Thực trạng quản lý điều kiện dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học phú xá thành phố thái nguyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh​ (Trang 69)

Nội dung Mức độ Điểm trung bình Rất thường xuyên (4 đ) Thường xuyên (3 đ) Thỉnh thoảng (2 đ) Không bao giờ (1 đ) Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị

dạy học. 28 14 0 0 3,67

Quản lý công tác hành chính-

quản trị. 25 17 0 0 3,6

Quản lý công tác xã hội hóa

giáo dục. 27 15 0 0 3,64

Các yếu tố mang tính chất là điều kiện của hoạt động dạy học đã được Ban giám hiệu trường Tiểu học Phú Xá quản lý một cách chặt chẽ, thường xuyên và đạt được nhiều hiệu quả đáng kể đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều cơ quan đoàn thể trên cùng địa bàn và đặc biệt là sự quan tâm của phụ huynh.

Quản lý công tác hành chính- quản trị. (X = 3,6)

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục. (X = 3,64) 2.4.2.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá

Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá của Tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Phú Xá - thành phố Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.17: Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá của Tổ chuyên môn

ở trƣờng Tiểu học Phú Xá - thành phố Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh

Nội dung Mức độ thƣờng xuyên Điểm trung bình Mức độ chất lƣợng Điểm trung bình Rất thường xuyên (4 đ) Thường xuyên (3 đ) Thỉnh thoảng (2 đ) Không bao giờ (1 đ) Tốt (4đ) Khá (3đ) Trung bình (2đ) Yếu (1đ) Tổ chức nghiên cứu, học tập quy chế đánh giá xếp loại HS của Bộ GD & ĐT

16 21 5 0 3,26 17 23 2 0 3,36

Chỉ đạo các tổ chuyên môn thống nhất cấu trúc đề kiểm tra định kỳ

15 23 4 0 3,26 15 24 3 0 3,28

Chỉ đạo việc biên soạn đề,

xây dựng ngân hàng đề 17 24 1 0 3,38 16 24 2 0 3,33

Chỉ đạo quản lý kiểm tra

học kỳ 16 24 2 0 3,33 17 24 1 0 3,38

Tổ chức kiểm tra túi lưu bài kiểm tra túi lưu bài kiểm tra của HS và chấm xác suất

14 24 4 0 3,24 15 23 4 0 3,26

Qua những số liệu thể hiện ở bảng 2.17 có thể thấy các hoạt động của TCM trường Tiểu học Phú Xá nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh đã được diễn ra thường xuyên nhưng hiệu quả đạt được chưa thực sự cao, chủ yếu ở mức độ khá.

Việc tổ chức nghiên cứu, học tập quy chế đánh giá xếp loại HS của Bộ GD & ĐT được đánh giá với điểm trung bình X = 3,26, Y=3,36. Đây là một hoạt động vô

cùng quan trọng giúp GV nắm bắt một cách phổ biến, chính xác và thống nhất về các quy định, quy chế mới trong công tác kiểm tra đánh giá HS. Nhưng hoạt động này lại chưa được diễn ra liên tục nên dẫn đến hiệu quả chưa cao và khiến cho GV còn lúng túng, mơ hồ trong việc thực hiện đổi mới đánh giá HS tiểu học.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn thống nhất cấu trúc đề kiểm tra định kỳ (X = 3,24, Y=3,28)

Chỉ đạo việc biên soạn đề, xây dựng ngân hàng đề cao (X = 3,38, Y=3,33)

Chỉ đạo quản lý kiểm tra học kỳ cao (X = 3,33 Y=3,38)

Việc tổ chức kiểm tra túi lưu bài kiểm tra túi lưu bài kiểm tra của HS và chấm xác suất cũng còn hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao (X = 3,24, Y=3,26)

Dự giờ đột xuất một số GV (X = 3,36, Y=3,33). Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học trong nhà trường,, giúp cho CBQL nắm bắt được một cách thức tế nhất, khách quan nhất về thực trạng dạy và học.

