Các nhân tố PV, DT, HC, NV, CP đều có tác động đến sự hài lòng của TTS, các giả thuyết H1, H3, H4, H5, H6 được chấp nhận.
Sơ kết chương 4
Chương 4 nêu lên kết quả về mẫu nghiên cứu thông qua thống kê mô tả, kết quả về độ tin cậy của các thang đo dựa trên đánh giá hệ số Cronbach's Alpha. Tiếp đến là kiểm định sự phù hợp của mô hình với các giả thuyết đã đưa ra. Sau khi phân tích mô hình hồi quy, có thể thấy có 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của TTS đến chất lượng dịch vụ Tuyển chọn – Đạo tạo của các công ty phái cử khi tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản. 5 nhân tố đó là : (1) Công tác hành chính – xử lý vấn đề (HC) với β4 = 0,307; (2) Tổ chức phỏng vấn (PV) với β1 = 0,248; (3) Chi phí tham gia chương trình (CP) với β6 = 0,19; (4) Chương trình đào tạo (DT) với β3 = 0,137; (5) Đội ngũ nhân viên – giáo viên với β5 = 0,113
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO
5.1 Kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Thực tập sinh kỹ năngViệt Nam Việt Nam
Bảng 5.1 : Thống kê mô tả nhân tố Sự hài lòng (HL)
Mã Biến quan sát Giá trị Cỡ mẫu
hóa trung bình
HL1 Bạn sẽ giới thiệu cho người thân/ bạn bè cùng học tại 3,85 215 công ty phái cử mà bạn đã tham gia
HL2 Cảm thấy đúng đắn khi chọn công ty phái cử bạn đã 3,85 215 tham gia
HL3 Cảm thấy đúng đắn khi chọn học tiếng Nhật và đi 4,29 215 Nhật làm việc
(Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát)
Về sự hài lòng của TTS kỹ năng với chất lượng dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo của các công ty phái cử tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy TTS tương đối hài lòng với chất lượng dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo. Trung bình của biến HL1, HL2, HL3 lần lượt là 3,85; 3,85; 4,9 và trung bình biến HL là 3,997 trên thang đo Likert 5 cho thấy TTS hài lòng với dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo. Như đã phân tích ở trên 87,9% TTS khảo sát đã tham gia chương trình thông qua các công ty phái cử ở Miền Nam, có thể thấy các công ty ở khu vực phía Nam đang làm khá tốt dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo này.
Về thang đo, có thể thấy tất cả thang đo trong nghiên cứu đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,7 nên toàn bộ thang đo sử dụng ở đây là đáng tin cậy và có thể được sử dụng ở những nghiên cứu khác.
Về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của TTS kỹ năng, nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của TTS đối với chất lượng dịch vụ Tuyển
chọn – Đào tạo của các công ty phái cử tại VN, đặc biệt là các công ty phái cử ở khu vực miền Nam. Trong đó:
Nhân tố Công tác hành chính – giải quyết vấn đề (HC) có tác động mạnh nhất với β4 = 0,307. Điều này chứng tỏ TTS quan tâm nhiều đến việc được hướng dẫn cụ thể chi tiết về hồ sơ, giấy tờ thủ tục xuất nhập cảnh, chi tiết về công ty, XN nơi họ sẽ làm việc, đồng thời cũng quan tâm đến tính xác đáng hợp lý trong việc xử lý vấn đề. Có thể lý giải mục tiêu khi tham gia chương trình TTS kỹ năng của người lao động chính là được làm việc, học hỏi ở nước ngoài để tăng thu nhập cũng như trau dồi tay nghề, là một điều vốn dĩ xa lạ, mới mẻ với người lao động. Đồng thời, họ cần tốn một khoản chi phí khá lớn để tham gia, do đó công tác hành chính – giải quyết vấn đề là điều mà họ quan tâm nhất khi thực hiện mục tiêu của mình.
