Đánh giá của người dân sau khi trúng đấu giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 71 - 85)

TT Xã, thị trấn

Hài lòng về nội dung đánh giá

Giá Có Quyết định phê duyệt

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Không Không Không

1 TT. Vĩnh Tường 20 0 19 1 19 1 2 TT. Thổ Tang 18 2 18 2 29 1 3 Tân Tiến 19 1 19 1 18 2 4 Yên Lập 20 0 19 1 19 1 5 Nghĩa Hưng 17 3 17 3 16 4 6 Bồ Sao 19 1 19 1 18 2 Cộng Phiếu 113 7 111 9 109 11 % 94,17 5,83 92,50 7,50 90,83 9,17

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

3.5. Đánh giá chung về hiệu quả công tác đấu giá QSD đất và giải pháp hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

3.5.1. Đánh giá chung về hiệu quả công tác đấu giá QSD đất

3.5.1.1. Công tác tổ chức

- Việc điều tra và xác định nhu cầu sử dụng đất của khu vực và xây dựng giá khởi điểm trong đấu giá QSD đất còn chưa khoa học, còn mang nặng tính hành chính. Từ đó dẫn đến tình trạng một số dự án đấu giá QSD đất giá đất đưa ra đấu giá không sát với giá đất chuyển nhượng trên thị trường.

- Một số khu đất khi đưa ra đấu giá không có quy định cụ thể về quy chế quản lý xây dựng hoặc thời hạn tối đa bắt buộc phải xây dựng nhà ở dẫn đến tình trạng sau khi đấu giá đất đã để đất hoang hóa không sử dụng gây lãng phí tài nguyên.

- Thủ tục để đưa được một thửa đất vào đấu giá hiện còn qua quá nhiều khâu, đoạn; từ khi có chủ trương cho phép đấu giá đến khi mở phiên đấu giá hiện còn mất nhiều thời gian.

- Đối với việc các cá nhân lợi dụng thỏa thuận trong đấu giá nhằm hạn chế việc trả giá đấu của từng thửa đất chưa có quy định để xử phạt dẫn đến tình trạng lợi dụng trong đấu giá.

- Việc phổ biến thông tin trước những phiên đấu giá cũng như hoạt động đấu giá đất còn hạn chế. Mặc dù được công khai nhưng việc quảng cáo cho khu vực đấu giá thực hiện hiệu quả chưa cao.

- Hình thức đấu giá được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín, mặc dù tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu giá được nhanh chóng, trong một dự án có thể hoàn thành công tác đấu giá ngay trong ngày nhưng kết quả đấu giá không đạt được mức giá cao và giá trúng đấu giá chưa phải đã là giá cao nhất.

3.5.1.2. Đối với người tham gia đấu giá

- Người tham gia đấu giá không hình dung được sự phát triển của khu vực đấu giá nên giá đưa ra đấu giá thường thấp hơn giá thị trường; việc này tạo ra sự chênh lệch về giá đất sau khi đấu giá.

- Có trường hợp người tham gia đấu giá sử dụng nhiều đất xung quanh khu vực đấu giá nên đã bỏ giá cao để nâng mặt bằng giá của khu vực lên, sau đó bỏ tiền đặt cọc.

- Bắt buộc người tham gia đấu giá phải có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá.

- Hiện nay ở hầu hết các dự án đấu giá đất đều có trường hợp người tham gia đấu giá mang tính đầu cơ đất đai, nhu cầu về đất ở, nhà ở thực sự thì ít.

3.5.1.3. Đối với công tác quản lý đất đai

- Các chính sách về đấu giá còn nhiều bất cập như nằm rải rác trong nhiều quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, thiếu tính ổn định; nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn chậm được đổi mới, dẫn đến lúng túng, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

- Các dự án đấu giá QSD đất thực sự thành công sẽ tạo được một mặt bằng giá đất mới trong khu vực, dẫn đến tình trạng tăng giá đất cục bộ tại một số khu vực có dự án đấu giá đất.

- Hiện nay chưa có sự thống nhất trong cách quản lý đối với các khu đất sau khi đưa ra đấu giá đất, việc xây dựng sai so với cấp phép.

3.5.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu giá QSD đất huyện Vĩnh Tường trong thời gian tới trong thời gian tới

3.5.2.1. Giải pháp về cơ chế đấu giá QSD đất

- Các quy trình của dự án đấu giá QSD đất cần được xử lý nhanh gọn, đặc biệt là khâu quy hoạch, vì đây là yếu tố quan trọng để triển khai dự án.

