THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình học vật lý 11 THPT theo mô hình b learning (Trang 35)

3.1. Mục đích thực nghiệm

TNSP được tiến hành để kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất và hiệu quả của tiến trình tổ chức DH theo B-Learning theo hướng bồi dưỡng NLTH của HS.

3.2. Nội dung thực nghiệm

3.2.1. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Tìm hiểu NLTH ở HS trong học tập nói chung và học tập Vật lí nói riêng ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.

- Chọn đối tượng TNSP

- Tổ chức dạy học một số bài trong phần Quang hình học Vật lí 11 THPT, lớp TN dạy học theo định hướng phát triển NLTH theo B- Learning với các giáo án đã được thiết kế ở chương 2, lớp ĐC dạy học theo giáo án và PPDH truyền thống.

- Quan sát HS làm việc trong các tiết học kết hợp với lấy ý kiến Hs sau khi học tập, trao đổi với GV dạy TN.

- Tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS thông qua các bài kiểm tra, lấy ý kiến qua phiếu điều tra.

- Thu thập số liệu, xử lý kết quả TN để đánh giá hiệu quả của vấn đề nghiên cứu. - So sánh, đối chiếu kết quả học tập của các lớp TN và ĐC để kiểm tra tính khả thi của đề tài.

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành TNSP trong học kỳ 2 năm học 2021-2022 đối với 90 HS nhóm TN, 93 HS nhóm ĐC khối 11 trường THPT Quỳnh Lưu 2 huyện Quỳnh Lưu và trường THPT Hoàng Mai 2 thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

3.2.3. Nhiệm vụ thực nghiệm

- Ở lớp TN: GV tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NLTH theo B- Learning đối với một số bài trong phần Quang hình học Vật lí 11 THPT.

- Ở lớp ĐC: GV sử dụng PPDH truyền thống đối với một số bài trong phần Quang hình học Vật lí 11 THPT.

3.3. Tiến hành thực nghiệm

Trong quá trình tiến hành TNSP ở các lớp TN chúng tôi đã tiến hành ghi chép, quan sát HS sau mỗi giờ thực nghiệm và tiến hành kiểm tra tương ứng với giáo án sau mỗi giờ dạy.

3.4. Kết quả thực nghiệm

Đánh giá NLTH của HS bằng cách cho HS đánh dấu vào bảng theo dõi ở lớp ĐC và TN như sau: Ở mỗi tiết học, chúng tôi quan sát giờ học đánh giá các tiêu chí sau: Tự lập kế hoạch học tập, tự điều chỉnh và thực hiện kế hoach; tự thu thập thông tin; tự xử lí thơng tin; tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức; tự kiểm tra đánh giá.

Dựa vào các tiêu chí, mỗi tiêu chí chia ra làm 4 mức độ chỉ báo (Mức 1, 2, 3, 4 tương ứng điểm là 1, 2, 3, 4) từng HS ứng với từng tiêu chí, kết quả như sau:

Nhóm Số HS Mức độ NLTH của HS Tốt Khá Trung bình Yếu TN 90 7 16 35 32 7,8% 17,7% 38,9% 35,6% ĐC 9 3 0 7 25 61 0 7,5% 26,9% 65,6% Từ bảng mức độ NLTH cho thấy, NLTH của HS ở nhóm TN cao hơn so với nhóm ĐC. Do đó, có thể nói, quy trình tổ chức dạy học đề xuất ở trên là hợp lí và hiệu quả. Bên cạnh đánh giá NLTH của HS, chúng tôi cũng tiến hành so sánh và đánh giá một cách cụ thể hơn về mức độ hiểu bài cũng như khả năng vận dụng kiến thức của HS để giải quyết các vấn đề cụ thể bằng cách cho HS ở nhóm ĐC và TN làm một bài kiểm tra. Kết quả thu được như sau:

Nhóm Số HS

Số HS đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 90 0 0 3 5 8 14 22 17 11 7 3 ĐC 93 0 3 6 10 14 21 16 11 7 4 1

