DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ”.
Dựa vào những định hướng về đánh giá tiếp cận năng lực của HS được quy định trong chương trình GDPT mới, chúng tơi đã tiến hành đánh giá năng lực của HS các lớp thực nghiệm thơng qua nhiều cơng cụ, hình thức đánh giá khác nhau.
4.1. Các hình thức đánh giá
+ Đánh giá qua các sản phẩm học tập, phiếu học tập, qua các bài báo cáo, bài thu hoạch, bài thuyết trình, các video của HS. Hình thức này chủ yếu nhằm đánh giá các năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực tự học, năng lực tin học. Khi đánh giá cần tuân theo một quy trình chặt chẽ nhằm đánh giá được toàn diện những năng lực, phẩm chất của tất cả các HS tham gia. Trong quá trình đánh giá phẩm chất năng lực của HS được hình thành qua mỗi bài học, chủ đề cần thực hiện các qui trình đánh giá như sau:
Bước 1: HS tự đánh giá
HS nêu được nhận thức của mình về nội dung đã học tập, những kỹ năng mà các em đã rèn luyện được. Từ đó, HS tự xếp loại mà bản thân cho là hợp lý nhất. Tự xếp loại chính xác sẽ giúp các em tự tin khẳng định mình, từ đó có quyết tâm cao hơn trong cơng việc.
Bước 2: Nhóm HS đánh giá
GV điều khiển đánh giá của nhóm, dẫn dắt HS trong lớp đánh giá được chính xác và khách quan qua các phiếu đánh giá hoạt động được thiết kế cho mỗi bài học (phụ lục 2).
Bước 3: Giáo viên đánh giá xếp loại
Dựa vào các thông tin thu thập được từ quan sát của GV, từ ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của các HS trong lớp, số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành để đi đến quyết định xếp loại cho từng HS trong lớp. Các kết quả đánh giá được thể hiện vào phiếu đánh giá tổng hợp các biểu hiện năng lực chung, năng lực đặc thù của HS.
+ Ngồi ra GV cịn có thể đánh giá năng lực tổng hợp của HS qua bài kiểm tra đánh giá năng lực thông qua bộ câu hỏi, bài tập vận dụng. Hình thức này bắt kịp với xu hướng xét tuyển của một số trường ĐH – CĐ hiện nay, tạo điều kiện để HS thích ứng trong mơi trường dạy học mới và tập duyệt cho HS ngay khi còn học ở lớp đầu cấp. Bộ câu hỏi xây dựng cần có tính thực tiễn cao, tập trung phát triển được năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, năng lực ngôn ngữ (viết), năng lực thực nghiệm. Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng một bài kiểm tra đánh giá năng lực kết hợp hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận để khai thác các ưu điểm của mỗi hình thức. Bài kiểm tra năng lực này được sử dụng sau khi HS học xong chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”.
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT TỔ TỰ NHIÊN
BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC CHƯƠNG 7 VẬT LÝ 10 NĂM HỌC 2021- 2022 A. Hoạt động cá nhân
Mức độ nhận biết
Câu 1. Trong một ngày đêm vào mùa hè, lúc nào độ ẩm tỉ đối của khơng khí lớn
nhất. Cho độ ẩm tuyệt đối là không đổi.
A. Sáng sớm B. Trưa C. Chiều D. Tối
Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật bị biến dạng kéo?
A. Sợi dây đàn khi người ta lên dây đàn. B. Cái bập bênh khi các em nhỏ chơi bập bênh.
C. Mũi khoan khi đang khoan. D. Cây đinh khi đóng vào gỗ.
Câu 3. Một giọt Hg lớn nằm trên một tấm kính. Trong điều kiện khơng có trọng
Câu 4. Muốn có được độ sáng càng mạnh thì dây tóc bóng đèn trịn phải được
nung nóng đến nhiệt độ càng cao. Nên dùng chất nào để làm dây tóc bóng đèn? A. Vơnfram B. Thép C. Đồng D. Than
Câu 5. Dân gian có câu "Nước đổ đầu vịt" dùng cho những người không biết
nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cơ. Câu này có liên hệ gì với hiện tượng vật lí nào?
A. Lực căng bề mặt chất lỏng B. Hiện tượng dính ướt B. Hiện tượng khơng dính ướt D. Hiện tượng mao dẫn
Câu 6. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn
A. Bấc đèn hút dầu C. Mực ngấm theo rãnh ngòi nước B. Giấy thấm hút mực D. Cốc nước đá có nước đọng lại trên thành
cốc
Mức độ thông hiểu
Câu 7. Khi giặt quần áo người ta dùng nước xà phịng
A. Là vì bụi trong quần áo sẽ bám vào xà phòng.
B. Đề làm giảm lực căng bề mặt của nước và nước dễ bám vào các sợi vải. C.Vì xà phịng trơn nên dễ giặt hơn và tay đỡ bị trầy xước.
