Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học phú xá thành phố thái nguyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh​ (Trang 95 - 116)

TT CÁC BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ KHẢ THI Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học

26 16 0 2,62 2

2

Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

28 14 0 2,66 1

3

Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới về đánh giá học sinh Tiểu học

20 20 2 2,38 8

4

Đẩy mạnh công tác tập huấn, triển khai thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT

25 17 0 2,59 3

5

Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của giáo viên

24 18 0 2,57 4

6

Chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề trong hoạt động tổ chuyên môn trường theo Thông tư 30/2014//TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học

23 19 0 2,55 5

7

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học

21 21 0 2,5 6

8 Đổi mới công tác thi đua, khen

Nhận xét :

Qua những số liệu thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2 có thể thấy các biện pháp quản lý đề tài đề xuất được đánh giá khá cao.

Về mức độ cần thiết : 100% CBGV trường Tiểu học Phú Xá cho rằng các biện pháp quản lý đề tài đã đề xuất là rất cần thiết và cần thiết với điểm trung bình dao động từ X = 2,55 đến X = 2,76.

Về mức độ khả thi: đa số CBGV trường Tiểu học Phú Xá đều đánh giá cao mức độ khả thi của các biện pháp với điểm trung bình dao động Y= 2,38 đến Y= 2,66.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học. Biện pháp này được đánh giá mức độ cần thiết xếp thứ 4 với X =

2,66 và mức độ khả thi xếp thứ 2 với Y= 2,62. Có thể thấy việc nâng cao nhận thức cho CBGV là vô cùng quan trọng vì nhận thức cho phối hành động và thái độ của mỗi cá nhân khi tham gia hoạt động, có nhận thức đúng đắn thì sẽ có thái độ tích cực và hoạt động hiệu quả.

Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Biện pháp này được đánh giá cao nhất cả về mức độ cần thiết và mức độ khả thi với X =

2,76 Y= 2,66. Có thể thấy tổ trưởng, tổ phó TCM có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá HS.

Biện pháp 3: Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới về đánh giá học sinh Tiểu học . Biện pháp này có mức độ khả thi xếp thứ 6 với X = 2,62 và mức độ khả thi xếp thứ 8 với Y= 2,38.

Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác tập huấn, triển khai thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Biện pháp này có mức độ cần thiết và mức độ khả thi đều xếp thứ 3 với X = 2,69 Y= 2,59. Thực tế cho thấy một phần không nhỏ GV đặc biệt là GV có lâu năm kinh nghiệm công tác còn luống cuống và gặp nhiều khó khăn trong việc

đổi mới cách đánh giá HS vì họ đã quen với cách chấm điểm mà nhận xét trước đây. Chính vì thế công tác bồi dưỡng, tập huấn cho GV triển khai thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được đánh giá cao về mức độ cần thiết. Bên cạnh đó Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở GD cũng rất quan tâm chú trọng đến việc tập huấn cho GV Tiểu học trong vấn đề đổi mới đánh giá HS nên biện pháp này cũng có tính khả thi khá cao.

Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của giáo viên. Biện pháp này có mức độ cần thiết xếp thứ 5 và mức độ khả thi xếp thứ 4 với X = 2,64 Y= 2,57. Có thể thấy có rất nhiều hình thức để kiểm tra đánh giá việc thực hiện 30/2014/TT-BGDĐT của giáo viên như dự giờ, kiểm tra giáo án của GV trước khi lên lớp, thu thập thông tin phản hồi từ phía HS và tổ trưởng TCM...

Biện pháp 6: Chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề trong hoạt động tổ chuyên môn trường theo Thông tư 30/2014//TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học. Biện pháp này có mức độ cần thiết cao, xếp thứ 2 với X = 2,74, nhưng mức độ khả thi lại xếp thứ 5 với Y= 2,55. Có thể thấy việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong hoạt động tổ chuyên môn trường theo Thông tư 30/2014//TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học có thể giúp GV đưa ra những thắc mắc những tình huống hay những khó khăn và cùng các GV trong TCM tìm hướng khắc phục, nâng cao hiệu quả của công tác đổi mới đánh giá HS tiểu học, vì thế biện pháp này được đánh giá cao về mức độ cần thiết. Nhưng bên cạnh đó để tổ chức được buổi sinh hoạt chuyên đề theo hướng nêu trên đòi hỏi Tổ trưởng TCM có trình độ, năng lực tổ chức và năng lực quản lý cao, cần đầu tư xây dựng kế hoạch cụ thể.

Biện pháp 7: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học (X = 2,55 Y= 2,5). Biện pháp này còn gặp nhiều khó khăn vì cần có sự quan

tâm, đầu tư của các lực lượng giáo dục trong toàn xã hội và cần có sự đầu tư lâu dài. Biện pháp 8: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở các tổ chuyên môn. Biên pháp này có mức độ cần thiết và mức độ khả thi đều xếp thứ 7 vớiX = 2,59 Y= 2,45. Do sự hạn chế về tài chính, cơ sở vật chất nên biện pháp này được đánh giá chưa cao về mức độ khả thi.