Sử dụng thống kê tốn học, chúng tơi đã lập các bảng phân phối tấn suất, bảng phân loại theo học lực của HS ở hai nhóm. Từ các kết quả trên, tính tốn các tham số thống kê như sau:

Nhóm Số HS X (Trung bỉnh) 2 S (Phương sai) S (Độ lệch chuẩn) V(%) (Hs biến thiên) M (Sai số tiêu chuẩn) X=X m TN 90 6,17 3,47 1,86 30,15 0,02 6,170,02 ĐC 93 5,17 3,97 1,93 37,33 0,02 5,170,02

Dựa vào các thơng số tính tốn ở trên, có thể rút ra nhận xét sau: Điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC; Độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ, chứng tỏ mức độ phân tán của điểm số quanh giá trị trung bình X nhỏ, do đó giá trị trung bình có độ tin cậy cao. STN<SĐC và VTN<VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC. Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm rất nhiều so với nhóm ĐC. Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm Tn cao hơn nhóm ĐC. Điều này cho thấy, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.

- Tính khoa học: Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng một cách chính xác thuật ngữ khoa học, được trình bày, lí giải rõ ràng, hệ thống phù hợp lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy Vật lí nói riêng đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông, sử dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

- Tính mới:

+ Đã đề xuất được biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh theo B-Learning và quy trình thực hiện những biện pháp đó.

+ Thiết kế được tiến trình tổ chức dạy học một số bài phần Quang hình học Vật lý 11 theo B- Learning, phát huy phẩm chất năng lực của học sinh.

- Tính hiệu quả:

+ Giúp học sinh phát triển được kĩ năng sống, phát được năng lực cá nhân, có hứng

thú học tập...

+ Giáo viên sẽ phát huy tối đã năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và những

tích lũy về đổi mới phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực học sinh một cách chính xác.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, để tự học đạt hiệu quả, việc bồi dưỡng NLTH là yêu cầu hết sức cần thiết. Việc sử dụng B- Learning để bồi dưỡng NLTH cho HS mang lại nhiều lợi ích khơng những cho HS mà đối với cả GV. Nếu hệ thống B-Learning được thiết kế khoa học, hợp lí sẽ giúp HS có thể tự học qua mạng một phần và học giáp mặt một phần giúp người học khơng cịn bị ràng buộc về một kế hoạch cứng nhắc, mà có thời gian để suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề, phát hiện ra cái mới, giúp người học phát triển tư duy độc lập, phê phán và sáng tạo. Khi NLTH của HS được cải thiện thì việc tự học trở nên dễ dàng hơn, khi đó giúp HS tìm ra “chiếc chìa khóa vàng” để “mở kho tàng kiến thức vô tận” của nhân loại.

2. Ý nghĩa của đề tài

Với đề tài này, khi thực hiện các phương pháp dạy học đã nêu, giáo viên sẽ phát huy tối đã năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ sư phạm và những tích lũy về đổi mới phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, biết cách tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận chương trình theo tinh thần mới, giáo viên khơng cịn là người truyền thụ kiến thức một chiều. Bên cạnh đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực học sinh một cách chính xác. Đồng thời góp phần nâng cao lịng u nghề, yêu người cho giáo viên.

Với học sinh, kĩ năng sống của các em được nâng lên một cách rõ rệt. Bên cạnh đó, các em được phát huy tối đa các năng lực của bản thân; thấy hứng thú với bài học, biết đưa văn chương trở về với đời sống, biết biết hướng tới các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết lên tiếng và chối từ các điều chưa đẹp, trau dồi kĩ năng nói và viết…

3. Phạm vi áp dụng

Q trình thực hiện đề tài, chúng tơi đã tiến hành thực nghiệm thành công tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 và một số trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An trong năm học 2021- 2022. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi khẳng định những biện pháp đưa ra trong đề tài có thể áp dụng dễ dàng trong dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 tại các trường THPT hiện nay nhằm phát huy tốt năng lực tự học học sinh.

