Kết quả thực hiện các phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 54 - 56)

pháp dạy học Mức độ thực hiện Khách thể Kiểm định F Tốt TB Yếu GV CBQL HV Chung SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p 1 Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, giảng giải...) 88 62,9 48 34,3 4 2,9 2,60 0,49 2,65 0,49 2,53 0,62 2,58 0,56 0,37 0,69

2 Phương pháp dạy học nêu

và giải quyết vấn đề 27 19,3 97 69,3 16 11,4 2,31 0,51 2,29 0,47 1,90 0,51 2,11 0,54 10,13 0,00 3 Phương pháp tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, sáng tạo 7 5,0 93 66,4 40 28,6 1,87 0,49 1,94 0,56 1,65 0,55 1,78 0,54 3,40 0,04 4 Thảo luận nhóm, học tập nhóm 7 5,0 87 62,1 46 32,9 1,65 0,48 1,71 0,59 1,83 0,59 1,74 0,55 1,60 0,21 5 Thực hành, tham quan thực tế đa dạng ở các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất gắn với thực tiễn nghề nghiệp

0 0 60 42,9 80 57,1 1,50 0,51 1,53 0,51 1,35 0,48 1,43 0,50 1,61 0,20

* Xét theo mẫu chung

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy mức giá trị lớn nhất là 2,15 điểm và có biểu hiện điểm trung bình nhỏ nhất là 1,54 điểm. Có tới 62,9% số ý kiến cho rằng: Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, giảng giải...) được thực hiện ở mức tốt và 34,3% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và chỉ có 2,9% ý kiến đánh giá ở mức yếu và kết quả chung với ĐTB = 2,58 điểm. Phương pháp này được coi là phương pháp dạy học chủ yếu và được sử dụng nhiều nhất so với các phương pháp khác trong việc dạy học nghề cho học viên.

Kết quả ở bảng 2.5 còn cho thấy việc “Thực hành, tham quan thực tế đa dạng ở các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất gắn với thực tiễn nghề nghiệp” được đánh giá với kết quả thấp nhất, có tới 57,1% đánh giá ở mức yếu, do vậy, ĐTB chung khá thấp 1,43 điểm. Nói về những hạn chế trên, thầy giáo Nguyễn Thành Đ, cán bộ ở Trung tâm cho biết: “Chúng tôi cũng mong được đưa các em học viên đi thực tế tại cơ sở sản xuất, nhưng thiếu kinh phí, nên học viên chủ yếu học lý thuyết tại lớp”.

* Xét theo loại khách thể

Nhìn vào kết quả ở bảng 2.5 dễ nhận thấy kết quả đánh giá chung giữa các nhóm khách thể gồm giáo viên, cán bộ quản lý và học viên có sự chênh lệch không đáng kể, ĐTB GV = 1,99 điểm, ĐTBCBQL = 2,02 điểm và ĐTBHV = 1,85 điểm, sự chênh lệch khá rõ.

Cả ba nhóm khách thể đều đánh giá rất cao hiệu suất “Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, giảng giải...)”, ở mức cao. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, song cũng có những hạn chế đó là chưa kích thích được trí sáng tạo của học viên, nhưng vì dễ vận dụng nên các giáo viên đã sử dụng thường xuyên. Kết quả kiểm định F cho thấy không có sự khác biệt trong kết quả đánh giá của ba nhóm: giáo viên, cán bộ quản lý và học viên.

Do nhấn mạnh đến việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, dẫn đến việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tìm tòi, khám phá ít được vận dụng, nhất là theo đánh giá của cán bộ quản lý và học viên. Hạn chế nhất thể hiện ở phương pháp “Thực hành, tham quan thực tế đa dạng ở các cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất gắn với thực tiễn nghề nghiệp”

cả ba nhóm khách thể đều đánh giá khá thống nhất, kiểm định F cho thấy không có sự khác biệt (p = 0,20). Chứng tỏ, việc tham quan, thực tế, thực hành gắn với nghề nghiệp của học viên cần được chú trọng nhiều hơn nữa, làm cho sản phẩm đầu ra có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Tóm lại, đánh giá chung về việc sử dụng các phương pháp dạy học ở mức trung bình, song theo từng phương pháp cụ thể, phương pháp dạy học truyền thống được vận dụng nhiều nhất, điều này làm hạn chế việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác. Hạn chế rõ nhất thể hiện ở kết quả đánh giá việc sử dụng phương pháp thực hành, thực tế ở các cơ sở dạy nghề. Nhìn chung, giáo viên có kết quả đánh giá trội hơn so với cán bộ quản lý và học viên.

2.2.4. Thực trạng thực hiện các biện pháp dạy học

Kết quả thực hiện các biện pháp dạy học nghề ở Trung tâm giáo dục Thường xuyên huyện Yên Lập được thể hiện qua bảng 2.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 54 - 56)