Kết quả thực hiện kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập cho học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 65)

Stt Thực hiện các khâu của

quá trình dạy học Mức độ thực hiện Khách thể Kiểm định F Tốt TB Yếu GV CBQL HV Chung SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p 1 Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, thi theo yêu cầu năng lực thực hiện

37 26,4 87 62,1 16 11,4 2,54 0,50 2,24 0,44 1,88 0,58 2,18 0,61 20,14 0,00

2

Đổi mới cách ra đề kiểm tra đề kiểm tra, đề thi theo hướng phát huy năng lực tự học của học viên

31 22,1 93 66,4 16 11,4 2,44 0,54 2,24 0,44 1,83 0,56 2,12 0,60 17,32 0,00 3 Tổ chức ôn tập tích cực theo

hướng phát huy năng lực học tập của học viên

19 13,6 98 70,0 23 16,4 2,15 0,46 1,82 0,53 1,97 0,58 2,02 0,54 2,81 0,06

4

Đánh giá kết quả học tập theo quá trình các khâu học tập trên cơ sở chuẩn đầu ra

32 22,9 77 55,0 31 22,1 2,48 0,55 2,18 0,39 1,75 0,60 2,09 0,65 23,19 0,00

5

Sử dụng công nghệ thông tin trong đánh giá và công bố kết quả

1 0,7 52 37,1 87 62,1 1,52 0,55 1,47 0,51 1,28 0,45 1,40 0,51 3,22 0,04

6

Sửa chữa, uốn nắn những thiếu sót, hạn chế trong trong bài làm của học viên, giúp học viên rút kinh nghiệm học tập, ôn tập, làm bài

1 0,7 86 61,4 53 37,9 1,73 0,45 1,65 0,49 1,55 0,53 1,63 0,50 1,74 0,18

* Xét trên mẫu chung:

Tổng hợp các kết quả đánh giá việc kiểm tra, thi theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho học viên cho thấy các kết quả nằm trong giới hạn điểm trung bình, với 1,91 điểm (1,386 điểm ≤ ĐTB ≤ 2,150 điểm). Như vậy, giáo viên chưa thực sự chú trọng việc kiểm tra, đánh giá học nghề hướng vào mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra được nêu trong quy định về kết quả đào tạo nghề.

Yêu cầu “Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, thi theo yêu cầu năng lực thực hiện” được đánh giá trội nhất, song cũng chỉ có 37 ý kiến, chiếm 26,4% đánh giá ở mức tốt, trong khi đó có tới 62,1% đánh giá ở mức trung bình và điểm trung bình 2,18 điểm.

*Xét theo loại khách thể

Kết quả khảo sát mà cho thấy về thực trạng kiểm tra, thi, đánh giá kết quả đào tạo, giáo viên đánh giá trội nhất ĐTB = 2,14 điểm, sau đó là cán bộ quản lý ĐTB = 1,93 điểm và đánh giá thấp nhất là của học viên ĐTB = 1,71 điểm.

Với sự chênh lệch trong kết quả đánh giá cho phép khẳng định, giữa giáo viên, cán bộ quản lý và học viên chưa có sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo của cán bộ quản lý.

Thầy giáo Lương Văn M đưa ra ý kiến: “Đơn vị chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm trong việc chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên và đã đạt được một số kết quả nhất định, song việc chỉ đạo áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động trên của giáo viên chưa được chú trọng, chưa quyết liệt, học sinh chưa chủ động trong việc tự học, ôn tập, làm bài”.

* Đánh giá khái quát về việc thực hiện các hình thức, phương pháp, biện pháp và tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Kết quả thực hiện các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, biện pháp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực học tập của học viên được biểu diễn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Kết quả thực hiện các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

Biểu đồ trên cho thấy, dường như không có sự chênh lệch nhiều giữa kết quả thực hiện 4 nội dung: phương pháp dạy học; biện pháp dạy học; hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên. Kết quả trên khẳng định cần có sự chỉ đạo sát sao hơn của từ phía cán bộ quản lý đối với hoạt động dạy học ở Trung tâm theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện.

Ngoài việc so sánh kết quả giữa các nội dung trên, kiểm định tương quan giữa các nội dung, kết quả tương quan được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8. Tương quan giữa các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực và việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên

Kết quả tương quan các nội dung Các

PPDH Các BPDH Các hình thức tổ chức DH tích cực

Kiểm tra, thi, đánh giá kết

quả học tập

Các phương pháp dạy học

Tương quan Person 1 0,267** 0,292** 0,405**

Mức ý nghĩa .001 0,00 0,00

Các biện pháp dạy học

Tương quan Person 0,267** 1 0,456** 0,572**

Mức ý nghĩa 0,001 0,000 0,000

Các hình thức tổ chức DH tích cực

Tương quan Person 0,292** 0.456** 1 0,495**

Mức ý nghĩa 0,00 0,00 0,00

Kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập

Tương quan Person 0,405** 0,572** 0,495** 1

Mức ý nghĩa 0,000 0,000 0,000

**. Tương quan có ý nghĩa ở mức p = 0,01 (2-hướng).

Kết quả tương như bảng 2.8 cho thấy cả 4 nội dung đều có tương quan thuận ở mức trung bình và mức khá, thể hiện rõ nhất ở tương quan giữa: Thực hiện kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập với các hình thức tổ chức dạy học tích cực (p = 0,495**). Như vậy, giữa khâu quản lí hoạt động dạy học của cán bộ quản lý với hiệu quả của việc thực hiện các khâu của quá trình dạy học của giáo viên và học viên có quan hệ hữu cơ, song thực tế cần phải có sự phối hợp giữa hai mặt này chặt chẽ hơn nữa, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ từ phía cán bộ quản lý.

2.2.6. Thực trạng các biểu hiện năng lực thực hiện hoạt động học tập của học viên

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá các biểu hiện năng lực thực hiện hoạt động học tập của học viên

Stt Các hình thức tổ chức dạy học Mức độ thực hiện Khách thể Kiểm định F Tốt TB Yếu GV CBQL HV Chung SL % SL % SL % ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p 1 Xây dựng kế hoạch học tập chủ động, đáp ứng yêu cầu học tập của Trung tâm

2 1,4 82 58,6 56 40,0 1,75 0,48 1,71 0,47 1,55 0,53 1,65 0,51 2,20 0,11

2

Tích cực, chủ động tìm hiểu các nội dung kiến thức có liên quan đến nghề được học

29 20,7 89 63,6 22 15,7 2,29 0,46 2,00 0,61 1,95 0,62 2,09 0,58 5,14 0,01 3 Tìm đọc thêm các tài liệu bổ

sung cho bài học 0 0 75 53,6 65 46,4 1,62 0,49 1,71 0,47 1,43 0,50 1,54 0,50 3,09 0,05 4

Nêu các ý kiến thắc mắc, các câu hỏi có liên quan tới nội dung bài học

21 15,0 89 63,6 30 21,4 2,25 0,53 2,29 0,47 1,62 0,56 1,95 0,62 22,84 0,00

5

Khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành các yêu cầu học tập, nỗ lực tự giải quyết các nhiệm vụ học tập

70 50,0 60 42,9 10 7,1 2,17 0,75 2,35 0,49 2,62 0,49 2,41 0,64 7,45 0,00

6 Hợp tác, trao đổi, chia sẻ, học

tập kinh nghiệm 2 1,4 93 66,4 45 32,1 1,60 0,54 1,82 0,53 1,70 0,46 1,68 0,50 1,30 0,28 7 Thực hiện các kỹ năng thực hành nghề ở cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất 0 0 45 32,1 95 67,9 1,31 0,47 1,41 0,51 1,30 0,46 1,32 0,47 0,38 0,68

Điểm trung bình chung 1,86 0,53 1,90 0,51 1,74 0,52 1,81 0,55

Ghi chú: Mức điểm cao 2,43-3; Trung bình 1,32-2,43; Thấp 1-1,32.

Kết quả Bảng 2.9 cho thấy:

* Xét trên mẫu chung

Theo mẫu tổng (1,321 điểm ≤ ĐTB ≤ 2,429 điểm), có thể khẳng định ĐTB 1,81 hoàn toàn nằm ở mức trung bình, cho thấy năng lực thực hiện hoạt động học tập của HV còn bộc lộ những hạn chế. Tiếp xúc với các HV, cho thấy đa số HV nêu lên những khó khăn trong học tập, chẳng hạn, em Triệu Minh H cho biết: “Chúng em cũng thích học, nhưng học nhiều lúc không hiểu bài, mặc dù các thầy cô giáo giảng dạy rất nhiệt tình, có giới thiệu các sách mà chúng em cần đọc để có kiến thức, để hiểu biết về xã hội, biết nghề nghiệp nhưng không biết tìm ở đâu, được đi học là cũng thấy vui rồi”.

Ở một số biểu hiện cụ thể HV mức độ thực hiện tương đối khá, như việc “Khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành các yêu cầu học tập, nỗ lực tự giải quyết các nhiệm vụ học tập” (ĐTB = 2,41 điểm) và có tới 70 ý kiến, chiếm 50% khách thể khẳng định ở mức tốt. Biểu hiện này ở HV được coi là nỗ lực lớn nhất được CBQL, GV tham gia đào tạo liên kết và giảng viên ở TT thừa nhận. Đa số HV thuộc dân tộc ít người, vì thế, biểu hiện “Xây dựng kế hoạch học tập chủ động, đáp ứng yêu cầu học tập của TT” có ĐTB = 1,65, thể hiện kết quả tương đối thấp.

