Số lượng TTS Nước ngoài tại Nhật Bản theo độ tuổi

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-12.NGUYEN THI NGOC THANH (Trang 55)

Nam 22.944 13,5% tuổi Dưới 20 Nữ 26.632 Tổng 49.576 Nam 89.349 20 ~ 24 tuổi Nữ 56.065 39,7% Tổng 145.414 Nam 57.157 25 ~ 29 tuổi Nữ 33.743 24,8% Tổng 90.900 Nam 30.235 30 ~ 34 tuổi Nữ 19.673 13,6% Tổng 49.908 Nam 10.037 35 ~ 39 tuổi Nữ 9.209 5,3% Tổng 19.246 Nam 2.180 40 ~ 44 tuổi Nữ 5.569 2.1% Tổng 7.749 Nam 442 45 ~ 49 tuổi Nữ 2.484 0,8% Tổng 2.926 Nam 63 0,1% Trên 50 tuổi Nữ 385 Tổng 448 Tổng số lượng Nam 212.407 Tổng số lượng Nữ 153.760 Tổng cộng 366.167

2.1% 0.8% 0.1% 5.3% 13.5%

13.6% Dưới 20 tuổi 20-24 tuổi

25-29 tuổi 30-34 tuổi

39.7% 35-39 tuổi 40-44 tuổi

24.8%

45-49 tuổi 50 tuổi

(Nguồn: Báo cáo thường niên OTIT, 2019)

Hình 4.2: Tỷ lệ TTS Nước ngoài tại Nhật Bản theo độ tuổi (năm 2019)

Từ hình 4.2 và bảng 4.4, có thể thấy Nhật Bản có xu hướng tuyển lao động trẻ 20~29 tuổi (64,5%), là độ tuổi còn đủ sức khỏe và sức trẻ để trau dồi học hỏi, cống nhiến trong công việc. Và về tỷ lệ giới tính thì có xu hướng tuyển Nam nhiều hơn Nữ để đáp ứng nhu cầu công việc trên thị trường.

Nữ 42%

Nam 58%

(Nguồn: Báo cáo thường niên OTIT, 2019)

Bảng 4.5: Tỷ lệ TTS nước ngoài tại NB theo ngành nghề 2018 2019 Nông nghiệp 10,1% 8,9% Ngư nghiệp 1,1% 0,8% Xây dựng 18,3% 20,8% Chế biến thực phẩm 18,1% 18,8% May mặc 8,2% 6,6%

Cơ khí-kim loại 18,7% 16,1%

Ngành khác 22,0% 24,1%

(Nguồn: Báo cáo thường niên OTIT, 2019)

TTS VN chiếm gần 50% số lượng TTS tại Nhật Bản (sau đó là TQ, Philipin) Độ tuổi 20~24 (39%), 25~29(24%), 30~34(13,6%). Ngành nghề: xây dựng (20,8%), chế biến thực phẩm (18,8%), kim loại cơ khí (16,1%). Khác (24,1%): in, đúc nhựa, sơn, hàn, đóng gói, làm thùng carton, gốm sứ, bảo dưỡng oto, vệ sinh tòa nhà, điều dưỡng, khách sạn….

Xu hướng tuyển lao động theo vùng của Nhật:

Nhật Bản có 8 vùng và 47 tỉnh thành. Tuyển nhiều nhất ở AICHI (34.242 người năm 2018), sau đó là SAITAMA (15.812 người), IBARAKI (15.180 người), CHIBA(15.268 người), KANAGAWA (11.084 người), SHIZUOKA(12.711 người), GIFU(13.372 ngưuời), MIE (10.326 người), FUKUOKA(11.324 người), HIROSHIMA (15.315 người), HYOGO (10.856 người), OSAKA (13.314 người) ,HOKKAIDO (10.825 người).