Biểu đồ 2.4 : Thực trạng công tác tổ chức hoạt động Tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Phú Xá- thành phố Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh

2.4.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động của Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả hoạt động của HS, đề tài sử dụng câu hỏi 9 (phụ lục 1) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.18: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động của Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh

Đối tượng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % CBQL (5 người) 3 60 2 40 0 0 0 0 GV (37 người) 23 62,2 13 35,1 1 2,7 0 0 Tổng (42 người) 26 61,9 15 35,7 1 2,4 0 0

Từ những số liệu thể hiện ở bảng 2.18 có thể thấy công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh được CBQL và GV trường Tiểu học Phú Xá đánh giá khá cao. Cụ thể: 3/5 CBQL đánh giá mức độ tốt, 2/5 CBQL lựa chọn mức độ khá. Với đối tượng GV có 62,2% GV cho rằng việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường Tiểu học Phú Xá đạt mức độ tốt, 35,1% GV lựa chọn mức độ khá, bên cạnh đó còn 1 GV (tương đương 2,4% GV) lựa chọn mức độ trung bình.

Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp GV lựa chọn mức độ trung bình và nhận được ý kiến như sau: công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của Tổ chuyên môn được diễn ra khá thường xuyên cả kiểm tra bất chợt và kiểm tra định kì, nhưng việc kiểm tra đánh giá hoạt động TCM gắn với việc đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học sinh thì chưa được thực hiện cụ thể, rõ ràng. Còn mang tính chung chung.

Biểu đồ 2.5: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động của Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh

2.4.4. Thực trạng quản lý công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua khen thưởng có vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động TCM vì nó góp phần khuyến khích và tạo động lực thúc đẩy ý thức tích cực hoạt động giữa các TCM và các thành viên trong tổ. Thực trạng về công tác thi đua, khen thưởng của trường Tiểu học Phú Xá được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.19: Thực trạng về công tác thi đua, khen thƣởng

Đối tƣợng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % CBQL (5 người) 4 80 1 20 0 0 0 0 GV (37 người) 29 78,4 8 21,6 0 0 0 0 Tổng (42 người) 33 78,6 9 21,4 0 0 0 0

Từ số liệu ở bảng 2.19 có thể thấy công tác thi đua khen thưởng về hoạt động TCM ở trường Tiểu học Phú Xá - thành phố Thái Nguyên được đánh giá khá cao. Cụ thể : 78,6% CBGV đánh giá mức độ tốt, 21,4 % CBGV đánh giá mức độ khá, không có CBGV nào đánh giá ở mức trung bình và yếu.

Cô Vũ Thị Phương (Chủ tịch Công Đoàn trường Tiểu học Phú Xá) cho biết trong mỗi tháng, mỗi quý, dịp ngày lễ lớn nhà trường luôn phát động những phong trào thi đua dạy tốt ở GV và các phong trào thi đua giữa các TCM và các

GV trong từng tổ và sau mỗi phong trào thi đua nhà trường tổng kết, đánh giá một cách công khai, đồng thời biểu dương, trao thưởng với những GV, những TCM có thành tích tốt.

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trƣờng Tiểu học Phú Xá- thành mới đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trƣờng Tiểu học Phú Xá- thành phố Thái Nguyên

2.5.1. Mặt mạnh

- Đội ngũ CBQL và GV của nhà trường đảm bảo về số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao, số lượng GV giỏi tăng, đội ngũ tổ trưởng TCM đều là Đảng viên, có trình độ trên chuẩn và từng là GV dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh nhiều năm liền.

- Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao và có nhiều thành tích, nhiều học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh .

- Đa số đội ngũ CBQL và GV đều có nhận thức đúng đắn, tích cực về tầm quan trọng của hoạt động TCM trong nhà trường.

- Các TCM đã thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ 2 lần/ tháng. Nội dung sinh hoạt có sự đổi mới, mang tính thiết thực hơn và giảm tính hình thức.

- Nhà trường đã xây dựng được một cách cụ thể kế hoạch hoạt động của TCM ngay từ đầu năm học gắn với yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh.

- Nhà trường đã thực hiện theo quy định về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh Tiểu học do Bộ GD & ĐT quy định.

2.5.2. Mặt yếu

Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá HS ở trường Tiểu học Phú Xá còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Việc sinh hoạt TCM được thực hiện thường xuyên nhưng nội dung sinh hoạt còn đơn điệu.

- CBQL chưa tận dụng được hết nguồn lực sẵn có.

- Một số GV đã nhiều năm kinh nghiệm còn chậm trong việc cập nhất và đổi mới phương pháp dạy học cũng như đổi mới trong cách đánh giá HS.