Tiếp theo tác động giảm dần lần lượt là các nhân tố Tổ chức phỏng vấn (PV) với β1 = 0,248; Chi phí tham gia chương trình (CP) với β6 = 0,19; Chương trình đào tạo với β3 = 0,137. Nhân tố tác động ít nhất là Đội ngũ nhân viên – giáo viên với β5 =0,113. Điều này cho thấy, việc tổ chức phỏng vấn chọn được đơn tốt và đậu phỏng vấn là mối quan tâm thứ 2 của lao động sau vấn đề thủ tục hành chính-xử lý vấn đề. Vì tâm lý TTS khi tham gia đều muốn chọn làm việc ở những công ty có đãi ngộ tốt, lương cao ở Nhật và quyết tâm để đậu những công ty như vậy nên nhân tố này tác động thứ 2 là kết quả hợp lý đối với tâm lý người lao động. Yếu tố "Chi phí" cũng quan trọng, nhưng tác động thứ 3. Điều này có thể lý giải vì khi quyết định tham gia chương trình, người lao động cũng đã được tư vấn giải thích và nghe những người quen biết nói về việc sẽ tốn một khoản chi phí không nhỏ, nên họ đã hiểu được việc chắc chắn sẽ tốn kém khi quyết định đi Nhật làm việc. Tuy nhiên, sự hài lòng của họ sẽ bị tác động bởi chi phí này có phù hợp với khả năng tài chính hay không, so với các công ty phái cử khác thì cao hay thấp hơn, quyền lợi đi kèm nhiều hay ít hơn. Vì đi Nhật chọn được công ty tốt là mục tiêu cuối cùng, nên yếu tố "Tổ chức đào tạo" và "Đội ngũ nhân viên giáo viên nhân viên" tác động thứ 4 và thứ 5 là điều có thể lý giải. Điều này chứng tỏ TTS cũng quan tâm đến 2 yếu tố này nhưng vì có những mối
bận tâm khác như phân tích ở trên nên sự tác động của 2 yếu tố này là phù hợp nhưng không cao hơn so với các yếu tố khác.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy nhân tố Cơ sở vật chất (CS) không có ý nghĩa thống kê, tức là không tác động đến sự hài lòng của TTS. Điều này cũng phù hợp với thực tế của ngành, vì như đã phân tích ở trên TTS khi quyết định tham gia chương trình thì mục tiêu chủ yếu là sang Nhật làm việc, công việc ổn định, và trong thời gian khoảng 6 tháng chờ nhập cảnh, sẽ lo tập trung học tập. Điều TTS quan tâm lo lắng nhiều là khoản phí phải đóng (khoảng 100 triệu), lô trình đóng tiền, học tập, TTS có xu hướng không quan tâm lắm đến cơ sở vật chất.
Do đó, kết quả giải thích được Với mức ý nghĩa 5% (độ tin cậy 95%) sự hài lòng của TTS khi ở VN bị tác động mạnh nhất bởi chất lượng hành chính (thủ tục, hồ sơ,...), tiếp theo là chất lượng tổ chức PV, chi Phí. Còn với mức ý nghĩa 10% (độ tin cậy 90%), giải thích thêm được 2 nhân tố là: chất lượng đào tạo và thái độ nhân viên cũng tác động nhưng không nhiều đến sự hài lòng của TTS. Yếu tố Cơ sở vật chất không tương quan và có ý nghĩa trong mô hình này. Điều này chứng tỏ, TTS quan tâm nhiều đến dịch vụ hồ sơ giấy tờ, đơn tuyển, thủ tục hành chính và chi phí trong thời gian chờ nhập cảnh vào Nhật Bản, còn những yếu tố khác họ không khắt khe trong đánh giá. Cho thấy đặc trưng của ngành là dịch vụ về giáo dục, nhân sự nhưng lại khác với các dịch vụ giáo dục, nhân sự khác.
