CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.4. Đánh giá quá trình phát triển của tiểu bào tử và sự hình thành callus trong mô
trường nuôi cấy
Quá trình phát triển của tiểu bào tử và sự hình thành callus đã được theo dõi và định kỳ quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi soi nổi. Tại thời điểm nuôi cấy, môi trường nuôi cấy chứa phần lớn tiểu bào tử ở giai đoạn đơn nhân muộn và hai nhân.
Tiểu bào tử trong môi trường nuôi cấy sau 24h, dấu hiệu đầu tiên của sự cảm ứng được phát hiện bằng sự xuất hiện của các mầm hình thành từ tiểu bào tử. Tiểu bào tử sau khi hình thành mầm, tiếp tục phân chia tế bào từ ống mầm đó. Các tiểu bào tử sau khi phân chia có những xu hướng khác nhau: các tiểu bào tử liên kết lại với nhau không hình thành callus hoặc hình thành nên cấu trúc callus, một số ngừng phát triển sau một phân chia, một số tiếp tục phát triển theo con đường giao tử, trở thành các cấu trúc giống hạt phấn trưởng thành. Các quan sát tương tự đã được báo cáo cho cây củ cải đường (Han và cs, 2014) (hình 3.4).
22
Hinh 3.4.Quá trình hình thành callus từ tiểu bào tử mướp đắng(Momordica charantiaL.)
Qua 7 ngày nuôi cấy tiểu bào tử hình thành mầm, tiếp tục phân chia tế bào từ ống mầm và có xu hướng liên kết lại với nhau tạo thành cụm(hình 3.4, A, B, C). Sau 21 ngày nuôi cấy, dấu hiệu đầu tiên của sự cảm ứng phát sinh callus được phát hiện bằng sự xuất hiện hình thái callus ngay trong các cụm tiểu bào tử (hình 3.4, D), hình thái callus hoàn chỉnh được quan sát sau 30 ngày(hình 3.4, E, F). Các quan sát tương tự đã được báo cáo cho cây củ cải đường (Han et al, 2014). Các callus khi hoàn chỉnh cấu trúc được chuyển sang môi trường rắn. Ngoài ra, một số lượng tiểu bào tử nhất định không cho thấy bất kỳ sự thay đổi về mặt hình thái so với lúc cấy ban đầu và một số tế bào bị chết hay ngừng phát triển. Điều này tương tự được chỉ ra trong nghiên cứu của (Seguı et al, 2012; Soriano et al, 2013).