- Công tác tổ chức phổ biến về các quy định mới về kiểm tra đánh giá HS còn chưa được tổ chức thường xuyên và chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

- Công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV về đánh giá HS Tiểu học bằng nhận xét cũng chưa phát huy được hiệu quả dẫn đến tình trạng lúng túng của GV trong việc đánh giá HS bằng hình thức mới này.

- Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động TCM còn mang tính hình thức, sơ sài.

2.5.3. Nguyên nhân

- Các biện pháp quản lý hoạt động TCM nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh còn thiếu tính đồng bộ, một số tổ trưởng TCM còn hạn chế về năng lực quản lý.

- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều hạn chế và khó khăn, tuy đã được đầu tư nhưng một số thiết bị chưa đảm bảo tính đồng bộ nên hiệu quả sử dụng còn thấp

- Một số GV còn chậm về đổi mới PPDH, chưa hướng dẫn và lôi cuốn được HS. - Nhận thức và quan điểm của CBQL, GV cũng như phụ huynh về yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (Thông Tư 30) còn chưa có sự thống nhất và vẫn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều, chưa kịp thích nghi với những quy định mới về đánh giá học sinh Tiểu học.

Kết luận chƣơng 2

Qua việc tìm hiểu, điều tra khảo sát thực trạng có thể thấy công tác quản lý hoạt động của TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá HS ở trường Tiểu học Phú Xá - thành phố Thái Nguyên đã được diễn ra khá tốt.

Hầu hết CBQL và GV đều có nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động TCM trong nhà trường.

Các hoạt động sinh hoạt TCM đã được diễn ra thường xuyên và đạt hiệu quả cao. Nhưng chưa thực sự chú trọng đến nội dung về yêu cầu đổi mới trong công tác đánh giá HS tiểu học.

Việc thực hiện các yêu cầu về đổi mới đánh giá HS tiêu học đã được GV thực hiện nhưng chưa thực sự đồng bộ và triệt để. Một số GV vẫn còn chậm trong việc đổi mới và chưa có ối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong công tác đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Công tác quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được thực hiên nhưng chưa phát huy được hết hiệu quả, còn thiếu tính đồng bộ và thường xuyên.

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM và công tác thi đua khen thưởng trong trường tiểu học Phú Xá còn chưa thực sự đạt hiệu quả

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRƢỜNG TIỂU HỌC PHÚ XÁ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM của trường Tiểu học Phú Xá nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh, đề tài cần bám sát nguyên tắc này để các biện pháp được đưa ra có đầy đủ cơ sở pháp lý khi thực hiện, đảm bảo các yêu cầu, các quy định của pháp luật.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Việc đề xuất các biện pháp quản lý phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý hoạt động TCM: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện công việc, kiểm tra đánh giá chất lượng. Sự đồng bộ trong biện pháp cũng đòi hỏi sự chú ý giữa việc quản lý hoạt động, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả chất lượng quản lý TCM mới đạt hiệu quả cao.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi

Việc đề xuất các biện pháp nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế cho phép của nhà trường. Biện pháp quản lý đề xuất phải khắc phục được các mặt chưa làm được, các mặt còn hạn chế hiện nay trong khâu quản lý hoạt động TCM trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh.

Các biện pháp quản lý hoạt động TCM trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh ở trưởng Tiểu học Phú Xá phải xuất phát từ thực tiễn vì: Chỉ khi nào nghiên cứu, đánh giá đầy đủ ưu, nhược điểm thực tế quản lý hoạt động TCM một cách toàn diện, chính xác, chúng ta mới có thể đưa ra những biện pháp phù hợp. Vận dụng được các biện pháp vào thực tiễn nhà trường sẽ góp phần nâng cao được chất lượng quản lý và giáo dục. Từ đó, sẽ giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới đánh giá HS.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của trường Tiểu học Phú Xá, phù hợp trình độ, khả năng của CBQL, GV và HS trong nhà trường. Các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng và mang lại những bước tiến nhất định trong công tác quản lý hoạt động TCM trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh nói riêng và trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trƣởng đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh cán bộ, giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL và GV trường Tiểu học Phú Xá về tầm quan trọng và vai trò của hoạt động TCM trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh nói riêng và trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Việc nâng cao nhận thức cho CBQL và GV trường Tiểu học Phú Xá về tầm quan trọng và vai trò của hoạt động TCM trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học phú xá thành phố thái nguyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)