Vì vậy, để nâng cao sự Hài lòng của TTS trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp liên quan với từng nhóm nhân tố để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo. Như đã nêu ra ở chương 4, một trong những thực trạng không tốt hiện tại của Nhật Bản đó là hiện trạng lao động bất hợp pháp, bỏ trốn, vi phạm hợp đồng do thiếu kiến thức liên quan và không được định hướng rõ ràng. Đồng thời, vì số lượng TTS người Việt Nam ở nhật đang chiếm tỷ trọng cao nhất so với các quốc gia khác, do đó khi nâng cao chất lượng dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo khi còn ở VN, sẽ góp phần nâng cao sự hài lòng của TTS từ đó là nền tảng khi sang Nhật làm việc học hỏi tay nghề, với những kiến thức đã được đào tạo tại VN, TTS cũng sẽ làm hài
lòng khách hàng đầu Nhật Bản (các công ty tiếp nhận), từ đó góp phần nâng cao chất lượng hài lòng của khách hàng Nhật Bản về chất lượng lao động của VN.
5.2 Đề xuất nâng cao mức độ hài lòng của Thực tập sinh kỹ năng VN khi tham gia chương trình thực tập tại Nhật Bản đối với dịch vụ Tuyển chọn – đào tạo 5.2.1 Thống kê mô tả và đề xuất về nhóm nhân tố “Tố chức phỏng vấn” 5.2.1.1 Thống kê mô tả nhân tố "Tổ chức phỏng vấn"
Bảng 5.2: Thống kê mô tả nhân tố Tố chức phỏng vấn (PV)
Mã Biến quan sát Giá trị Cỡ mẫu
hóa trung bình
PV1 Thủ tục đăng ký tham gia đơn giản, chọn được đơn tuyển 3,89 215 mong muốn
PV2 Đơn tuyển tốt, lương cao 3,60 215
Được hướng dẫn, luyện phỏng vấn để nâng cao khả năng
PV3 trúng tuyển 4,22 215
Được thông báo kết quả nhanh chóng sau khi phỏng vấn
PV4 (trong vòng 1 tuần), nếu không đậu được xếp phỏng vấn 4,23 215 đơn khác ngay
PV Tố chức phỏng vấn 3,985 215
(Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát)
Giá trị trung bình của nhân tố Tổ chức phỏng vấn (PV) là 3,985 tương đối cao, cho thấy TTS hài lòng với việc tổ chức phỏng vấn của các công ty phái cử. Từng biến quan sát cũng có giá trị trung bình khác nhau, từ đó sẽ có những giải pháp đề xuất ở phần tiếp theo để nâng cao sự hài lòng của TTS đối với nhân tố này.
5.2.1.2 Đề xuất về nhóm nhân tố “Tố chức phỏng vấn”
Trong phân tích hệ số hồi quy, nhân tố Tổ chức phỏng vấn có β1 = 0,248 tác động mạnh thứ 2 đến sự hài lòng của TTS, đồng thời kiểm định giả thuyết cũng đã chấp nhận H1 với mức ý nghĩa 5%. Tức là: Hoạt động Tổ chức phỏng vấn có tương
quan dương (+) với sự hài lòng của TTS Kỹ năng. Do đó để nâng cao mức độ hài lòng của TTS đối với nhân tố Tổ chức phỏng vấn, người viết có một số đề xuất dựa trên xem xét trung bình các biến quan sát như sau:
Biến quan sát "Đơn tuyển tốt, lương cao" có giá trị trung bình thấp nhất là 3,6. Cho thấy TTS sẽ hài lòng hơn nếu được tham gia những đơn tuyển có mức lương và đãi ngộ tốt.
