dựa vào định

nghĩa số bội giác. Hãy thiết lập công thức của số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực?

- Yêu cầu HS/nhóm trả lời.

- Nhận xét, kết luận và đánh giá kết quả của từng HS/nhóm.

- Thực hiện u cầu của GV

- Vẽ hình. Tính G

- HS/đại diện nhóm trả lời - HS/đại diện nhóm nhận xét bổ sung

- Tiếp thu và phản hồi ý kiến

IV. Số bội giác của kính lúp - Xét trường hợp ngắm chừng ở vơ cực. Khi đó vật AB phải đặt ở tiêu diện vật của kính lúp Ta có: tan AB f   và tan 0 c AB OC   Do đó OCc G f 

Hoạt động 5: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (Rèn luyện kĩ năng V, K)

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

- Yêu cầu HS/ nhóm làm bài tập củng cố trong phiếu học tập (Xem phụ lục). - Nhận xét, đánh giá

- Hướng dẫn HS học bài tiếp theo

- Thực hiện yêu cầu

- Tiếp thu

- Chuẩn bị bài mới theo yêu cầu

2.4. Tổ chức dạy học phần “Quang hình học” theo hướng phát triển năng lực tự cho học sinh theo B- Learning

Giai đoạn 1: Tự học ở nhà

- Bước 1: HS tự hoàn thành bài cũ:

HS: Tự xác định nhiệm vụ học tập thông qua hướng dẫn học tập

HS: Tiến hành hoàn thành nội dung kiểm tra bài cũ về các tật của mắt và cách khắc phục dưới dạng trắc nghiệm và tự luận

Nội dung này HS có thể xem, làm dưới dạng bản in GV cung cấp. Ngồi ra, HS có thể xem và làm trực tiếp trên hệ thống B- Learning.

- Bước 2: Tự tìm hiểu bài mới theo hướng dẫn của GV

HS tự nghiên cứu nội dung bài học qua các slide bài mà chúng tôi đã xây dựng cho nội dung học này như sau:

HS: Tự củng cố, hoàn thiện kiến thức và tự kiểm tra, đánh giá kiến thức mới.

- Giai đoạn 2: Học trên lớp

` + Bước 3: HS tự học, thảo luận có sự hướng dẫn của GV:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Kiểm tra kết quả tự học ở nhà của HS Câu 1: Trình bày cấu tạo và cơng dụng của kính lúp?

Câu 2: Trên vành kính lúp có ghi 5x. Tính tiêu cự của kính lúp.

- Tổng hợp câu hỏi thắc mắc của HS - Đưa ra vấn đề học tập

Câu 1: Cho biết công dụng của các dụng cụ quang bổ trợ. Đại lượng đặc trưng của dụng cụ quang là gì? Được xác định như thế nào?

Câu 2: Dụng cụ quang chia thành những loại nào?

- Tổ chức thảo luận

- Thực hiện theo yêu cầu của GV

- Đưa ra câu hỏi thắc mắc.

- Tiến hành thảo luận nhóm hay đọc lập nghiên cứu, sau đó tóm tắt nội dung bài học, lập sơ đồ logic kiến thức; trên cơ sở đó phân tích tổng hợp, so sánh và đi đến khái quát nội dung kiến thức vừa tìm hiểu

+ Bước 4: Hướng dẫn, chốt kiến thức và hướng dẫn học bài sau:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Phân tích, bổ sung, khẳng định những

điểm đúng đắn, khắc phục những thiếu sót, chuẩn hóa kiến thức về mặt khoa học

- Cho HS hoàn thành ở phiếu học tập - Hướng dẫn HS về nhà tự học nghiên cứu bài tiếp theo

- Sửa chữa, hoàn thiện, hệ thống hóa tri thức, kĩ năng

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.1. Mục đích thực nghiệm

TNSP được tiến hành để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất và hiệu quả của tiến trình tổ chức DH theo B-Learning theo hướng bồi dưỡng NLTH của HS.

3.2. Nội dung thực nghiệm

3.2.1. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Tìm hiểu NLTH ở HS trong học tập nói chung và học tập Vật lí nói riêng ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

- Chọn đối tượng TNSP

- Tổ chức dạy học một số bài trong phần Quang hình học Vật lí 11 THPT, lớp TN dạy học theo định hướng phát triển NLTH theo B- Learning với các giáo án đã được thiết kế ở chương 2, lớp ĐC dạy học theo giáo án và PPDH truyền thống.

- Quan sát HS làm việc trong các tiết học kết hợp với lấy ý kiến Hs sau khi học tập, trao đổi với GV dạy TN.

- Tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS thông qua các bài kiểm tra, lấy ý kiến qua phiếu điều tra.

- Thu thập số liệu, xử lý kết quả TN để đánh giá hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. - So sánh, đối chiếu kết quả học tập của các lớp TN và ĐC để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành TNSP trong học kỳ 2 năm học 2021-2022 đối với 90 HS nhóm TN, 93 HS nhóm ĐC khối 11 trường THPT Quỳnh Lưu 2 huyện Quỳnh Lưu và trường THPT Hoàng Mai 2 thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

3.2.3. Nhiệm vụ thực nghiệm

- Ở lớp TN: GV tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NLTH theo B- Learning đối với một số bài trong phần Quang hình học Vật lí 11 THPT.

- Ở lớp ĐC: GV sử dụng PPDH truyền thống đối với một số bài trong phần Quang hình học Vật lí 11 THPT.

3.3. Tiến hành thực nghiệm

Trong quá trình tiến hành TNSP ở các lớp TN chúng tơi đã tiến hành ghi chép, quan sát HS sau mỗi giờ thực nghiệm và tiến hành kiểm tra tương ứng với giáo án sau mỗi giờ dạy.

3.4. Kết quả thực nghiệm

Đánh giá NLTH của HS bằng cách cho HS đánh dấu vào bảng theo dõi ở lớp ĐC và TN như sau: Ở mỗi tiết học, chúng tôi quan sát giờ học đánh giá các tiêu chí sau: Tự lập kế hoạch học tập, tự điều chỉnh và thực hiện kế hoach; tự thu thập thông tin; tự xử lí thơng tin; tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức; tự kiểm tra đánh giá.

Dựa vào các tiêu chí, mỗi tiêu chí chia ra làm 4 mức độ chỉ báo (Mức 1, 2, 3, 4 tương ứng điểm là 1, 2, 3, 4) từng HS ứng với từng tiêu chí, kết quả như sau:

Nhóm Số HS Mức độ NLTH của HS Tốt Khá Trung bình Yếu TN 90 7 16 35 32 7,8% 17,7% 38,9% 35,6% ĐC 9 3 0 7 25 61 0 7,5% 26,9% 65,6% Từ bảng mức độ NLTH cho thấy, NLTH của HS ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC. Do đó, có thể nói, quy trình tổ chức dạy học đề xuất ở trên là hợp lí và hiệu quả. Bên cạnh đánh giá NLTH của HS, chúng tôi cũng tiến hành so sánh và đánh giá một cách cụ thể hơn về mức độ hiểu bài cũng như khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải quyết các vấn đề cụ thể bằng cách cho HS ở nhóm ĐC và TN làm một bài kiểm tra. Kết quả thu được như sau:

Nhóm Số HS

Số HS đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 90 0 0 3 5 8 14 22 17 11 7 3 ĐC 93 0 3 6 10 14 21 16 11 7 4 1

Sử dụng thống kê tốn học, chúng tơi đã lập các bảng phân phối tấn suất, bảng phân loại theo học lực của HS ở hai nhóm. Từ các kết quả trên, tính tốn các tham số thống kê như sau:

Nhóm Số HS X (Trung bỉnh) 2 S (Phương sai) S (Độ lệch chuẩn) V(%) (Hs biến thiên) M (Sai số tiêu chuẩn) X=X m TN 90 6,17 3,47 1,86 30,15 0,02 6,170,02 ĐC 93 5,17 3,97 1,93 37,33 0,02 5,170,02

Dựa vào các thơng số tính tốn ở trên, có thể rút ra nhận xét sau: Điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC; Độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ, chứng tỏ mức độ phân tán của điểm số quanh giá trị trung bình X nhỏ, do đó giá trị trung bình có độ tin cậy cao. STN<SĐC và VTN<VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC. Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với nhóm ĐC. Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm Tn cao hơn nhóm ĐC. Điều này cho thấy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.

- Tính khoa học: Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng một cách chính xác thuật ngữ khoa học, được trình bày, lí giải rõ ràng, hệ thống phù hợp lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy Vật lí nói riêng đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, sử dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

- Tính mới:

+ Đã đề xuất được biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh theo B-Learning và quy trình thực hiện những biện pháp đó.

+ Thiết kế được tiến trình tổ chức dạy học một số bài phần Quang hình học Vật lý 11 theo B- Learning, phát huy phẩm chất năng lực của học sinh.

- Tính hiệu quả:

+ Giúp học sinh phát triển được kĩ năng sống, phát được năng lực cá nhân, có hứng

thú học tập...

+ Giáo viên sẽ phát huy tối đã năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và những

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình học vật lý 11 THPT theo mô hình b learning (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)