PHẦN I : ĐẶT VẤNĐỀ
4. Hiệu quả thực hiện đề tài
Sau khi tổ chức thực hiện đề tài xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp chủ nhiệm, chúng tôi thu được kết quả sau:
a. Về phía giáo viên
Kết quả điều tra cảm nhận của giáo viên về “Lớp học hạnh phúc” năm học 2019-2020, 2020-2021 áp dụng các biện pháp xây dựng “Lớp học hạnh phúc”
TT Mức độ Năm 2019-2020 (%)
Năm 2020-2021 (%)
1 Chưa bao giờ hạnh phúc 4,1 0
2 Hiếm khi hạnh phúc 20,5 0
3 Thỉnh Thoảng hạnh phúc 54,8 6,8
4 Thường xuyên hạnh phúc 20,6 93,2
- Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ giáo viên được: tôn trọng, được
yêu thương, được an toàn khi đến trường tăng lên còn tỷ lệ giáo viên không an toàn khi đến trường là không còn, điều đó cho thấy giáo viên đã :
- Cảm thấy một ngày đến trường với trẻ tràn ngập yêu thương.
- Giữa cô và trò không còn khoảng cách mà vẫn giữ được sự tôn trọng
- Giáo viên được đảm bảo các quyền lợi, được quan tâm tới đời sống, chuyên môn nên đã tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
- Giáo viên có tuổi không ngại đổi mới, tích cực học tập nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
b. Về phía học sinh
Kết quả điều tra cảm nhận của HS về “Lớp học hạnh phúc” năm học 2019- 2020 chưa áp dụng các biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
Được tôn trọng Yêu thương An toàn Không
Lớp 11 A 66,7% 64,4% 64,4% 4,4%
Lớp 11C 51,2% 45,5% 44,2% 6,9%
Kết quả điều tra cảm nhận của HS về Lớp học hạnh phúc năm học 2020-2021 sau khi áp dụng biện pháp xây dựng “Lớp học hạnh phúc”
Được tôn trọng Yêu thương An toàn Không
Lớp 12A 97,8% 95,6% 95,6% 0%
Lớp 12C 93% 90,7% 90,7% 0%
- Kết quả trên cho ta thấy, tỉ lệ HS thường xuyên hạnh phúc tăng cao hơn rất nhiều và không còn học sinh chưa bao giờ hạnh phúc điều đó chứng tỏ rằng GVCN xây dựng lớp học dựa trên tiêu chuẩn hạnh phúc của học sinh đã bước đầu thành công. Ở lớp học đó HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Học sinh nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của họ để khắc phục, sữa chữa, phát
triển toàn diện bản thân. Học sinh đã tích cực, chủ động hơn trong học tập và rèn luyện bản thân. Học sinh tự tin trước đám đông, không mặc cảm tự ti về những khuyết điểm, hạn chế của bản thân. Học sinh phát huy được những tiềm năng, những mặt tích cực, điểm mạnh của cá nhân.
- Học sinh rất thích thú và hào hứng thể hiện cá tính mình.
- Học sinh thường xuyên, chủ động chia sẻ với giáo viên nhiều hơn. - Tình cảm giữa cô - trò, trò với trò ngày càng thắm thiết hơn
- Học sinh vui vẻ nhiệt tình, tích cực, chủ động sáng tạo thực hiện tốt các hoạt động học tập và rèn luyện thể chất, kỹ năng sống.