Đề xuất: (1) Các công ty phái cử cần sàn lọc kỹ các đơn tuyển từ phía đầu Nhật Bản,
cụ thể là đàm phán về các điều kiện về lương giờ cao hơn mức lương tối thiểu vùng từ đó lương ngày, lương tháng sẽ được cải thiện.; (2) Hướng tới mức lương tháng để đảm bảo thu nhập tối thiểu cố định mỗi tháng cho lao động thay vì lương giờ và lương ngày; (3) Đàm phán mức phụ cấp, thưởng cho TTS nếu có năng lực Nhật ngữ tốt; (4) Trợ cấp đi lại nếu đi công trình; (5) Ngoài tham gia bảo hiểm theo quy định, đàm phán cho TTS tham gia thêm bảo hiểm tổng hợp, bảo hiểm xây dựng (đối với ngành xây dựng) để được nhiều quyền lợi hơn. (6) Đàm phán có các khoảng thưởng tăng lương mỗi năm để khuyến khích TTS (thông thường TTS không được thưởng tăng lương, chỉ dc tăng lương giờ nếu lương tối thiểu vùng tăng); (7) Đàm phán để tiền nhà mỗi tháng giảm xuống còn khoảng 10.000 yên (khoảng 2 triệu VNĐ), vì thông thường tiền nhà mỗi tháng khoảng 20.000~30.000 yên (khoảng 4~6 triệu), (8) Với tất cả các ngành nghề, sàn lọc các đơn tuyển có lương về tay (lương net) sau khi trừ các khoản thuế bảo hiểm tiền nhà khoảng từ 120.000 yên trở lên (khoảng 24 triệu VND chưa tính tăng ca), (9) Đảm bảo tăng ca trung bình khoảng 20 tiếng/ tháng, nếu công ty ít tăng ca, đề xuất tăng mức lương về tay
Biến quan sát "Thủ tục đăng ký tham gia đơn giản, chọn được đơn tuyển mong muốn" có giá trị trung bình là 3,89 thấp thứ nhì, cho thấy TTS sẽ hài lòng hơn nếu Thủ tục tham gia chương trình tinh gọn hơn, và TTS có nhiều lựa chọn hơn khi tham gia chương trình
Đề xuất: (1) Tăng cường đăng ký phỏng vấn online thay; (2) Lấy thông tin và xác
trợ luôn các dịch vụ chụp ảnh, sao y công chứng thay vì để TTS tự làm tốn thêm thời gian; (4) Chính sách cọc trước phỏng vấn phù hợp; (5) Hưỡng dẫn kỹ rõ, cung cấp các bệnh viện cụ thể đủ năng lực khám và cấp chứng nhận đủ sức khỏe đi XKLĐ ở từng tỉnh thành nơi TTS đang sinh sống; (5) Nếu tập trung được liên kết với bệnh viện để ưu tiên khám riêng cho TTS của từng công ty phái cử; (6) Thương thảo với đối tác Nhật để có đa dạng đơn tuyển; (7) Nếu có sự sắp xếp TTS vào các đơn tuyển không đúng với nguyện vọng đăng ký, cần giải thích rõ và thuyết phục và chỉ tổ chức phỏng vấn nếu TTS đồng ý tham gia; (8) Giải thích rõ ràng nếu TTS không phù hợp với đơn tuyển mà họ mong muốn.
Biến quan sát " Được hướng dẫn, luyện phỏng vấn để nâng cao khả năng trúng tuyển " có giá trị trung bình là 4,22 cao thứ nhì, cho thấy TTS sẽ hài lòng hơn nếu việc hướng dẫn luyện phỏng vấn được tổ chức chặt chẽ hơn, khả năng trúng tuyển của TTS cao hơn.
Đề xuất: (1) Hướng dẫn kỹ về tác phong, tư thế, diễn biến buổi phỏng vấn; (2) Hướng
dẫn bài tự giới thiệu và luyện cho TTS nói trôi chảy tự tin; (3) Phỏng vấn nháp trước khi phỏng vấn thật; (4) Thị phạm rõ ràng và có các video hướng dẫn chi tiết; (5) Giải thích và đưa ra lời khuyên rút kinh nghiệm nếu TTS trượt phỏng vấn; (6) Quan tâm đặc biệt, hướng dẫn tăng cường với các TTS trượt phỏng vấn trên 3 lần.
