Theo chúng tôi hướng tiếp tục để đề tài hoàn thiện hơn đó là giáo viên phải làm chủ nội dung chương trình môn học, nắm bắt được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Địa lí năm 2018, học sinh cũng như giáo viên phải tích cực tiếp cận với những phương pháp học tập mới, ứng dụng các phần mềm trong dạy và học nhằm rèn luyện năng lực tự học và sáng tạo của bản thân, chủ động trong giải quyết vấn đề.
Dựa trên nền tảng cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như các giải pháp mà bản thân chúng tôi đã đưa ra, hi vọng trong thời gian tới đề tài có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau như kiểm tra, khởi động, chuyển tải nội dung bài mới, luyện tập, ôn luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng...
Theo hướng đó người giáo viên không chỉ sử dụng hình thức học tập trực tuyến mà còn kết hợp giữa trực truyến và trực tiếp, khắc phục những khó khăn của dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp. Ngoài ra, đề tài còn có thể phát huy hiệu quả tốt ở tất cả các nhà trường, các cấp học.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận. I. Kết luận.
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng phần mềm SHub Classroom để kiểm tra, đánh giá trực tuyến trong dạy học Địa lí lớp 12 bậc THPT’’ đề tài đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Đề tài đã thể hiện được quá trình nghiên cứu học tập, kiểm tra bằng phần mềm SHub Classroom với nhiều hình thức khác nhau như: Trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm và tự luận, có hình ảnh, trò chơi, nội dung kiểm tra đa dạng. Chúng tôi vận dụng vào từng nội dung bài học cụ thể phản ánh quy trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan và khoa học
- Ứng dụng phần mềm trong dạy học và kiểm tra, đánh giá là một phương thức dạy học hiện đại, có hiệu quả cao, góp phần rất lớn trong việc hình thành các năng lực tin học, công nghệ, tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Đề tài đã mang lại nhiều kết quả và ý nghĩa khả quan.