Trong đó, các tỉnh thành có nhiều người VN cũng sẽ góp vai trò quan trọng trong việc TTS làm việc tốt hay không ở Nhật. Cụ thể số lượng người VN ở các tỉnh tại Nhật được thông kê như sau:

Bảng 4.6: Các tỉnh ở Nhật có nhiều người Việt Nam (đến 12/2018)

Tên tỉnh Số người Việt

1 TOKYO 36.914 2 AICHI 31.614 3 OSAKA 25.641 4 SAITAMA 22.912 5 KANAGAWA 20.225 6 HYOGO 18.314 7 CHIBA 18.267 8 FUKUOKA 14.712 9 HIROSHIMA 11.127 10 SHIZUOKA 9.305 11 GUNMA 8.269 12 IBARAKI 7.667 13 OKAYAMA 7.434 14 GIFU 7.380 15 HOKKAIDO 7.266

(Nguồn: Hiệp hội XKLD Việt Nam)

4.1.2 Tình hình phải cử lao động tại Việt Nam

Số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đến hết quý 2/2021 là 524 doanh nghiệp (trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước). Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong quý 2/2021 là 11.061 lao động (25,65% là nữ), gồm các thị trường: Đài Loan: 10.069 lao động, Trung Quốc: 500 lao động, Nhật Bản: 421 lao động, còn lại là các thị trường khác.

(BLĐTBXH, 2021) Trong đó, dựa trên thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đến 20/6/2021 số doanh nghiệp đủ điều kiện đưa TTS sang Nhật Bản là 452 doanh nghiệp

COVID ở Trung Quốc là 123 doanh nghiệp, đến thời điểm 19/12/2021, số doanh nghiệp giảm còn 255 doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do giải thể vì tình hình COVID dẫn đến hạn chế nhập cảnh giữa 2 nước, hoặc do bị rút giấy phép kinh doanh. Cho thấy tình hình khó khăn của các doanh nghiệ XKLĐ VN sang thị trường Nhật Bản tại thời điểm hiện tại.

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XN

Hình 4.4: Cơ cấu người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quý 2/2021(%)

Từ quý II/2020 cho đến nay, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn là một trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19, sau ngành hàng không, khách sạn, du lịch…

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, Quý I/2021 (tính từ 21/12/2020 đến 20/3/2021) đã có 29.541 người lao động đi làm việc ở nước ngoải, làm việc tại 17 thị trường (thấp hơn quý I/2020 là 2.521 người ). Hai thị trường tiếp nhận chính vẫn là Nhật Bản và Đài Loan.

Thị trường Nhật Bản tiếp nhận 18.178 người (chủ yếu đi trong tháng 1/2021 là 17.995 người, còn tháng 2 và tháng 3 lần lượt là 179 và 44 người), Qua đây, thấy thị trường này gặp rất nhiều khó khăn kể từ tháng 2/2021, số người đi chủ yếu đã có visa từ trước và phải qua các biện pháp phòng dịch rất nghiêm ngặt.

Thị trường Đài Loan tiếp nhận 10.333 người (Quý I/2020 là 10.120 người), tháng 1 là 4707 người, tháng 2 là 2464 người và tháng 3 là 3162 người. Thống kê cho thấy số lao động đi thị trường này còn tăng hơn so với quý 1/2020 là 213 người, Đài Loan kiểm soát tốt dịch và vẫn có nhu cầu cao về lao động nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang Đài Loan cơ bản vẫn duy trì được hoạt động của mình. Số lao động đi 15 thị trường khác chỉ là 1748 người (cao nhất là Trung Quốc 265 người, Rumanie 187, Hungaria 183 và Hàn Quốc 135 người)

Trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế ngày càng có sự cạnh tranh giữa các quốc gia về cung ứng lao động, nguồn lao động của Việt Nam ngoài những điểm mạnh, cũng có những điểm cần cải thiện. Trong đó, điểm yếu lớn nhất là ý thức tổ chức kỷ luật, tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp còn tồn tại. Lượng doanh nghiệp tham gia vào XKLĐ ngày càng gia tăng về số lượng, nhưng cũng nhiều doanh nghiệp hoạt động còn hạn chế, chưa tạo ra nguồn nhân lực có thái độ nghề nghiệp tốt, gắn bó với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài.

