KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số KINH NGHIỆM NHẰM góp PHẦN xây DỰNG lớp học HẠNH PHÚC tại TRƯỜNG THPT (Trang 46)

PHẦN I : ĐẶT VẤNĐỀ

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận chung

Công tác xây dựng “Lớp học hạnh phúc” không chỉ là mối quan tâm của các giáo viên, các nhà quản lý giáo dục, mà còn là mong muốn của nhiều học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường với niềm vui, phấn khởi và quan hệ thầy trò ngày càng gắn bó, thân ái, tích cực để cùng phấn đấu vì mục tiêu chung: giáo dục, đào tạo các thế hệ học sinh có sức khỏe, đạo đức, lý tưởng, tri thức, kỹ năng và niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống. Hạnh phúc là khi mỗi học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ thầy cô, bạn bè. Hạnh phúc với thầy và trò đôi khi rất giản dị, một lời động viên, một lời phê tích cực thể hiện tình yêu thương; một giờ giảng hay, hấp dẫn; một phong cách giản dị, trong sáng, chuẩn mực với trí tuệ của thầy cô đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp trong các em học sinh. Hạnh phúc còn là khi nỗ lực, cố gắng được đền đáp, ghi nhận qua những điểm số chính xác, bằng những phần thưởng nhỏ động viên; là khung cảnh của trường lớp: bồn hoa, hàng cây, chậu cảnh; hình ảnh chuẩn mực của thầy cô, bè bạn; cảnh quan xanh - sạch- đẹp trong trường đều góp phần làm nên xúc cảm hạnh phúc, vui tươi, phấn khởi trong suy nghĩ tuổi học trò

Trong suốt quá trình xây dựng“Lớp học hạnh phúc” chúng tôi nhận ra rằng việc khó khăn nhất là mỗi giáo viên phải cố gắng thay đổi bản thân mình để đạt được hạnh phúc. Chúng ta đặt mục tiêu cho sự thay đổi trong từng gian đoạn, suy nghĩ và rút kinh nghiệm mỗi ngày. Hãy đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu học sinh, tìm hiểu kĩ hoàn cảnh và tính cách học sinh để tác động phù hợp. Trân trọng và hạnh phúc từ những điều bình dị nhất, ghi nhận sự tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi đã chia sẻ đến các thầy cô và được sự đồng tình rất lớn. Mô hình lớp học hạnh phúc sẽ nhân rộng ở các lớp khác trong trường.

Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ thông tin…sẽ tác động rất lớn đến tình cảm, nhân cách của học sinh. Các tệ nạn xã hội, trào lưu xấu, bệnh trầm cảm học học đường, bạo lực và suy thoái đạo đức của thanh niên tăng nhanh chóng. Vì vậy cả xã hội phải cùng nhau xây dựng một ngôi trường lành mạnh, vui vẻ và hạnh phúc để giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, lối sống và kiến thức văn hóa. Việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” là tiền đề để xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên từng địa phương..

2. Khả năng phát triển và mở rộng đề tài

Hành trình xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, trường học hạnh phúc không hề đơn giản, dễ dàng mà đó là một hành trình dài, nhiều khó khăn, trở ngại và thậm chí nhiều thử thách. Nhưng với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền; sự đồng lòng, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và xã hội, đặc biệt với sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong ngành, chúng ta tin tưởng rằng sẽ có nhiều“Lớp học

hạnh phúc”, trường học hạnh phúc ở các cấp học trong toàn ngành đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Đề tài này có thể nhân rộng và phát triển ở tất cả các lĩnh vực khác như cơ quan hành chính, công ty, xí nghiệp… để tiến tới một xã hội hạnh phúc.Tạo đà cho sự phát triển toàn diện của xã hội.

3. Kiến nghị

- Mong được sự quan tâm của Cấp ủy, Ban giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong công cuộc xây dựng lớp học hạnh phúc.

- Mong được sự quan tâm về của chính quyền địa phươngtạo dựng cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo an ninh xung quanh trường học tốt nhất để HS, cán bộ, GV, nhân viên nhà trường được an tâm đến trường.

- Đề tài dựa trên ý kiến chủ quan của cá nhân Gv, rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguồn Internet 1. Nguồn Internet

2. Cẩm nang hạnh phúc ( của thầy Thích Nhất Hạnh)

3. Cẩm nang tâm lý học đường (NXB VH –VN. Nhóm tác giả: PGS.TS Trần Thị Lệ Thu, PGS.TS Trần Thành Nam. Ths. Nguyễn Thị Phương). 4. Sách Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ( NXB VH. Tác giả Trác Nhã-

người dịch Nguyễn Phương Thảo).

