3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4. Đánh giá chung từ nghiên cứu tổng quan và hướng nghiên cứu của đề tài
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các vấn đề về tổng quan tài liệu liên quan đến nội dung nghiên của đề tài có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Nghiên cứu tổng quan đã làm rõ cơ sở lý luận về đấu giá quyền sử dụng đất, làm rõ được những căn cứ pháp lý và khoa học trong công tác đấu giá đất. Tổng quan được những thông tin về yếu tố ảnh hưởng đến đấu giá quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Tổng quan được một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài.
- Trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc chưa có các công trình nghiên cứu đầy đủ về đánh giá yếu tố tác động đến công tác đấu giá quyền sử dụng
đất. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến công
tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua việc đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện từ năm 2015 đến năm 2019.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý đất đai của huyện Vĩnh Tường tác động đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất động đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất
- Thực trạng sử dụng đất.
- Hiện trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.
2.3.2. Thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
- Quy chế đấu giá
- Quy trình thực hiện hiện đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện. - Thực trạng kết quả đấu giá quyền sử dụng đất.
- Đánh giá chung hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
2.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất
- Thị trường.
- Giá sàn và bước giá.
- Quy hoạch và mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng và môi trường. - Công tác cấp GCN QSD đất cho các đối tượng trúng đấu giá.
2.3.4. Kết quả khảo sát của người dân và cán bộ và tính hiệu quả của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất huyện Vĩnh Tường đấu giá quyền sử dụng đất huyện Vĩnh Tường
- Kết quả khảo sát về qui trình
- Kết quả khảo sát về tính công khai, minh bạch trong quá trình đấu giá
2.3.5. Đánh giá chung về hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất và giải pháp hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường hoàn thiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vĩnh Tường
- Đánh giá chung.
- Một số giải pháp hoàn thiện.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Số liệu thu thập từ Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2019; Thống kê đất đai năm 2015 - 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc; Quy hoạch tổng thể phát Kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Các tài liệu về giá đất và đấu giá quyền sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số liệu từ các báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường; Trung tâm Hành chính công, các Tổ chức đấu giá huyện Vĩnh Tường và các kết quả đã công bố của các cuộc điều tra khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học quản lý hành chính liên quan do các cá nhân, cơ quan trong nước và quốc tế thực hiện.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình khảo sát điều tra xã hội học trên hai nhóm đối tượng là cán bộ công chức và người dân.
- Nhóm cán bộ công chức làm công tác quản lý liên quan tới công tác đấu giá quyền sử dụng đất: Nội dụng phỏng vấn tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá, công tác thông tin, công tác thực hiện quy trình vv…
Quy mô mẫu: 20 đối tượng bao gồm:
+ Điều tra cán bộ địa chính của 5 xã/thị trấn: 5 phiếu;
+ Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường: 5 phiếu; + Cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vĩnh Tường: 5 phiếu;
+ Cán bộ Sàn giao dịch bất động sản của Trung tâm thương mại và Nhà ở Phúc Sơn huyện Vĩnh Tường: 5 phiếu.
- Chọn hộ điều tra: Nhóm người dân, khách hàng là những người đã từng tham gia đấu giá QSD đất qua các phiên đấu giá (trên cơ sở thông tin sổ trích lục hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Tường). Dựa vào quy mô dân số và tỉ lệ hồ sơ tham gia đấu giá, tiến hành điều tra tổng số 120 hộ ở 6 xã thị trấn, mỗi địa phương 20 hộ:
+ Thị trấn: Vĩnh Tường, Thổ Tang.
+ Xã: Tân Tiến, Yên Lập, Nghĩa Hưng, Bồ Sao.
Số hộ được chọn là ngẫu nhiên và điều tra về vấn đề công khai, minh bạch trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Quá trình xử lý số bao gồm các hoạt động được thực hiện từ khi tập hợp số liệu được thu thập đến khi được phân tích, bắt đầu bằng biên tập số liệu. Bước tiếp theo là quá trình mã hóa số liệu. Cuối cùng là phân tích số liệu.
Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá thực trạng, xu hướng của hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất. Các số liệu thu thập đã được mã hóa và xử lí trên máy vi tính bằng phần mềm Exel.
2.4.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để so sánh kết quả giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu xã hội học, giữa các dữ liệu thống kê năm, các cơ quan quản lý có cùng chức năng ở địa phương khác. Từ kết quả so sánh ta rút ra được các nhận xét, kết luận để làm cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý đất đai của huyện Vĩnh Tường tác động đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất động đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất
3.1.1. Thực trạng sử dụng đất
Vĩnh Tường là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng diện tích tự nhiên của Vĩnh Tường là 14.400,30 ha, được phân ra ba nhóm đất theo Luật Đất đai 2013.
Số liệu tổng kiểm kê đất đai về hiện trạng sử dụng đất của huyện Vĩnh Tường được trình bày tại bảng 3.1 cho thấy:
- Nhóm đất nông nghiệp:
+ Tổng diện tích đất nông nghiệp là 10.325,56 ha, chiếm 71,70 % diện tích tự nhiên của huyện. Đất sản xuất nông nghiệp của nhóm này có 8.445,37 ha, chiếm tới 58,65 % diện tích đất tự nhiên. Đáng lưu ý là có tới 55,02 % là đất trồng cây hàng năm và chủ yếu là đất trồng lúa nước (6.306,53 ha, chiếm 43,79 %).
+ Đất trồng cây hàng năm khác là 1.616,84 ha, chỉ chiếm 11,23 %. + Đất nuôi trồng thủy sản là 1.803,37 ha, chiếm 12,52 %.
+ Huyện Vĩnh Tường không có diện tích đất lâm nghiệp. - Nhóm đất phi nông nghiệp:
+ Diện tích đất phi nông nghiệp có 4.057,91 ha chiếm 28,18 % diện tích đất tự nhiên.