Cùng với sự nỗ lực khắc phục khó khăn để tới trường, tới lớp, HV cũng gặp những khó khăn, như TT và đơn vị liên kết chưa có sự phối hợp chặt chẽ với CSSX giúp HV tăng cường kỹ năng thực hành nghề. Vì thế HV “Thực hiện các kỹ năng thực hành nghề ở CSTH, CSSX” có ĐTB = 1,32 điểm. Kết quả phỏng vấn cũng nói lên thực trạng tương tự vì không có đánh giá nào ở mức tốt và có tới 67,9% ý kiến ở mức yếu. Nhiều ý kiến cho rằng HV thường thiếu kỹ năng thực hành nghề nghiệp và “Tìm đọc thêm các tài liệu bổ sung cho bài học” ĐTB = 1,54 điểm, cho thấy HV có những hạn chế trong việc chủ động vượt khó để học tập.

Kết quả đánh giá giữa ba nhóm khách thể: GV có ĐTB = 1,86 điểm, CBQL có ĐTB = 1,90 điểm và học viên có ĐTB = 1,74 điểm cho thấy có sự chênh lệch, CBQL có sự lạc quan nhất về NLTH hoạt động học tập của HV.

Giữa GV và CBQL khá tương đồng trong đánh giá NLTH hoạt động học tập của HV. Riêng biểu hiện “Khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành các yêu cầu học tập, nỗ lực tự giải quyết các nhiệm vụ học tập” CBQL đánh giá trội hơn, với ĐTB = 2,35 điểm. Qua kết quả này, có thể đi đến khẳng định cả ba nhóm khách thể đều đánh giá NLTH hoạt động học tập của HV khá thấp. Cô giáo Nguyễn Huyền T, GV của đơn vị liên kết cho rằng: “Các em đi học đúng giờ, đông đủ đã là sự may mắn, các em dường như ít quan tâm đến nội dung học tập bằng các hành động cụ thể như xây dựng kế hoạch học tập, trao đổi bài học với bạn... những biểu hiện này ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài dạy của GV và hiệu quả chỉ đạo của CBQL”.

Như vậy, đánh giá chung về NLTH hoạt động học tập của HV còn khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào việc đánh giá việc khắc phục khó khăn để đến lớp, đến trường của HV. Những đánh giá về sự chủ động để hoàn thành nhiệm vụ học tập, kỹ năng thực hành nghề của HV tương đối thấp, GV và CBQL tương đối thống nhất đánh giá ở nhiều biểu hiện. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong đánh giá thể hiện qua điểm F.

2.2.7. Đánh giá chung về thực trạng dạy học nghề ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Yên Lập xuyên Yên Lập

* Ưu điểm:

- Nhìn chung, CBQL và GVTT có chất lượng tương đối đồng đều và đạt chuẩn về chuyên môn, đội ngũ CBQL năng động, tâm huyết.

- Đội ngũ GV có nhận thức khá sâu sắc về việc dạy học nghề theo hướng tiếp cận NLTH của HV, ít nhiều đã sử dụng các hình thức TCDH, các PPDH, BPDH tích cực có hiệu quả.

- HV có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, một số HV bước đầu đã thể hiện được tính tích cực học tập.

* Hạn chế:

- Chất lượng đầu vào của học viên thấp, trách nhiệm học tập của HV chưa cao, chưa chủ động, tự giác học tập.

- GV trung tâm chưa sử dụng hiệu quả các hình thức TCDH, PPDH, BPDH nghề theo tiếp cận NLTH của HV, chủ yếu vẫn dạy theo “lối mòn” với những PPDH truyền thống, vì thế chưa kích thích được sự hứng thú học tập cho HV dẫn đến học viên thiếu sự say mê, sáng tạo trong học tập.

- Việc thực hiện thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV TT là chưa cao, chưa theo dõi sát sao được quá trình học nghề của HV nên chua có tác dụng thúc đẩy học viên tự giác, chủ động học tập.

- HV có các biểu hiện học tập theo NLTH chỉ ở mức trung bình; chưa chủ động với việc tìm hiểu sâu các kiến thức đã học, nêu lên các ý kiến thắc mắc;

* Nguyên nhân:

- CBQL đã quan tâm chỉ đạo dạy học nghề theo tiếp cận NLTH của HV nhưng còn mang tính hình thức, chỉ đạo chưa quyết liệt.

- GV mặc dù có nhận thức đúng đắn về dạy học nghề theo tiếp cận năng lực thực hiện của học viên nhưng ngại đổi mới dạy học.

- HV có chất lượng đầu vào thấp, còn tâm lý tự ti dẫn đến lười học, ngại khó học tập.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hện ở Trung tâm GDTX Yên Lập thực hện ở Trung tâm GDTX Yên Lập

2.3.1. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý

Với việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo, hình thức quản lý dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện trong các trung tâm giáo dục thường xuyên gần đây được đẩy mạnh cùng với phong trào xã hội hóa giáo dục tăng cơ hội cho người học. Hoạt động này gần đây được đẩy mạnh tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Lập, kết quả được thể hiện qua bảng 2.10:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên yên lập, tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)