Vì vậy trong nhiệm kỳ V (2020-2025), VAMAS hướng đến những mục tiêu trọng tâm: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đưa người lao động VN sang nước ngoài làm việc; gia tăng quyền lợi của người lao động và cộng đồng DN xuất khẩu lao động; dần dần đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp này theo hướng chuyên nghiệp, có chọn lọc thông qua việc kết nối phù hợp người lao động với doanh nghiệp sử dụng lao động ngoài nước. Đồng thời, nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng người lao động ngay cả khi họ trở về vẫn hòa nhập được với thị trường lao động trong nước.

4.1.3 Thực trạng Công tác XKLĐ năm 2020

Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2020 còn nhiều khó khăn thách thức. Dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng khắp thế giới và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và xã hội trên phạm vi toàn cầu. Để đảm bảo ngăn chặn dịch bệnh, các nước đã ban bố tình trạng khẩn cấp, dãn cách xã hội kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp ...

Nhiều công ty tiếp nhận lao động ở nước ngoài có thể ngừng hoạt động, thậm chí phá sản, dẫn đến giảm nhu cầu lao động. Các nước tiếp nhậ lao động cũng đã ban hành quy định hạn chế nhập cảnh của người nước ngoài và tạm dừng các chuyến bay thương mại thường xuyên giữa Việt Nam với nhiều nước... Do đó, năm 2020, chỉ hơn 78.000 lao động đã được đưa đi nước ngoài, đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ngoài việc số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài giảm nhiều so với các năm trước, hiện còn hơn 26.000 lao động Việt Nam ở nước ngoài hết hạn hợp đồng nhưng chưa thể về nước. Các nước tiếp nhận có chính sách tạm thời gia hạn hợp đồng, chuyển đổi tư cách lao động... nên đã giảm khó khăn cho họ. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giảm nhu cầu tiếp nhận lao động mới.

Bên cạnh những khó khăn khách quan như trên, vẫn còn tồn tại những yếu tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến công tác đưa người lao động đi nước ngoài làm việc như: một bộ phận người lao động Việt Nam thiếu ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc, cư trú bất hợp pháp; một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ công tác tác báo cáo tình hình người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài với các Ban QLLĐ Việt Nam và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, dẫn đến việc theo dõi, bảo vệ quyền lợi người lao động gặp khó khăn; một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt hoạt động tuyển chọn, cung cấp kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi nước ngoài để làm việc…

Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 là 78.641 người (28.786 nữ) đạt 60,5% kế hoạch năm 2020 (kế hoạch năm 2020 đưa 130.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), bằng 112,3% kế hoạch đã điều chỉnh năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (năm 2020, dự tính kế hoạch sau khi điều chỉnh là 70.000 lao động) bằng 51,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

4.2 Mô tả mẫu của nghiên cứu

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là Thực tập sinh đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hoặc đang ở Việt Nam (đã về nước hoặc đang chờ nhập cảnh) từ năm 2018. Khảo sát được thực hiện online, sau khi sàn lọc các câu trả lời không phù hợp, còn lại 215 câu trả lời đạt yêu cầu. Sau đó, mẫu được mã hóa và đưa vào xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20, phân loại 215 TTS theo độ tuổi, giới tính, nơi đang sinh sống, phí tham gia chương trình, nguồn tiền để tham gia chương trình, vùng miền công ty phái cử. Với cỡ mẫu n=215, mẫu được thống kê như sau:

4.2.1 Độ tuổi

Bảng.4.7: Thống.kê.mẫu.theo.Độ.tuổi

n=215 Tần.số Phần. Phần.trăm Phần.trăm trăm hợp.lệ tích lũy Dưới 25 tuổi 61 28,4 28,4 28,4 25-30 tuổi 114 53,0 53,0 81,4 31-35 tuổi 32 14,9 14,9 96,3 Trên 35 tuổi 8 3,7 3,7 100,0 Tổng 215 100,0 100,0

(Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát)

Từ kết quả có thể thấy 61 TTS dưới 25 tuổi tham gia khảo sát, chiếm 28,4%; 114 TTS từ 25~30 tuổi tham gia khảo sát, chiếm 53%; có 32 TTS từ 31~35 tuổi tham gia khảo sát, chiếm 14,9%; 8 TTS trên 35 tuổi tham gia khảo sát, chiếm 3,7%.