+ Được sử dụng cho các mục đích chính là đất ở là 1.209,08 ha, chiếm 8,40% và chủ yếu là đất ở nông thôn (1.049,15 ha, chiếm 7,29 %).
+ Đất chuyên dùng là 1.881,66 ha chiếm 13,07 %. - Nhóm đất chưa sử dụng:
+ Diện tích đất chưa sử dụng của toàn huyện là 16,84 ha, chỉ chiếm 0,12 % và chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng.
- Từ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 cho thấy đất đai huyện Vĩnh Tường có tỷ trọng nhóm đất phi nông nghiệp khá lớn, đây chính là yếu tố tác động đến công tác giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất của địa phương.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện Vĩnh Tường TT Loại đất Mã đất Diện tích năm 2019 (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 14.400,30 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 10.325,56 71,70
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.445,37 58,65
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.923,38 55,02
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.306,53 43,79
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.616,84 11,23
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 522,00 3,62
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.803,37 12,52
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 76,82 0,53
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.057,91 28,18
2.1 Đất ở OTC 1.209,08 8,40
2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 1.049,15 7,29
2.1.2 Đất ở đô thị ODT 159,93 1,11
2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.881,66 13,07
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan CTS 20,15 0,14
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 9,05 0,06
2.2.3 Đất an ninh CAN 2,83 0,02
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 125,84 0,87
2.2.5 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 112,61 0,78
2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1.611,18 11,19
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 13,05 0,09
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 13,44 0,09
2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ… NTD 88,15 0,61
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 676,84 4,70
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 174,54 1,21
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,15 0,01
3 Đất chưa sử dụng CSD 16,84 0,12
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 16,84 0,12
3.1.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai
Trong những năm qua, UBND huyện Vĩnh Tường đã tập trung chỉ đạo và thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật đất đai như Luật Đất đai, các nghị định, thông tư... theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như chủ trương, chính sách của tỉnh đề ra. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện dần đã đi vào nền nếp và đạt được những thành tựu khả quan.
Việc quản lý sử dụng đất ở Vĩnh Tường nói riêng và cả nước nói chung được tăng cường từ khi có Luật đất đai. Nhiều chính sách về đất đai như giao đất nông nghiệp, đất ở, quy hoạch đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính… đang được quản lý, sử dụng ở Vĩnh Tường.
Tuy nhiên việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất diễn ra dưới hình thức khác nhau gây khó khăn trong việc giải quyết. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên chủ yếu do cơ sở dữ liệu về đất đai còn chưa chặt chẽ, hồ sơ về đất đai chưa được thiết lập đồng bộ, đội ngũ cán bộ địa chính thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, hơn nữa những chính sách về đất đai được ban hành đã không phù hợp với nền kinh tế thị trường gây nên rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc cập nhật, theo dõi biến động đất không đầy đủ, không liên tục, thiếu các tài liệu cần thiết cho việc quản lý sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2013 được sự chỉ đạo lãnh đạo của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện và của các cơ quan chuyên môn cấp trên, công tác quản lý đất đai của huyện đã có chuyển biến tích cực trên các mặt. Cụ thể:
3.1.2.1. Địa giới hành chính
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, là huyện mới được tách từ huyện Vĩnh Lạc (1997), đến nay toàn huyện có 3 thị trấn và 26 xã.
Việc xác định ranh giới của huyện với các huyện và tỉnh khác đã hoàn thành: Phía Đông giáp huyện Yên Lạc; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ (thành phố Việt Trì) và thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì); phía Nam giáp thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây); phía Bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Lập
Thạch, đã được xác định cụ thể trong hồ sơ địa giới hành chính. Toàn bộ ranh giới, địa giới được xác định rõ ràng, không có tranh chấp.
3.1.2.2. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính
Trong những năm 1982 - 1985 trên địa bàn huyện mới tiến hành xây dựng bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng chính phủ trên đất nông nghiệp và một phần đất thổ cư. Loại bản đồ này có độ chính xác không cao, hiện tượng đo chồng, đo sót, thậm chí có địa phương còn bỏ sót không thống kê hết diện tích đất trong ranh giới tự nhiên. Việc chỉnh lý, điều chỉnh, bổ sung tuy được cán bộ địa chính cập nhật song chưa đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ về đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết các tranh chấp về đất đai. Do vậy trong thời gian tới huyện Vĩnh Tường rất cần được sự quan tâm của nhà nước trong việc đo đạc bản đồ địa chính quy để thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai được tốt hơn.
Năm 2010 được sự quan tâm của Nhà nước cũng như tỉnh, thực hiện Quyết định số: 3971/QĐ-UBND V/v phê duyệt thiết kế kỹ thuật - Dự toán thành lập Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000 và hồ sơ địa chính huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc. Trên địa bàn huyện đã triển khai đo đạc thành lập bản đồ địa chính chi tất cả các xã, thị trấn nhằm phục vụ trong công tác quản lý về đất đai một cách chặt chẽ.
Một số văn bản của UBND huyện Vĩnh Tường trong công tác quản lý đất đai: Văn bản số 1201/UBND-TNMT ngày 23/5/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 20/6/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường về việc tổ chức chiến dịch xử lý vi phạm Luật đất đai từ ngày 25/6 đến ngày 31/12/2019.
Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 20/6/2018 của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Tường về việc tăng cường các biện pháp quản lý, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện.
3.1.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để sắp xếp quỹ đất đai cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh được sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Đây là một nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về đất đai, được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
UBND huyện Vĩnh Tường đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tường giai đoạn 1997 - 2010; Lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất huyện Vĩnh Tường đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2006.
Nhu cầu bức xúc đặt ra là phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất huyện