Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các tiết học Vật lý 12.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM âm NHẠC NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ học vật lý của học SINH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học PHẦN SÓNG âm vật lý 12 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 33 - 37)

- Tìm hiểu về dây đàn

c. Đánh giá về sản phẩm

2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các tiết học Vật lý 12.

Chủ đề: Tìm hiểu các loại nhạc cụ trên phương diện tạo cao độ của nốt nhạc Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐTN:

Trong thực tế giảng dạy nhiều năm phần sóng âm và cụ thể hơn là bài 10 và bài 11 trong chương Vật lý 12, Học sinh thường có hứng thú hơn so với những bài học khác bởi trong bài này các em được tiếp cận với lĩnh vực mà các em yêu thích đó là âm nhạc, những kiến thức vật lý liên quan đến âm nhạc thì các em tiếp thu một cách chủ động hơn, dễ dàng hơn bởi đó là niềm say mê của nhiều người.

Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục đối với các bài học này là HS phải nắm vững ba đặc trưng vật lý của âm và ba đặc trưng sinh lý gắn liền với các đặc trưng vật lý đó, vì vậy việc tổ chức hoạt động trải nghiệm để giúp các em chủ động tiếp cận với kiến thức, từ đó vận dụng những kiến thức mình học được vào cuộc sống là một điều rất cần thiết, và cũng dễ thực hiện vì nó rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em.

- Đối tượng thực hiện là học sinh lớp 12A2 và 12A3 trường THPT Nguyễn Cảnh Chân năm học 2021-2022

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động:

Tổ chức “trò chơi âm nhạc” với chủ đề: Tìm hiểu các loại nhạc cụ trên phương diện tạo ra cao độ của nốt nhạc.

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động: - Về kiến thức:

+ Sau khi tham gia trò chơi các em nắm vững hơn kiến thức vật lý đã được học trong phần sóng âm vật lý 12.

động như thế nào

+ Nắm được các bộ phận của nhạc cụ tạo nên cao độ của nốt nhạc, và các yếu tố ảnh hưởng đến cao độ nốt nhạc.

- Về kỹ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm trên internet, kỹ năng sử dụng điện thoại một cách hợp lý nhất phục vụ cho việc học tập

+ Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.

+ Rèn luyện kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình trước đám đông - Về thái độ và định hướng giá trị:

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập, trong nghiên cứu khoa học + Có tinh thần đoàn kết, chia sẻ với bạn bè, tinh thần làm việc nhóm

+ Các em có thêm tình yêu đối với môn học vật lý bởi những ứng dụng quen thuộc trong cuộc sống

Bước 4: Nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động:

-Lớp học được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 trưởng nhóm và 1 thư ký để ghi lại những nội dung tìm hiểu được theo yêu cầu của giáo viên đưa ra.

- Các thành viên trong nhóm được phép sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm trên internet hoặc bằng những hiểu biết sẵn có của mình để hoàn thành các yêu cầu giáo viên đưa ra.

- Sau khi hoàn thành thì lần lượt các nhóm cử một đại diện trình bày kết quả đạt được, các thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung nếu thấy bạn trình bày chưa dầy đủ.

- Các nhóm còn lại nghe và cho ý kiến phản biện, chất vấn, góp ý....

- Sau khi các nhóm hoàn thành việc trình bày thì tiến hành chấm điểm, mỗi nhóm sẽ cho điểm 3 nhóm còn lại. Nhóm cao điểm nhất là nhóm chiến thắng và giành được phần quả của giáo viên đã chuẩn bị sẵn; Nhóm ít điểm nhất là nhóm thua cuộc phải chịu hình phạt là hát tập thể 1 bài hát tặng giáo viên và cả lớp.

Bước 5: Lập kế hoạch:

- Thời gian thực hiện: Tuần 10 của năm học 2021-2022 ( sau tiết 19 theo phân phối chương trình Vật lý 12 ban cơ bản mà nhóm chuyên môn đã xây dựng). Thời lượng 45 phút.