V. PHỤ LỤC

1. Một số hình ảnh về môi trường xanh- sạch - đẹp tại hai trường THPT Thái Hòa và THPT Tây Hiếu

3. Một số hình ảnh về hoạt động trải nghiệm của học sinh tại trường THPT Thái Hòa, THPT Tây Hiếu.

5. Các câu lạc bộ trong nhà trường dành cho HS trải nghiệm

6. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HS CÁ BIỆT.

Căn cứ nghị định số 80/2017/ NĐ- CP, ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định môi trường Giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;

- Thực hiện công văn số 77/SGDĐT-CTTT ngày 15 tháng 01 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 31 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tư vấn cho học sinh.

- Thực hiện công văn số 1970/SGDĐT- VP ngày 20 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện các lĩnh vực công tác năm học 2021 – 2022 của Sở GD&ĐT Nghệ An

Nay cá nhân tôi xây dựng “Kế hoạch giáo dục học sinh cá biệt” năm học 2021- 2022 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU 1. Mục đích

- Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm.Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục.Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa,vừa có nhân cách làm người.

-Hướng tới một nền giáo dục toàn diện, đào tạo ra những thế hệ con người vừa “hồng” vừa “chuyên”.

- Giúp bản thân tự học hỏi và nâng cao kiến thức về việc tìm hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh THPT

- Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt các mặt đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh.

- Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập và phong trào. - Học sinh biết rèn luyện đạo đức, biết thương yêu, thân thiện với nhau.

2. Yêu cầu

- Giáo viên giúp học sinh có kĩ năng sống, năng nổ trong mọi phong trào trường lớp, tự tin hơn trong cuộc sống.

- Giáo viên khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh, tạo được niềm hứng thú trong học tập để góp phần phát triển toàn diện học sinh đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới.

- Nhằm đưa ra những giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng cũng như tổ chức giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh và chống học sinh bỏ học.

- Giáo viên chia sẻ một số kinh nghiệm và cùng trao đổi, học tập thêm ở những giáo viên khác để có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đạt được kết qủa tốt hơn.

- Nhằm đưa ra những giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm nâng cao chất lượng cũng như tổ chức giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh và chống học sinh bỏ học.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

Các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp, có hành vi xấu, hay gây gỗ, chửi thề, nói tục, ý thức học tập không có, kết quả học tập yếu kém, lười học tập và không biết vâng lời thầy cố, bố, mẹ ….

III. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Phát hiện học sinh cá biệt

- Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định.

- Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác

- Những em học sinh cá biệt thường có đặc điểm thích chơi hơn học,"nổi loạn", bướng bỉnh, kết quả học tập kém.

2. Phân loại học sinh cá biệt

- Học sinh hay trốn học đi chơi điện tử, lừa dối cha mẹ, thầy cô, giả tạo chữ kí của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép;

- Học sinh dọa nạt bạn bè thậm chí đánh nhau; lảng tránh các hoạt động tập thể;

-Tiêu sài các khoản phí của bố mẹ cho để đóng góp với nhà trường

- Ăn tiêu quá mức: nhu cầu của các em vượt quá khả năng cung cấp của gia đình, nên dẫn đến trộm cắp, phạm pháp, lừa dối.

- Vô kỷ luật, vô lễ: Các em thường sống buông thả, tự do, nói năng ứng xử tuỳ tiện, ít suy nghĩ trước khi nói và hành động với bạn bè và thầy cô.

- Hay gây gổ, đánh nhau: Các em thường coi trọng bản thân; Thích được đề cao sức mạnh và khẳng định sức mạnh của mình trước người khác .

- Lười biếng, ích kỷ.

+ Học sinh này thường ngại khó, ngại khổ, không có lòng kiên trì, thiếu bản lĩnh, không quyết đoán, ngại lao động và học tập.

+ Những em này thường là những nguyên nhân của những cuộc ganh đua bè phái, thiếu lành mạnh trong lớp, hay gian lận trong kiểm tra thi cử.

3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân phía gia đình:

- Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn : - Gia đình có cha mẹ bất hòa, không hạnh phúc

- Gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái : * Nguyên nhân về phía môi trường xã hội:

- Do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin, dịch vụ như Internet, karaoke... đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ như: trốn học để chơi điện tử, đánh bạc, hút thuốc lá...