- Thống nhất quy chế đấu giá của các dự án để người dân đỡ mất công tìm hiểu khi tham gia đấu giá các dự án khác nhau.

- Nâng cao hiệu quả công tác xác định giá khởi điểm trong công tác đấu giá QSD đất.

- Đối với thủ tục thông báo, niêm yết công khai QSD đất đưa vào đấu giá: Hiện nay thời hạn niêm yết là 30 ngày, cần rút ngắn thời gian này đồng thời tăng cường quảng cáo đấu giá trên các phương tiện thông tin đại chúng tổng hợp như đài báo, internet. Việc rút ngắn thời gian nhằm đảm bảo tính kịp thời, tính thời sự của thửa đất đấu giá.

- Trước khi tiến hành tổ chức đấu giá nên chọn hình thức đấu giá phù hợp. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện sai phạm, ngăn chặn các hành vì liên kết với nhau giữa đấu giá viên, cán bộ trong tổ chức đấu giá với người tham gia đấu giá để thông đồng, làm giá. Cần quản lý chặt chẽ những danh sách những người tham gia đấu giá để phát hiện những dấu hiệu vi phạm thông đồng móc nối với nhau. Ở đây việc giữ thông tin bí mật những người tham gia đấu giá là vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất, vì nếu không nắm được thông tin này thì việc thông đồng, móc nối với nhau khó thực hiện được.

- Cần có quy định, chế tài xử lý nghiêm việc thông đồng đối với người tham gia đấu giá QSD đất với nhau.

- Cần xây dựng kế hoạch tổ chức đấu giá khoa học hơn nhất là thời gian tổ chức đấu giá. Chọn thời gian mà thu hút được nhiều người tham gia đấu giá nhất ví dụ như thứ 7, chủ nhật và không nên tổ chức dồn tất cả các dự án vào cùng 1 thời điểm.

3.5.2.2. Giải pháp về tuyên truyền

- Tăng cường sự công khai, minh bạch trong công tác đấu giá QSD đất như công khai thông tin quy hoạch để người dân tham khảo; kế hoạch đấu giá để người dân chuẩn bị tham gia đấu giá.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật có liên quan về bán đấu giá tài sản, phổ biến văn bản pháp lý về đấu giá, thông báo thông tin về cuộc đấu giá, tổ chức bán hồ sơ rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.5.2.3. Giải pháp hỗ trợ người dân

- Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng cần giải quyết được nhu cầu đất ở cho các đối tượng cụ thể: Người có thu nhập thấp, người có thu nhập trung bình, người có thu nhập cao...Tạo cơ sở cho việc xây dựng các dự án đấu giá QSD đất hướng tới các đối tượng cụ thể, đảm bảo thu hút nhiều đối tượng tham gia đấu giá, vừa thu hút được nguồn vốn tham gia thị trường bất động sản, đồng thời giải quyết được nhu cầu sử dụng đất cho nhiều đối tượng.

- Thực hiện tốt các thủ tục sau đấu giá cho người mua được lô đất (thủ tục cấp giấy chứng nhận QSD đất, hỗ trợ làm thủ tục và giao đất ngoài thực địa). Đưa diện tích đất trúng đấu giá vào sử dụng đúng mục đích, đúng thời gian quy định.

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1. Vĩnh Tường là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên là 14.400,30 ha. Trong ba nhóm đất, đất nông nghiệp chiếm 71,70 % diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phi nông nghiệp là 28,18 % và chỉ còn 0,12 % là đất chưa sử dụng. Công tác quản lý đất đai của huyện thực hiện cơ bản theo đúng Luật đất đai và đất đai sử dụng khá hiệu quả.

2. Đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Vĩnh Tường chủ yếu giải quyết

được đất ở cho người dân. Giai đoạn 2015 - 2019 huyện đã tổ chức 77 phiênđấu giá

QSD đất cho 90 dự án với 1.398 thửa đất. Tổng diện tích đã đấu giá trong 5 năm là

157.740,7 m2, tổng số tiền thu được qua đấu giá là 1.482.152.083.000 đồng. Nếu

không đấu giá mà theo giá quy định thì chỉ thu được có 1.231.526.671.000 đồng. Đây chính là thành công của công tác đấu giá QSD đất.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá QSD đất bao gồm thị trường, giá sàn và bước giá, quy hoạch, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng và tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4. Để công tác đấu giá QSD đất của thành phố mang lại hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới cần tiến hành một số giải pháp sau: Thực hiện tốt công tác tổ chức đấu giá với việc tăng cường sự công khai minh bạch thông tin đấu giá tới người dân, sắp xếp lịch đấu giá phù hợp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính (một cửa) trong thực hiện tổ chức đấu giá và cấp giấy chứng nhận QSD đất cho những người trúng đấu giá; quy định rõ về tiến độ thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của từng dự án; tăng cường năng lực và hiệu quả công tác tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm sau đấu giá.

2. Đề nghị

- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để công tác đấu giá được hoàn thiện hơn như: quy hoạch xây dựng thế nào để phù hợp nhu cầu của người tham gia đấu giá ở khu vực thực hiện dự án, phương pháp định giá để định giá sàn cho phù hợp hơn...;

- Đối với các dự án đấu giá đất cần được phổ biến thông tin, quảng cáo mạnh hơn, nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng để có thể thu hút thêm nhiều người tham gia.

- Tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng để tránh tình trạng lấn chiếm và xây dựng không đúng quy hoạch tại các khu vực dự án đấu giá đất đã diễn ra trong thời gian qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ chính trị (2014), Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ chính trị về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

2.Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 5/01/2012 của Bộ tài

chính hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá.

3.Bộ Tài chính (2015), Thông tư 02/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa

đổi, bổ sung Thông tư 48/2012/TT-BTC ngày 16/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền.

4.Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ TN&MT (2010), Thông tư số 01/2010/TTLT-

BTNMT-BNV-BTC của Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ và Bộ TN&MT ngày 08 tháng 01 năm 2010 “Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất.

5.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày

02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

6.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày

30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xá định giá đất.

7. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 23/2010/TT – BTP ngày 06/12/2010 quy định chi

tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản.

8.Nguyễn Đình Bồng (2005), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình

thành và phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Nhà nước, Hà Nội.

9.Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương

10.Chính phủ (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bán đấu giá tài sản.

11.Chính phủ (2007), Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ

về chiết trừ và phương pháp thặng dư.

12.Chính phủ (2010), Nghị định 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/03/2010

quy định về việc bán đấu giá tài sản.

13.Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

quy định về giá đất.

14.Chính phủ (2014), Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính

phủ quy định về khung giá đất.

15.Chính phủ (2005), Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 về ban

hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất hoặc cho thuê đất.

16.Trần Cao Cường (2018), Một số yếu tố ảnh hưởng đến đấu giá quyền sử dụng

đất trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ quản lý đất

đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

17.Đào Xuân Cường (2015), Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một

số dự án trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ

quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

18.Trần Tiến Hải (2015), Thực hiện pháp luật về bán đấu giá quyền sử dụng đất ở

các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện

Quốc gia Hồ Chí Minh.

19.Doãn Quang Hùng (2010). Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở

một số dự án trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Luận văn thạc sĩ Quản

lý đất đai. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

20.Nguyễn Thị Minh (2010), Chuyên đề đấu giá tài sản và pháp luật về đấu giá, Hội

đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ.

21.Phùng Ngọc Phương, Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Thị Thanh Vân, Đoàn Ngọc

Phương, Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Văn Hiền, Lương Thị Thanh, Bùi Văn

đấu giá quyền sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá, Báo cáo, Tổng cục Quản

lý đất đai.

22.Phòng TN&MT huyện Vĩnh Tường (2020), Báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng

đất năm 2019.

23.Phòng TN&MT huyện Vĩnh Tường (2020), Số liệu kết quả đấu giá quyền sử

dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

24.Quốc hội (2003), Luật Đất đai năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia

25.Quốc hội (2005), Luật Thương mại 2005, NXB Chính trị Quốc gia.

26.Quốc hội (2012), Nghị quyết số 39/2012/NQ-QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc

hội về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai.

27.Quốc hội (2013), Luật Đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia.

28.Nguyễn Tân Thịnh (2012), Đấu giá quyền sử dụng đất: Công cụ giải quyết bức xúc,

Tạp chí tài chính số 10/2012.

29.Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng (2005), Giáo trình Thị trường bất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 71 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)