Trường độ của nốt nhạc

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM âm NHẠC NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ học vật lý của học SINH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học PHẦN SÓNG âm vật lý 12 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 27 - 28)

- Tìm hiểu về dây đàn

b. Trường độ của nốt nhạc

Trường độ là giá trị thời gian của âm thanh. Về mặt vật lý, trường độ đo thời gian phát ra giao động của nguồn âm thanh quyết định. Trong âm nhạc, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạng khác nhau, ta gọi là nốt hình.

Nốt nhạc có hai bộ phận:

– Thân nốt nhạc là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Phần này để xác định vị trí cao độ của âm thanh.

– Đuôi và dấu móc của nốt nhạc: Đuôi nốt nhạc là một vạch thẳng đứng, phần này để xác định độ dài khác nhau của âm thanh, đuôinốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc luôn nằm ở bên phải của đuôi nốt.

Hình nốt và giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt:

Mối tương quan trường độ giữa chúng là: nốt đứng trước có giá trị gấp đôi nốt đứng sau.

Độ dài của các nốt không có giá trị thời gian quy định sẵn. Vì vậy, nốt nhạc chỉ biểu hiện mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ chuyển động. Trong trường hợp có tốc đô chuyển động khác nhau, giá trị thời gian thực tế của các nốt nhạc không theo đúng tương quan bình thường giữa chúng với nhau nữa. Không có giá trị tuyệt đối về thời gian, đó là tính tương đối của các giá trị độ dài.

2.2.3. Tìm hiểu sự phụ thuộc giữa độ cao của âm và tần số dao động

Việc nắm được quy luật tần số của các nốt nhạc là yếu tố quan trọng nhất để nhóm có thể chế tạo thành công nhạc cụ. vì vậy cần tìm hiểu quy luật của chúng từ đó tính toán chính xác tần số các nốt định chế tạo để tạo ra âm thanh chuẩn theo đúng quy luật đó.

Giữa hai nốt nhạc cách nhau một quãng tám thì tần số của nốt cao gấp 2 lần tần số của nốt thấp.

Giả sử tần số nốt “Đô” là f0 thì tần số của nốt “Đô” tiếp theo là 2f0 Khi đó tần số của các nốt đầy đủ trong một quãng đó là :

Nốt nhạc : Đô Đ# Rê R# Mi Fa F# Sol S# La La# Si Đô … Tần số f0 f1 f2 f3 f4 f5 f6 f7 f8 f9 f10 f11 f12

Tần số các nốt tuân theo hệ thức sau:

Và nếu ta biết f0 thì có thể tính tần số các nốt còn lại theo công thức :

2.2.4. Quy trình để học sinh chế tạo “ Đĩa nhạc Vật lý”

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM âm NHẠC NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ học vật lý của học SINH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học PHẦN SÓNG âm vật lý 12 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 27 - 28)