4. Kiến nghị

Để việc áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được hiệu quả cao khi vận dụng vào thực tiễn cần:

- Đối với GV: Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trong đó chú ý bồi bưỡng cho GV về cách thức xây dựng và thiết kế các quy trình DH theo hướng phát triển NLTH cho HS theo B- Learning. GV là người tổ chức hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động học tập như: ôn tập kiến thức cũ, xây dựng kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn… GV cần xây dựng nhiều nội dung hay và mới để đưa vào hệ thống B- Learning tạo điều kiện cho Hs nhiều cơ hội làm và thảo luận nhiều hơn.

- Đối với HS: Cần chú trọng rèn luyện những phương pháp để biết cách đọc SGK, các tài liệu học tập, biết cách ôn lại những kiến thức cũ, biết cách suy luận để tìm tịi và phát hiện kiến thức mới,.. rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh… để dần hình thành và phát triển năng lực của bản thân. Chú trọng phát triển năng lực đánh giá lẫn nhau để có thể phê phán, tìm được ngun nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót. Bêm cạnh đó, học sinh cần phải tự tìm tịi và nghiên cứu về cơng nghệ thơng tin để phục vụ cho việc học tập tốt hơn.

- Đối với nhà trường: cần tăng cường đầu tư trang thiết bị học đồng bộ và hiện đại như máy vi tính, mạng internet, phịng học bộ mơn để tạo điều kiện tốt nhất để giờ dạy của GV được sinh động, lơi cuốn HS hơn. Khuyến khích, động viên GV dạy học theo B- Learning để phát triển NL cho HS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 (2013), Nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi

mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội.

[2]. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88/2014/QH13

[3]. Đàm Thúy Biên (2016), “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

cho HS trong dạy học tích hợp phần kim loại hóa học 12”, Luận văn thạc sĩ, Trường

ĐHSP Hà Nội.

[4]. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (chủ biên), Nguyễn Xuân Chi- Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân- Đoàn Duy Hinh (2010), Sách giáo khoa Vật lí 11, NXB Giáo dục

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, Hà Nội.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương [7]. Nguyễn Gia Cầu (2016), “Về việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”, Tạp chí Giáo dục, ISSN 2354-0753, Số 390.

[8]. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt hiệu quả, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[9]. Tô Nguyên Cương (2012), “Dạy học kết hợp - một hình thức tổ chức dạy học tất yếu của một nền giáo dục dạy học hiện đại”, Tạp chí Giáo dục, ISSN 2354-0753, Số 283, Tr. 27-28.

[10]. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2018), Tài liệu tập huấn thiết kế dạy học hỗn hợp trong nhà trường, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH

Trường:……………………………………………………………………………… Lớp:…………………………………………………................................................. Họ và tên: ……………………………………………………………………………

Sau đây là một số câu hỏi và phương án trả lời kèm teo, các em hãy đánh vào dấu X vào ơ mà mình chọn

Câu 1: Thầy (cơ) có giao nhiệm vụ học tập ở nhà hay khơng?

 Có  Khơng

Câu 2: Thầy (cơ) có giao nhiệm vụ học tập ở nhà với hình thức nào?

 Giao bài tập về nhà

 Học bài cũ

 Soạn bài trước khi lên lớp  Ý kiến khác:

……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

Câu 3: Thầy (cơ) có thường xun kiểm tra nhiệm vụ học tập ở nhà của em hay

không?

 Có  Không

Câu 4: Các em thường làm gì vào thời gian rãnh? Mức độ Nội dung Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Chưa bao giờ Làm bài tập về nhà

Đọc sách và tài liệu tham khảo

Tìm kiếm thơng tin trên internet

Xem tivi, nghe nhạc Online, chát tán gẫu với bạn

Chơi game Ngủ

Đi chơi Vào thư viện

Câu 5: Lượng thời gian em dành cho việc học ở nhà là bao lâu? Chỉ học khi có sự nhắc nhở < 1 giờ/ngày 12 giờ/ngày 23 giờ/ngày 35 giờ/ngày >5 giờ/ngày

Câu 6: Theo em việc xây dựng kế hoạch cho việc tự học có cần thiết khơng?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thường  Không cần thiết

Câu 7: Em có thường xây dựng kế hoạch cho việc tự học cho mình hay khơng?

