2021-2022 ở một số lớp 11 tại trường tôi dạy. Đề tài được đánh giá là có hiệu quả cao.
- Trong quá trình áp dụng của bản thân và đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy học sinh học tập hào hứng, hứng thú hơn. Điều này được giải thích là do học sinh được chủ động tham gia vào quá trình tìm kiếm tri thức thay vì tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Các em được giải toả áp lực tâm lý kiểm tra bài cũ, được mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ của mình. Việc lĩnh hội tri thức của các em có tính hiệu quả
kích thích tính ham hiểu biết, tìm tòi của học sinh. Đặc biệt, học sinh thấy được sự bình đẳng giữa cô và trò, giữa trò và trò trong quá trình khám phá, sáng tạo, hình thành và phát huy năng lực bản thân.
- Đồng thời, qua từng tiết dạy thực nghiệm, tôi cũng nhận thấy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực mô hình hoá toán học, kỹ năng thực hành của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt.
- Năm học 2021-2022 tôi chọn và áp dụng đề tài đối với đối tượng học sinh của trường tôi. Cụ thể, tôi chọn 3 lớp thực nghiệm là lớp 11A4, 11A5 và 11A6
(trong đó 11A5 là lớp có học lực tốt hơn) và 3 lớp đối chứng là lớp 11A2, 11A11 và 11A12 (trong đó 11A2 là lớp có học lực tốt hơn). Các lớp này có số lượng học sinh, chất lượng học tương đương nhau.
Để khảo sát, mỗi lớp tôi ra 03 bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận (trong mỗi bài đều có ít nhất hai bài toán thực tế), tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: So sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng
Lớp Tiêu chí Lớp thực nghiệm (tổng số học sinh: 127 em) Lớp đối chứng (tổng số học sinh: 123 em) Điểm < 3 0% 4.88% Điểm từ 3 đến < 5 3.15% 10.57% Điểm từ 5 đến <8 51.18% 57.72% Điểm từ 8 đến 10 45.67% 26.83%
Qua bảng kết quả thực nghiệm cho thấy việc áp dụng đã đem lại kết quả cao, nhất là đối với học sinh có học lực khá, giỏi.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: 1. KẾT LUẬN:
Với kết quả thu được, bước đầu cho phép tôi kết luận rằng:
- Việc tổ chức hoạt động khởi động theo các hình thức trên có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực giải quyết, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp,… cho học sinh. Giúp các em có cơ hội học tập nhóm nhiều hơn, tự tin hơn, hăng hái hơn, tích cực hơn trong việc trình bày, trao đổi ý kiến và đưa ra quan điểm của cá nhân đồng thời phát huy được năng lực bản thân. Giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
- Qua việc tổ chức dạy học hoạt động khởi động ở một số bài dạy môn Toán lớp 11 theo các hình thức trên cho thấy việc dạy hoạt động khởi động là cần thiết, có hiệu quả, đem lại hứng thú cho học sinh trong suốt tiết học và có tính khả thi.
- Đồng thời qua việc tổ chức dạy hoạt động khởi động theo các hình thức này đã giúp tôi khám phá được những khả năng vốn có của học sinh như: khả năng thuyết trình của mỗi học sinh, khả năng lôi kéo, dẫn dắt các bạn cùng tham gia vào bài học, khả năng liên hệ thực tế,... và sự khéo léo, sự hiểu biết của học sinh về các kiến thức trong thực tế, sự vận dụng các kiến thức đó cùng với kiến thức các môn học khác (như môn Vật lý) để giải thích được các vấn đề thực tế.
Và tôi thiết nghĩ, nếu chúng ta tổ chức được những tiết học như thế này thì chúng ta sẽ giúp học sinh phát triển được những khả năng vốn có của mình.
2. KIẾN NGHỊ:
- Kết quả thực nghiệm đã chứng minh việc áp dụng đề tài vào dạy học sẽ cho kết quả cao, do đó có thể mở rộng áp dụng đề tài trong các trường THPT.
- Đề tài này được viết xuất phát từ thực tế giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong hai năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022, cùng với mong muốn tạo sự hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình học tập và phát huy năng lực của bản thân. Tuy nhiên, để làm được như vậy đòi hỏi sự công phu của mỗi thầy, cô giáo, sự tận tâm, nỗ lực, sự đầu tư thời gian,… của mỗi giáo viên.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc hẳn đề tài vẫn còn nhiều hạn chế, rất kính mong được sự góp ý kiến, phê bình của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và thực sự bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Đỗ Đức Thái, Đỗ Tiến Đạt, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam, Vũ Đình Phượng, Nguyễn Thị Kim Sơn, Vũ Phương Thuý, Trần Quang Vinh (2020), Dạy học phát triển năng lực môn Toán THPT, NXB Đại học sư phạm.
2. Annie Bessot, Claude Comiti, Francoise Richard (1997), Nhập môn Didactic Toán (Nguyễn Văn Bàng dịch ), Đại học Huế.
3. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2000), Phương pháp dạy học môn Toán, tập 1, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảng, Nguyễn Văn Thường (1994), Phương pháp dạy học môn Toán, tập 2, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm.
6. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2009), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học Toán ở Đại học và trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm.
7. Đào Tam, Trần Trung (2010), Tổ chức các hoạt động nhận thức trong dạy học môn Toán ở trường THPT, NXB Đại học sư phạm.
8. Geoffrey Petty, Dạy học ngày nay, NXB Stanley Thornes (bản dịch tiếng việt).
9. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm.
10.Nguyễn Bá Kim (1999), “Về định hướng đổi mới phương pháp dạy học”, Nghiên cứu giáo dục, Số chuyên đề quí 1.
11.Sách giáo khoa Đại số 10, 11 (cơ bản và nâng cao), NXB Giáo dục. 12.Sách giáo khoa Hình học 10, 11 (cơ bản và nâng cao), NXB Giáo dục. 13.http://www.baigiang.violet.vn
14.Phần mềm bản đồ tư duy Mindmap và các tài liệu liên quan trên mạng Internet
15.Một số tài liệu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên mạng Internet.
Phụ lục 1
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN
Kính thưa quý Thầy/Cô, hiện nay tôi đang thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động”. Nhằm khảo sát và tham khảo ý kiến có nội dung liên quan đến đề tài, mọi ý kiến, nhận xét của quý Thầy/Cô sẽ là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng giúp tôi thiết kế và tổ chức dạy học một số hoạt động khởi động bài học có hiệu quả, từ đó nâng cao được chất lượng giảng dạy và góp phần vào sự thành công của đề tài. Rất mong quý Thầy/Cô giúp đỡ.