Nhận xét:

TTS ở độ tuổi từ 18~30 tuổi chiếm 81,4% (nhiều nhất là độ tuổi 25~30 tuổi), phù hợp với tình hình thống kê thực tế ở Nhật Bản đã trình bày ở phần trên. (TTS dưới 30 tuổi thống kê tại Nhật năm 2019 là 78%).

Nhật Bản có xu hướng tuyển lao động tập trung vào độ tuổi từ 18~30 tuổi, trong đó tốt nhất là độ tuổi từ 25~30 tuổi, vì đây là độ tuổi lao động đã có kinh nghiệm làm việc, còn sức khỏe và sức trẻ để tiếp tục tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, cống hiến.

4.2.2 Giới tính

Bảng 4.8 : Thống.kê.mẫu.theo.Giới.tính

n=215 Tần.số Phần. Phần.trăm Phần.trăm trăm hợp.lệ tích.lũy

Nữ 70 32,6 32,6 32,6

Nam 145 67,4 67,4 100,0

Tổng 215 100,0 100,0

(Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát)

Có thể thấy 70 TTS giới tính Nữ tham gia khảo sát, chiếm 32,6%; 145 TTS giới tính Nam tham gia khảo sát, chiếm 67,4%.

Nhận xét:

TTS Nam tham gia khảo sát chiếm tỷ trọng cao hơn TTS nữ phù hợp với tình hình thống kê thực tế ở Nhật Bản đã trình bày ở phần trên. (tỷ trọng TTS Nam thống kê tại Nhật năm 2019 là 58%, Nữ là 42%).

Nhật Bản có xu hướng tuyển lao động Nam nhiều hơn so với Nữ. Có thể lý giải theo thống kê ở phần trên, đến năm 2019 tỷ trọng TTS ngành Xây dựng và cơ khí là 36,9% là 2 ngành phần lớn chỉ tuyển Nam. Các ngành còn lại như Nông nghiệp; Chế biến thực phẩm; Ngư nghiệp… có xu hướng tuyển đồng đều cả Nam và Nữ, do đó số lượng TTS Nam sẽ có xu hướng nhiều hơn TTS Nữ.

4.2.3 Nơi sinh sống

Bảng 4.9 : Thống.kê.mẫu theo Nơi sinh sống

n=215 Tần.số Phần. Phần.trăm Phần.trăm trăm hợp.lệ tích.lũy

Việt Nam (đã về nước) 54 25,1 25,1 25,1

Nhật Bản 99 46,0 46,0 71,2

Việt Nam (đang chờ bay) 62 28,8 28,8 100,0

Tổng 215 100,0 100,0

Từ kết quả khảo sát, có thể thấy 54 TTS đang sinh sống tại Việt Nam (đã về nước) tham gia khảo sát, chiếm 25,1%; 99 TTS đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản tham gia khảo sát, chiếm 46%; có 62 TTS đang học tập ở Việt Nam (đang chờ nhập cảnh) tham gia khảo sát, chiếm 28,8%.

Nhận xét:

TTS đang làm việc tại Nhật Bản và dự định làm việc tại Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao (74,8%). Do đó, sự hài lòng của các đối tượng này sẽ tác động đến chất lượng của TTS Việt Nam đối với các công ty tiếp nhận Nhật Bản. Đồng thời, cũng sẽ góp phần ảnh hưởng đến việc thu hút lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

4.2.4 Phí tham gia chương trình

Bảng 4.10 : Thống kê mẫu theo Phí tham gia chương trình

n=215 Tần.số Phần. Phần.trăm Phần.trăm trăm hợp.lệ tích.lũy Dưới 100 triệu 76 35,3 35,3 35,3 100-150 triệu 93 43,3 43,3 78,6 150-200 triệu 37 17,2 17,2 95,8 Trên 200 triệu 9 4,2 4,2 100,0 Tổng 215 100,0 100,0

(Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát)

Từ bảng trên, có thể thấy 76 TTS nộp khoản phí dưới 100 triệu tham gia khảo sát, chiếm 35,3%; 93 TTS nộp khoản phí 100~150 triệu tham gia khảo sát, chiếm 43,3%; 37 TTS nộp khoản phí 150~200 triệu tham gia khảo sát, chiếm 17,2%; 9 TTS nộp khoản phí trên 200 triệu tham gia khảo sát, chiếm 4,2%.

