PHẦN I : ĐẶT VẤNĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
3.4. Đối với cha mẹ học sinh
Trên thực tế, để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ có vai trò của nhà trường, mà còn rất cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của gia đình và toàn xã hội. Đó là ba môi trường giáo dục quan trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc để cùng giáo dục, hình thành nhân cách và vun đắp sự trưởng thành của một con người. Nguyên lý giáo dục ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần,còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. chính vì những yêu cầu đó mà gia đình cần thực hiện tốt các kỹ năng sau:
(a)Kỹ năng hợp tác với giáo viên và nhà trường.
Hội cha mẹ học sinh , mỗi phụ huynh học sinh cần tích cực chủ động để phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm, quan tâm đến sự thay đổi về tâm sinh lý của con em mình.
Phụ huynh thỉnh thoảng đến gặp GVCN,GVBM mà con mình học để tìm
hiểu quá trình học tập, rèn luyện tại trường .
Đối với những HS cá biệt, phụ huynh không nên giao phó hoàn toàn cho
GVCN và nhà trường.
Nếu phụ huynh sống xa con cái thì cần thường xuyên giữ liên lạc với GVCN,
đồng thời, khi có vấn đề xảy ra với con em mình mà GVCN cần gặp trực tiếp P.H thì nên nhờ người thân cận, có uy tín, có cách hành xử văn minh tới gặp GVCN.
Tại nhà, thường xuyên nhắc nhở con cái về việc thực hiện tốt nội quy , quy chế của trường, lớp.
Hình ảnh phối hợp giữa GVCN, nhà trường với phụ huynh Hs
(b)Kỹ năng tâm lý lứa tuổi và tư vấn nghề nghiệp.
HS THPT là lứa tuổi dậy thì, tâm sinh lý chưa ổn định, cái tôi trong cá nhân mỗi HS luôn trỗi dậy hoặc rất hợp tác với cha mẹ hoặc không hợp tác hoặc bề ngoài là con ngoan nhưng tiềm ẩn bên trong là sự đối kháng mãnh liệt. Chính vì lẽ đó, người làm cha làm mẹ cần chú ý tới con trẻ thường xuyên, hiểu và chia sẻ cùng các cháu những niềm vui, nỗi buồn tưởng chừng như nhỏ bé, vụn vặt.
Bên cạnh đó, phụ huynh HS cần chú ý tới vấn đề tình yêu tuổi học trò, đây là vấn đề nhạy cảm. nếu phụ huynh khắt khe quá thì các em tìm cách dấu diếm dẫn tới xảy ra các việc ngoài ý muốn. Vì vậy P.H cần vừa cương, vừa nhu, vừa phả xem chuyện tình yêu học trò là một quá trình phát triển bình thường để từ đó tư vấn cho các con cách yêu, trang bị cho các con kiến thức về sinh sản vị thành niên để các con biết mà phòng, tránh.
Cha mẹ với tư cách là nhà giáo dục đầu tiên khởi nguồn cho việc hình thành và phát triển nhân cách, cũng như định hướng nghề nghiệp của trẻ phù hợp với yêu cầu của thời đại, cụ thể là:
Cha mẹ phải là những tấm gương về tinh thần tận tụy và có trách nhiệm với công việc trong cuộc sống hằng ngày. Họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất nghề nghiệp cho con. Cha mẹ phải luôn cập nhật những kiến thức văn hóa nói chung và xu hướng phát triển nghề nghiệp nói riêng cũng như những tri thức về tâm lý lứa tuổi học sinh THPT. Có như vậy mới có thể giáo dục hướng nghiệp cho con cái một cách có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Gia đình phải là một tập thể đoàn kết, nhất trí về mục tiêu và phương pháp giáo dục hướng nghiệp cho con. Việc đánh giá những khả năng, mặt mạnh mặt yếu của từng thành viên gia đình để giáo dục định hướng cho con về phẩm chất, năng lực và sở trường. Trên cơ sở đó có điều kiện để phát huy vai trò của từng thành viên trong gia đình trong việc giúp con nhận ra khả năng của bản thân trong việc lựa
chọn nghề trong tương lai. Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT phải được thể hiện ở việc biết phát huy truyền thống nghề nghiệp của gia đình. Cha mẹ phải giúp con cái có hiểu biết đầy đủ về những nghề truyền thống tốt đẹp của gia đình, của dòng họ để các em có quyền tự hào và có trách nhiệm phát huy những nghề truyền thống đó.tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trong gia đình được xem xét trên các phương diện như nhu cầu, sở thích, năng lực và sở trường của các em. Nếu các em thường xuyên tham gia vào hoạt động giúp đỡ công việc nhà thì trong suy nghĩ sẽ dần hình thành một thái độ tích cực đối với lao động. Ngoài ra, cha mẹ thường có ảnh hưởng đến nội dung cuộc sống của con cái vì họ có nhiều kinh nghiệm thực tế, lại gần gũi nhất và hiểu rõ năng lực, sở thích của con cái. Trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho con cái, phụ huynh cần chú ý tới các vấn đề sau:
Lắng nghe nguyện vọng và cùng con tìm hiểu sở thích, điểm mạnh.