- Đối tượng thực hiện tại 2 lớp 12A2 và 12A3

- Giáo viên chuẩn bị: Sưu tầm các hình ảnh về các loại nhạc cụ, các bộ phận, nắm rõ ý nghĩa từng bộ phận trong nhạc cụ đó, thiết kế thành các file trình chiếu trên Smart TV; Chuẩn bị quà tặng cho nhóm đạt giải

+ Giáo viên tìm hiểu về nhạc lý cơ bản để giúp học sinh hiểu thêm về âm nhạc

+ Giáo viên chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, các yêu cầu đề ra cho học sinh thực hiện để các em tìm hiểu.

- Học sinh chuẩn bị:

+ Ôn tập lại kiến thức đã được học về sóng âm

+ Chuẩn bị điện thoại thông minh có kết nối internet để có thể tìm kiếm trên mạng, hoặc ghi chép, tính toán, trao đổi thông tin.

+ Mỗi nhóm chuẩn bị 3 tờ giấy A3 và bút lông để viết lên giấy A3; một vài cục nam châm để gắn giấy lên bảng khi trình bày.

+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ giao lưu giữa các nhóm

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động:

- Giáo viên ổn định tổ chức, phân lớp thành 4 nhóm, đề cử nhóm trưởng các nhóm; nhóm trưởng đề bạt thư ký của nhóm

- Nêu các quy định về tổ chức “trò chơi âm nhạc” với mục đích tìm hiểu các loại nhạc cụ trên phương diện tạo ra cao độ của nốt nhạc.

“Trò chơi âm nhạc” gồm 3 phần:

Phần 1: Phần khởi động: Giáo viên hoặc học sinh sẽ hát một số câu hát (5 câu), yêu cầu các nhóm tìm ra âm cao nhất và thấp nhất trong câu hát đó. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm

VD: 1 câu trong bài Quốc ca “ Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc” Theo bản nhạc đọc các nốt như sau “ Rê, Mi, Rê Sol, Sol / La, Sol, Si, Si” như vậy nốt cao nhất là nốt “Si” tương ứng với từ “cứu” và từ “ quốc”; nốt thấp nhất là nốt “Rê” tương ứng với từ “ Đoàn” và từ “Việt”

Phần 2: Phần kiến thức: Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hiện các phần việc sau đây, trình bày vào giấy A3 và cử người thuyết trình sản phẩm:

Hãy kể tên các loại nhạc cụ mà em biết, các nhạc cụ đó được phân loại như thế nào?

Chọn một loại nhạc cụ em yêu thích để phân tích các yếu tố sau: Bộ phận nào trong nhạc cụ đó phát ra âm thanh, bộ phận nào trong nhạc cụ đó làm thay đổi tần số âm phát ra, bộ phận nào có tác dụng cộng hưởng âm.

Các nhóm tiến hành tìm hiểu, thảo luận, tra cứu trên internet để hoàn thành yêu cầu của giáo viên. Sau 5 phút thì các nhóm lần lượt trình bày kết quả.

Các nhóm còn lại tiến hành phỏng vấn, phản biện và bổ sung cho nhóm trình bày và cho điểm theo thang điểm 10.

Kết quả mỗi nhóm là điểm trung bình mà 3 nhóm còn lại đã chấm.

Giáo viên kết luận sau mỗi nhóm trình bày và trình chiếu những sản phẩm mình đã chuẩn bị để phân tích các yếu tố tạo nên cao độ của nốt nhạc trong các loại nhạc cụ Phần 3: Phần tài năng

- Các nhóm trình bày các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị có thể là hát đơn ca, tốp ca, có thể sử dụng các nhạc cụ như đàn, sáo....

- Phần trình bày của các tiết mục được cho điểm theo thang điểm 10, nếu cá nhân biểu diễn thì điểm này vẫn được tính là điểm của nhóm

- Sau khi kết thúc 3 phần thi giáo viên tổng hợp điểm của các nhóm và công bố, trao giải, tổ chức chụp ảnh lưu niêm.

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động:

- Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.

Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.

Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của HS:

- GV lưu toàn bộ các bản trình bày mà các nhóm đã thực hiện trên giấy A3, có thể làm căn cứ để lấy điểm thường xuyên cho cả lớp

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM âm NHẠC NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ học vật lý của học SINH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học PHẦN SÓNG âm vật lý 12 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 33 - 37)