 Rất thường xuyên  Thường xuyên  Rất ít khi  Không bao giờ

Câu 8: Theo em tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập có cần thiết khơng?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thường  Không cần thiết

Câu 9: Em có sử dụng mạng xã hội khơng?

 Có  Khơng

Câu 10: Em có tham gia nhóm học tập nào trên mạng xã hội khơng?

 Có  Không

Câu 11: Em có thường xun tương tác trong nhóm khơng?

 Rất thường xuyên  Thường xuyên  Rất ít khi  Không bao giờ

Câu 12: Có nhóm học tập nào trên mạng xã hội do GV trong trường tạo ra không?

 Có  Không

Câu 13: Tự đánh giá một số kỹ năng tự học của bản thân em Mức độ

Nội dung Tốt Khá

Trung

bình Yếu

Thu thập thơng tin Xử lý thông tin Vận dụng kiến thức

Tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập Lập kế hoạch, điều chỉnh và thực hiện kế hoạch học tập

Ý thức, thái độ trong quá trình tự học Thực hiện công việc được giao

PHỤ LỤC 2: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN

Xin q thầy (cơ) vui lịng cung cấp một số thông tin sau:

- Trường: …………………………………………………………………….

Để chúng tơi có cơ sở nghiên cứu đề tài : Phát triển năng lực tự học cho học

sinh trong dạy học phần "Quang hình học" Vật lý 11 THPT theo mơ hình B- Learning.

Xin q thầy (cơ) vui lịng đọc kỹ phiếu điều tra và đánh dấu x vào ô mà quý thầy (cơ) cho là hợp lí nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Theo thầy (cô), trong dạy học thường quan tâm đến điều nào sau dây?

Trang bị nội dung kiên thức học sinh

Hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh

Cả trang bị nội dung kiên thức và hình thành năng lực cho học sinh.

Câu 2: Theo thầy (cơ), có cần thiết phải bồi dưỡng NLTH cho HS trong dạy học

Vật lí khơng?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Bình thường  Không cần thiết

Câu 3: Thầy (cơ) thường sử dụng hình thức nào trong dạy học vật lí để kiểm tra việc

tự học của HS?

 Giao bài tập về nhà và kiểm tra  Kiểm tra bài cũ

 Soạn bài trước  Ý kiến khác

……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

Câu 4: Thầy (cơ) có thường sử dụng mạng xã hội trong dạy học Vật lý không?

Không bao giờ Thỉnh thoảng Tùy từng bài Bài nào cũng sử dụng

Câu 5: Thầy (cô) thường sử dụng mạng xã hội vào dạy học trong trường hợp nào?

Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới Củng cố kiến thức

Câu 6: Khi sử dụng mạng xã hội để phát triển NLTH của HS, thầy (cơ) gặp những

khó khăn nào?

……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

Câu 7: Để có thể sử dụng có hiệu quả mạng xã hội phát triển NLTH của HS, thầy

(cơ) có kiến nghị gì?

PHỤ LỤC 3: PHIẾU HỌC TẬP - Lớp:

- Nhóm/Cá nhân:……………………………………………….

Câu 1: Số bội giác xác định

0 0 tan tan G       ; trong đó:

A. là góc trơng ảnh qua kính, 0là góc trơng vật có giá trị lớn nhất.

B. 0là góc trơng ảnh qua kính,  là góc trơng vật có giá trị lớn nhất.

C. 0là góc trơng ảnh qua kính ở cực cận,  là góc trơng vật có giá trị lớn nhất.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần quang hình học vật lý 11 THPT theo mô hình b learning (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)