Nói không với áp đặt và cùng con chọn nghề.
Giúp con trải nghiệm thực tiễn và tích lũy kinh nghiệm thực tế
Tìm hiểu và phân tích tiềm năng phát triển của ngành ngề, nhu cầu xã
hội trong một thời gian tương lai 5 năm, 10 năm tới.
Cha mẹ chấp nhận giải pháp Đại học không phải là con đường duy
nhất., cho các con được tự học nghề theo năng khiếu. (c)Sự quan tâm đúng mực của gia đình với học sinh
Làm cha mẹ chúng ta luôn đặt trọn niềm yêu thương vô bờ đến với con trẻ, quan tâm quá mức, áp đặt con trẻ trong khuôn mẫu, bao bọc con trẻ trong môi trường chân không, không an tâm khi để trẻ ra ngoài một mình hoặc rời khỏi mắt của chúng ta. Chính vì điều này trẻ cảm thấy ngột ngạt, ỷ lại, không dám làm bất cứ việc gì, không đam mê, không có ý thức vươn lên, nhưng cũng có em đến tuổi dậy thì tthifmuoons khám phá thế giới xung quanh, muốn được làm những điều mới lạ… mà gặp phải sự quản lý chặt chẽ từ bố mẹ thì cảm thấy bí bách, xin một lần không được, hai lần cũng không xong sẽ sinh ra nói dối, trốn học, dễ theo thói hư tật xấu, không làm chủ được các hành động của mình,Vậy làm cha mẹ chưungs ta quan tâm con như tthees nào là đúng mức? Dưới đây là một vài giải pháp mà các bậc phụ huynh đã trải nghiệm và thu được những thành công tốt nhất.
Thứ nhất, Cha mẹ tạo được tính tự giác cho con cái, tự giác làm việc nhà, tự
giác học tập tự giác sắp xếp công việc cá nhân của mình. Không làm thay các việc cá nhân của con hoặc các công việc được các chị em quy định cho nhau, chẳng hạn: Chị giao cho em công việc rửa bát, nhưng mẹ hoặc bố làm thay ( trong hoàn cảnh không ốm đau) sẽ sinh ra sự tị nạnh, so bì…
Thứ hai, yêu thương, chăm sóc nhưng không bao bọc quá mức, phải tạo điều
kiện để cho con tiếp xúc với thực tiễn, cho con được trải nghiệm và tự chịu trách nhiệm trước kết quả mình có được.
Thứ ba, làm bạn với con. Trò chuyện cùng con về các vấn đề từ việc học,
chuyện quần áo, dày dép, chuyện bạn bè, chuyện yêu đương tuổi mới lớn, chuyện chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên….tất cả những vấn đề đó
được đề cập đến vấn đề “Được” và “Mất”. Tức là nên giáo dục con cái cẩn trọng trước khi quyết định một vấn đề nào đó.
Thứ tư, tôn trọng các thành quả của con dù đó là kết quả tồi tệ. Chúng ta biết
rằng, khi mình thất bại trong vấn đề nào đó thì bản thân mình cần có những gì thì con trẻ cũng cần những thứ đó, thậm chí con trẻ còn cần hơn rất nhiều lần chúng ta , vì con trẻ chưa có bản lĩnh tiếp nhận thất bại, do đó cha mẹ mà chế diễu hoặc khích bác sẽ đem đến sự đau đớn về mặt tinh thần, con trẻ dần mất niềm tin vào người thân, vào bản thân, từ đó sẽ sinh ra tính tự ti, nhút nhát…
Thứ năm, cùng con tham gia các trả nghiệm thực tiễn, cùng con tìm hiểu thế
giới xung quanh. Con trẻ sẽ rất vui khi được khám phá cuộc sống cùng người thân yêu, vì các con cảm giác được sự an toàn trong mỗi chuyến đi.
Thứ sáu, dạy con biết tôn trọng gia đình, yêu thương người thân, quý trọng
bạn bè. Dạy con biết cho đi nhưng cũng biết buông bỏ, biết lạc quan trong mọi tình huống xảy ra.