Bảng 3.3 : Đánh giá về mức độ phù hợp giữa mức độ cần thiết với mức độ khả thi của các biện pháp

CÁC BIỆN PHÁP Điểm mức độ cần thiết Điểm mức độ khả thi Thứ bậc X Thứ bậc Y D D2

1. Nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học

2,66 2,62 4 2 2 4

2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

2,76 2,66 1 1 0 0

3. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới về đánh giá học sinh Tiểu học

2,62 2,38 6 8 -2 4

4. Đẩy mạnh công tác tập huấn, triển khai

thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT 2,69 2,59 3 3 0 0 5. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc

thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của giáo viên

2,64 2,57 5 4 1 1

6. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề trong hoạt động tổ chuyên môn trường theo Thông tư 30/2014//TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học

2,74 2,55 2 5 -3 9

7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học

2,55 2,5 8 6 2 4

8. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở

Để xác định mức độ phù hợp tương quan giữa mức độ thực hiện với độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM của trưởng Tiểu học Phú Xá, Thành phố Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá HS đã đề xuất ở trên, đề tài sử dụng công thức Công thức: 2 2 6 1 ( 1) D r N N Trong đó: r: Hệ số tương quan thứ bậc

D: Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng đem so sánh N: Số đơn vị được nghiên cứu

Với hệ số tương quan r = 0,75 cho phép rút ra kết luận tương quan trên là tương quan thuận, rất chặt chẽ. Có nghĩa là giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất trong đề tài là phù hợp nhau. Như vậy, các biện pháp quản lý được nhận thức cần thiết ở mức độ nào thì khả thi ở mức độ đó.

2.66 2.62 2.76 2.66 2.62 2.38 2.69 2.59 2.64 2.57 2.74 2.55 2.55 2.5 2.59 2.45 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 1 2 3 4 5 6 7 8 Biện pháp đề xuất Đi ểm tru ng b ìn h Cần thiết Khả thi

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Chú thích:

1. Nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học

2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn

3. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới về đánh giá học sinh Tiểu học

4. Đẩy mạnh công tác tập huấn, triển khai thực hiện Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT

5. Tăng cường kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT của giáo viên

6. Tăng cường chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề trong hoạt động tổ chuyên môn trường theo Thông tư 30/2014//TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học

7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học

Kết luận chƣơng 3

Xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh ở Trường Tiểu học Phú Xá, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý sau:

1. Nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học.

2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động tổ chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

3. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới về đánh giá học sinh Tiểu học.

4. Đẩy mạnh công tác tập huấn, triển khai thực hiện Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT.

5. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT của giáo viên.

6. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề trong hoạt động tổ chuyên môn trường theo Thông tư 30/2014//TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học.

7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học.

8. Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở các tổ chuyên môn.

Bằng việc xin ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Các biện pháp quản lý đề xuất trên đều có tính cần thiết và khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa về lý luận khoa học quản lý giáo dục, luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận công tác quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Trong luận văn này, chúng tôi đã phân tích những khái niệm cơ bản về công tác quản lý, về hoạt động TCM, về đánh giá giáo dục. Về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của hoạt động TCM và yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học ở nhà trường hiện nay, và các nội dung cụ thể trong công tác quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học góp phần vận dụng khoa học quản lý, giáo dục vào thực tiễn.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, đề tài đã khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học . Có thể thấy đa số CBQL và GV trường Tiểu học Phú Xá - thành phố Thái Nguyên đều có nhận thức đúng đắn, tích cực về tầm quan trọng, ý nghĩa và nội dung của công tác hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học. Bên cạnh dó vẫn có một số nhận thức chưa cụ thể, rõ ràng và tích cực. Các nội dung, các hoạt động trong công tác quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học đã được tổ chức, diễn ra nhưng chưa thường xuyên, liên tục và hiệu quả chưa cao.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học ở trường Tiểu học Phú Xá - thành phố Thái Nguyên, đề tài đưa ra 8 biện pháp quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học . Đề tài đã khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất và nhận được kết quả khá cao. Tin tưởng rằng nếu các biện pháp đề xuất được tổ chức thường xuyên, tích cực thì sẽ thu được hiệu quả cao.

Để phát huy hiệu quả đòi hỏi người hiệu trưởng khi chỉ đạo thực hiện các biện pháp phải phối hợp thực hiện đồng bộ, thường xuyên, vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo vào thực tế nhà trường, tạo thêm điều kiện, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, huy động được sức mạnh của tập thể CB, GV, NV trong trường cũng như phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD bên ngoài nhà trường.

2. Khuyến nghị

Qua thực tế điều tra, nghiên cứu đề tài, tôi xin đề xuất một số ý kiến nhỏ với các cấp chính quyền, các ban ngành liên quan nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh Tiểu học :

2.1. Với Sở GD&ĐT

- Tiếp tục hướng dẫn, tư vấn, tổ chức các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới và nâng cao công tác quản lý, công tác hoạt động TCM.

- Sớm có kế hoạch tổ chức các hội nghị tổ trưởng TCM, tạo điều kiện để các tổ trưởng TCM có cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm công tác quản lý TCM, qua đó thúc đẩy hoạt động của các TCM giữa các trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. - Có kế hoạch, giải pháp tăng cường và phát triển số lượng cũng như chất lượng các trang thiết bị dạy học cho các trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học nói chung và hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nói riêng.

2.2. Với Phòng GD&ĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học phú xá thành phố thái nguyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh​ (Trang 95 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)