- Tìm hiểu về dây đàn
c. Đánh giá về sản phẩm
PHẦN III KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT.
Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi thu được những kết quả sau:
- Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức các HĐTN nói chung và HĐTN trong Vật lý nói riêng.
- Xây dựng thành công các HĐTN âm nhạc gắn liền với Vật lý tạo nên sự mới mẻ trong việc tiếp cận kiến thức của học sinh, học sinh có thêm nhiều hứng thú đối với bộ môn Vật lý vốn được coi là khó trong các môn học.
- Tổ chức hoạt động nhóm và đã tạo ra một sản phẩm mang tên “ Đĩa nhạc vật lý” tham gia dự thi sáng tạo KHKT cấp Tỉnh đạt giải ba và được các cơ quan truyền thông báo chí quan tâm chia sẻ.
- Một số hình thức tổ chức HĐTN cũng đã được áp dụng tại các lớp 12A2 và 12A3 thu được những thành công nhất định, được các động nghiệp trong nhóm chuyên môn ghi nhận và áp dụng đề tài tại các lớp khác trong trường.
Kiến nghị, đề xuất:
Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu và các kết quả mà đề tài đạt được. Để thực hiện giải pháp: Nâng cao hiệu quả, chất lượng đối với công tác giáo dục trải nghiệm cần tập trung những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh HS, HS, các thành viên trong nhà trường và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm; Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm; Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi đoàn GV, trong việc tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS: Khuyến khích, các tổ chức Đoàn thành lập mô hình các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ sở thích, qua đó giúp HS phát huy năng khiếu và đam mê của mình. Giúp HS có cơ hội khám phá và phát triển năng lực bản thân, được tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử, những nét đẹp của quê hương, đất nước, con người, qua đó các em được bồi đắp lối sống có trách nhiệm, được rèn luyện các năng lực, phẩm chất tiềm ẩn.
Thứ hai, nhà trường phải hướng dẫn Giáo viên xây dựng kế hoạch có sự tham gia của học sinh và ý kiến đóng góp của CMHS, có sự thống nhất chỉ đạo chung của nhà trường. Khuyến khích giáo viên có các hình thức tổ chức sáng tạo, khám phá, tương tác, phân hóa đối tượng… và sử dụng các phương pháp dạy học huy động 100% học sinh tham gia, khơi gợi các em suy nghĩ về những trải nghiệm, phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, …
Thứ ba, cán bộ quản lý và giáo viên có kế hoạch tuyên truyền vào đầu năm học, phân tích rõ những ích lợi khi học sinh tham gia trải nghiệm theo chủ đề. Phối hợp với các bộ phận, địa phương chặt chẽ, lập kế hoạch cụ thể, chi tiết đầy đủ về thời gian, địa điểm, đặc biệt là kinh phí. Có sự thảo luận thống nhất rõ ràng với các bộ phận, đặc biệt là CMHS. Kêu gọi sự đồng thuận từ phía CMHS hỗ trợ đối với những trường hợp đặc biệt khó khăn. Huy động nhà hảo tâm, mở cơ chế cho CMHS góp sức người, sức của trên tinh thần tự nguyện. Chú ý tính vừa sức, phù hợp với tình hình địa phương. Quản lý thu chi chặt chẽ.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn HĐTN do giáo viên tổ chức trong khuôn viên nhà trường hoặc khuôn viên ngoài nhà trường từ khâu soạn giáo án đến khâu tổ chức hoạt động đánh giá. Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm, nội dung tinh gọn, tránh rườm rà, cồng kềnh hồ sơ; nhất quán trong đánh giá; cách ghi chép học bạ phải cụ thể, mô tả được năng lực của từng cá nhân học sinh.