Nhận xét:

Theo công văn 1123/ LĐTBXH-QLLĐNN về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp chấn chỉnh đưa TTS Việt Nam sang Nhật Bản năm 2016, khoản 4 a quy định khoản phí được phép thu từ TTS không quá 3600USD/ người/ hợp đồng 3 năm, phí đào tạo tiếng Nhật không quá 5.900.000 VND/ khóa tiếng Nhật (khoảng 3,5 tháng

nếu 1 ngày học 8 tiết), tương ứng 520 tiết/ khóa học. Như vậy, có thể thấy chi phí 1 TTS cần chuẩn bị để tham gia chương trình khoảng 88 triệu VND cho khóa 3,5 tháng học tiếng cơ bản, chưa bao gồm chi phí ăn ở, tài liệu đồng phục.

Tuy nhiên, thực tế để đảm bảo chất lượng tiếng Nhật cho TTS để tự tin làm việc khi nhập cảnh, các công ty phái cử thường tăng số tiết đào tạo và thời gian đào tạo để tăng chất lượng cho lao động, nên các khoản phí trên thường sẽ phát sinh thêm khoản phí đào tạo lên trình độ cao hơn, thời gian đào tạo có thể kéo dài hơn khoảng 6~8 tháng. Kết hợp với chi phí ăn ở, sinh hoạt, đồng phục, giáo trình định hướng trong thời gian học nội trú chờ nhập cảnh, chi phí sẽ ở khoảng 100~150 triệu VND tùy vào thời gian học chờ nhập cảnh, phí ăn ở sinh hoạt của lao động (trung bình khoảng 120 triệu VND). Nếu phát sinh ngoài ngưỡng trên, khả năng TTS đã phải tốn thêm những khoản phí trung gian hoa hồng không hợp lệ.

Do đó, cho thấy 35,3% TTS tham gia khảo sát xu hướng đã tốn những khoản chi phí hợp lệ (dưới 100 triệu); 43,3% TTS tốn chi phí (100~150 triệu) xu hướng nộp chi phí hợp lệ và được đào tạo sâu thêm về ngôn ngữ, ăn uống sinh hoạt ở mức thoải mái trong thời gian chờ bay, tuy nhiên cũng có khả năng không được đào tạo như vậy mà phải chi trả thêm những khoản chi phí trung gian; 21,4% TTS tốn chi phí (trên

150 triệu) khả năng cao đã tốn những khoản phí trung gian không hợp lệ. Điều này, khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của TTS, cụ thể sẽ phân tích ở phần sau.

4.2.5 Nguồn tiền để tham gia chương trình

Bảng 4.11: Thống kê mẫu theo Nguồn tiền để tham gia chương trìnhn=215 Tần.số Phần. Phần.trăm Phần.trăm n=215 Tần.số Phần. Phần.trăm Phần.trăm

trăm hợp.lệ tích.lũy

Tự tiết kiệm 29 13,5 13,5 13,5

Vay mượn bạn bè,gia đình 110 51,2 51,2 64,7

Vay mượn ngân hàng 70 32,6 32,6 97,2

Chính sách trả chậm 6 2,8 2,8 100,0

Tổng 215 100,0 100,0

Từ bảng trên, cho thấy có 29 TTS với nguồn tiền để tham gia chương trình từ tiền tiết kiệm, chiếm 13,5%; có 110 TTS với nguồn tiền để tham gia chương trình từ tiền vay mượn bạn bè gia đình, chiếm 51,2%; có 70 TTS với nguồn tiền để tham gia chương trình từ tiền vay mượn ngân hàng, chiếm 32,6%; có 6 TTS với nguồn tiền

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-12.NGUYEN THI NGOC THANH (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)