Biến quan sát " Được thông báo kết quả nhanh chóng sau khi phỏng vấn (trong vòng 1 tuần), nếu không đậu được xếp phỏng vấn đơn khác ngay" có giá trị trung bình là 4,23 cao nhất, cho thấy TTS sẽ hài lòng hơn nếu sau khi phỏng vấn được thông báo kết quả nhanh chóng và được phỏng vấn lại nhanh chóng nếu bị trượt để tiết kiệm thời gian và chi phí khi chờ đợi, ảnh hưởng tâm lý.
Đề xuất: (1) Đốc thúc khéo léo để khách Nhật đưa ra kết quả trong ngày hoặc chậm
nhất 3 ngày sau phỏng vấn; (2) Xác nhận kỹ ý chí TTS sau khi đậu để không có ứng viên dự bị; (3) Nếu có UV dự bị, thương thảo để giải phóng UV dự bị nhanh chóng (khoảng 3 ngày sau phỏng vấn); (4) Tăng cường kinh doanh đầu phía Nhật (bước đầu của chuỗi cung ứng) để số lượng đơn tuyển đa dạng liên tục, nhằm UV sau khi bị trượt sẽ được sắp xếp phỏng vấn lại nhanh chóng (trong vòng 1 tuần sau khi trượt).
5.2.2 Thống kê mô tả và đề xuất về nhóm nhân tố “Cơ sở vật chất” 5.2.2.1 Thống kê mô tả nhóm nhân tố “Cơ sở vật chất”
Bảng 5.3: Thống kê mô tả nhân tố Cơ sở vật chất (CS)
Mã Biến quan sát Giá trị Cỡ mẫu
hóa trung bình
Trường học/ văn phòng công ty ở vị trí dễ tìm kiếm, kiến
CS1 trúc đẹp ấn tượng, khuôn viên đảm bảo các hoạt động 4,12 215 đội nhóm như thể thao, ngọai khóa
CS2 Phòng học đúng tiêu chuẩn diện tích, ánh sáng, vệ sinh, 4,21 215 trang bị đủ thiết bị dạy học (tivi/màn chiếu,….)
CS3 Căn tin đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp 3,84 215 Website, các trang truyền thông (facebook, youtube…)
CS4 truyền tải thông tin hấp dẫn, đáng tin cậy, đơn tuyển 3,80 215 lương cao
CS Cơ sở vật chất 3,99 215
(Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát)
Giá trị trung bình của nhân tố Cơ sở vật chất (CS) là 3,99 tương đối cao, cho thấy TTS hài lòng với Cơ sở vật chất của các công ty phái cử. Tuy nhiên từng biến quan sát lại cho ra kết quả nói lên rõ hơn sự hài lòng của TTS, từ đó có những giải pháp đề xuất ở phần tiếp theo để nâng cao sự hài lòng của TTS đối với nhân tố này.
5.2.2.2 Đề xuất về nhóm nhân tố “Cơ sở vật chất”
Trong phân tích hồi quy, nhân tố Cơ sơ vật chất không có ý nghĩa thống kê nên không đưa vào phương trình hồi quy bội. Theo kiểm định giả thuyết thì bác bỏ H2: Cơ sở vật chất (cơ sở đào tạo, văn phòng tư vấn) có tương quan (+) với sự hài lòng của TTS Kỹ năng. Tức là cơ sở vật chất không tương quan với Sự hài lòng của TTS.
Cho thấy, các yếu tố cơ sở vật chất như Trường lớp, căn tin, website… của công ty không tác động đến sự hài lòng của TTS đối với việc đi Nhật làm việc. Tuy nhiên, quan sát các giá trị trung bình bảng bên dưới, có thể thấy TTS sẽ có ấn tượng