D. Bụi sẽ bị các bọt xà phịng hút ra ngồi.
Câu 8. Tại sao nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt
A. Vì vải bạt bị dính ướt nước
B. Vì vải bạt khơng bị dính ướt nước
C. Vì lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm vải bạt
D. Vì hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt.
Câu 9.Một bánh xe bằng gỗ có đường kính 1,2m cần được lắp vào một vành đai
sắt mà đường kính của nó ở 00 C nhỏ hơn đường kính bánh xe là 6mm. Hỏi phải đốt vành đai sắt đến nhiệt độ bao nhiêu để có thể lắp nó vào vành bánh xe. Biết hệ số nở dài của sắt là 11,4.10-6 K-1.
A. 1020 C B. 970 C C. 500 C D.890 C
Câu 10.Một thanh thép bị ép giữa hai cột thẳng đứng. Khi nóng lên thì thanh
thép sẽ bị biến dạng gì?
A. Biến dạng kéo B. Biến dạng nén C. Biến dạng đàn hồi D. Không biến dạng Mức độ vận dụng
Câu 11. Tại sao xung quanh ly nước đá có đọng những giọt nước? ............................................................................................ .................................. ............................................................................................ ..................................
Câu 12. Khi trời nóng ta ngâm mình trong nước lại thấy nước mát hơn khơng
khí. Nhưng khi bước ra khỏi nước ta lại thấy khơng khí mát hơn nước. Tại sao có điều lạ như vậy?
.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
Câu 13. Có ý kiến cho rằng khi đun nước để nước mau sôi ta phải đậy vun nồi
thật chặt, dựa vào các kiến thức vật lý mà em đã học hãy lí giải xem điều này có đúng khơng?
................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..........................................................................................................
Câu 14. Khi nhiệt độ khơng khí là 200C người ta đo được độ ẩm tuyệt đối của khơng khí là 4,325mg/m3. Trong điều kiện khí hậu đó con người cảm thấy như thế nào? Cho rằng ở 200C con người cảm thấy lạnh khi độ ẩm tỉ đối vào khoảng 25% và cảm thấy mát mẻ khi độ ẩm tỉ đối vượt quá 60%.
.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
Câu 15. Trong bệnh viện để diệt những vi trùng không chết ở 1000 C người ta sử dụng một nồi hấp. Áp suất trong nồi được giữ ở 4atm. Hãy cho biết cơ sở vật lý của việc làm trên.
.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
Câu 16. Khi lát gỗ làm sàn nhà người ta để hơi hở một bên mà không ghép sát vào tường. Làm như vậy với mục đích gì?
...................................................................................... ........................................
..............................................................................................................................
Câu 17. Ta đã biết càng lên cao áp suất càng giảm nên dẫn
đến nhiệt độ sôi của nước cũng thay đổi theo. Hình vẽ bên biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển. Dựa vào đồ thị hãy cho biết nếu leo lên đỉnh núi cao 60 km so với mặt biển rồi luộc trứng thì trứng có chín khơng? .................................................................................................. ............................ .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. B. Hoạt động nhóm
Mức độ vận dụng cao (Bài tập sáng tạo)
Câu 18. Em hãy đề xuất một phương án thí nghiệm chứng minh thủy tinh là một
chất vơ định hình cịn muối ăn là chất rắn kết tinh?
.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
Câu 19.Ai cũng biết rằng giấy rất dễ cháy. Cho tờ giấy không thấm nước đủ lớn,
em hãy đề xuất một phương án đốt giấy trên ngọn đèn cầy mà giấy vẫn không cháy.
.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
Câu 20. Cho hai sợi dây kim loại có kích thước ban đầu như nhau nhưng làm
bằng chất liệu khác nhau. Em hãy đề xuất phương án so sánh hệ số nở vì nhiệt của hai sợi dây trên cho dùng thêm đèn cồn và một vật dụng khác.
.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ..............................................................................................................................
4.2. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã chọn 2 lớp 10A1, 10T2 tiến hành thực nghiệm và 2 lớp đối chứng 10T1 và 10A2 có trình độ học lực tương đương nhau. Đánh giá năng lực của HS qua bài kiểm tra đánh giá năng lực với các mức độ như sau: năng lực tốt từ 18- 20 điểm, năng lực khá từ 14-17 điểm, năng lực trung bình từ 10-13 điểm, năng lực yếu dưới 9 điểm. Kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát năng lực hình thành của HS
Điểm Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Lớp 10T1 Lớp 10A2 Lớp 10A1 Lớp 10T2 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
(em) (em) (em) (em)
0 – 9 5 11,11 4 10 0 0,0 0 0,0
10-13 15 33,33 10 25 8 18,60 8 20
14-17 20 44,44 22 55 25 58,13 25 62,5
18-20 5 11,11 4 10 10 23,25 7 17,5
Kết quả đánh giá năng lực của HS ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cho thấy số HS có năng lực tốt ở lớp thực nghiệm nhiều hơn so với số HS ở lớp đối chứng, khơng có HS có kết quả năng lực yếu ở lớp thực nghiệm. Điều này một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của HS. Không những vậy dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực cịn tạo điều kiện, mơi trường cho các em được phát hiện các năng lực, sở trường đang tiềm ẩn của bản thân, nhen nhóm ước mơ về ngành nghề trong tương lai, thắp sáng tình yêu khoa học, yêu thích bộ mơn.