- Các kênh truyền hình chiếu một số bộ phim có mang những hình ảnh bạo lực làm cho các em dễ dàng bắt chước.

- Một số tụ điểm ăn chơi hàng ngày đập vào mắt các em làm cho các em không tự chủ, tham gia không có ý thức dần dần tiêm nhiễm và trở thành học sinh hư.

* Nguyên nhân phía học sinh

- Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi có nhiều thay đổi phức tạp, suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.

- Do gia đình nuông chiều, bố mẹ mải làm ăn kiếm tiền ít quan tâm giáo dục con cái nên con họ dễ ảnh hưởng bởi những mối quan hệ xấu.

- Những học sinh cá biệt thường gặp phần lớn là những em có lực học yếu kém. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam.

- Các em sống trong những gia đình không có nền nếp, ít chú ý giáo dục con cái, thường cha mẹ ly dị hoặc chết, các em sống với người thân.

- Do các em chịu ảnh hưởng phim truyện kiếm hiệp, hành động hoặc có quan hệ dân xã hội đen, cũng có khi ảnh hưởng tiêu cực của gia đình.

IV. GIẢI PHÁP

- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp,10 phút đầu buổi, các hoạt động ngoại khóa.

- Nắm bắt hoàn cảnh gia đình để hỗ trợ, giúp đỡ:

+ GVCN lập kế hoạch đi thăm gia đình học sinh trong lớp để hiểu hơn về hoàn cảnh của học sinh và có biện pháp giáo dục phù hợp.

+ Thông qua sổ liên lạc điện tử, để thông báo thường xuyên mỗi tuần 01 lần. + Thông qua điện thoại: Giáo viên chủ nhiệm cho phụ huynh đăng ký số điện thoại và thông báo số điện thoại của mình cho phụ huynh học sinh biết, ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm. Giáo viên chủ nhiệm có thể liên lạc trực tiếp với phụ huynh học sinh bằng số điện thoại khi cần thiết và ngược lại phụ huynh học sinh có thể liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm thông tin về học sinh.

- GVCN thường xuyên theo dõi, nắm bắt đầy đủ chính xác mọi hoạt độngcủa học sinh:

+ Giáo viên nắm bắt lỗi vi phạm hay những biểu hiện tích cực của học sinh cá biệt trong từng buổi học để tác động, uốn nắn hoặc biểu dương học sinh cá biệt đó ngay trong giờ sinh hoạt 10 phút của buổi học hôm sau.

+ Thông qua nhận xét trong sổ đầu bài. + Thông qua giáo viên bộ môn.

+ Thông qua ban theo dõi nề nếp của nhà trường. + Thông qua ban cán sự lớp.

+ Thông qua bạn bè thân quen với học sinh đó…

- GVCN cần khéo léo trong cách điều tra thông qua hệ thống an ninh ngầm, có thể là điều tra bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một học sinh đáng tin cậy nhất và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thông tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác nhất.

- GVCN hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế.

- Giúp đỡ học sinh cá biệt xây dựng kế hoạch tự tu dưỡng rèn luyện. - Điều chỉnh hành vi sai trái của học sinh cá biệt, khích thích sự tiến bộ.

- Phát hiện động viên kịp thời những tiến bộ dù nhỏ để xây dựng niềm tin nơi học sinh chưa ngoan, tạo niềm tin cho học sinh phấn đấu,rèn luyện: để điều hành được học sinh “cá biệt”, người thầy phải sắm đủ các vai:

+ Khi thì nghiêm khắc, lúc lại là một người nhẹ nhàng, tình cảm.

+ Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn... Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi.

+ Từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên... các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc... Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác.

+ Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng

- Giáo dục đạo đức cần gắn liền với giáo dục say mê học tập, hoạt động phong trào.

Hình ảnh GVCN trao đổi với GVBM, phụ huynh học sinh trong công tác phối hợp giáo dục HS.

7. Kế hoạch tư vấn tâm lý lứa tuổi tại trường học.

KẾ HOẠCH

Hoạt động tư vấn tâm lý học sinh năm học 2020 - 2021

- Căn cứ nghị định số 80/2017/ NĐ- CP, ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định môi trường Giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số KINH NGHIỆM NHẰM góp PHẦN xây DỰNG lớp học HẠNH PHÚC tại TRƯỜNG THPT (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)