II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ PHÁP – VIỆT.
1. Những giải pháp mang tính vĩ mơ 1 Thúc đẩy quan hệ chính trị
1.3 Có chính sách thu hút mạnh mẽ hơn nữa và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FD
dụng vốn FDI
Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và để thu hút thêm nguồn vốn FDI chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp như sau:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập một hành lang pháp lý hấp dẫn, cởi mở, minh bạch, ổn định và tạo lập một khuôn khổ chung cho đầu tư trong nước và nước ngồi.
Xây dựng các chính sách nhằm cải thiện tính cạnh tranh của các ngành thương mại, cụ thể là:
- tiếp tục giảm phí và thuế đối với một số dịch vụ
- hoàn thiện luật đất đai, các qui định về ngoại hối, vấn đề chuyển lãi ra khỏi Việt Nam và các qui định về thuế, nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án được cấp phép
- đưa ra các ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc các linh kiện và chi tiết rời
Đa dạng hố các hình thức đầu tư để triển khai thêm nhiều kênh đầu tư và thí điểm cổ phần hố một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được lựa chọn.
Mở cửa dần thị trường bất động sản, các ngành dịch vụ và thương mại để hội nhập nền kinh tế thế giới.
Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước các cấp cũng như mở rộng phạm vi trách nhiệm của các chính quyền địa phương nhằm giải quyết nhanh nhất các vấn đề của các nhà đầu tư.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư.
Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư. Chúng ta phải xây dựng quy hoạch đầu tư cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch đầu tư nước ngoài phải là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch đầu tư chung của cả tỉnh, thành phố. Vốn đầu tư nước ngoài phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể nói chung và quy hoạch đầu tư nước ngồi nói riêng sẽ tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, đầu tư theo phong trào làm phung phí nguồn nhân
lực, giảm hiệu quả các dự án FDI, làm cho nhà đầu tư nước ngoài giảm lịng tin.
Xem xét lại và xố bỏ các qui định và các loại giấy phép không cần thiết hiện nay đang tạo thành rào cản đối với các hoạt động thương mại.
Xây dựng danh mục các dự án chỉ cần thủ tục đăng ký đầu tư đơn giản.
Cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là nước và điện; cải thiện chất lượng các dịch vụ ngân hàng, kỹ thuật và tài chính, nhằm tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi.
Khuyến khích đầu tư tại một số khu vực, đa dạng hoá các hoạt động khuyến khích đầu tư nước ngồi, nâng cao năng lực cán bộ Việt Nam và cải thiện chất lượng thông tin liên quan đến đầu tư và chính sách đầu tư.
Mở rộng các hình thức thu hút và vận động FDI. Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu để mở rộng quy mơ đầu tư. Một số tập đồn có nhiều dự án đầu tư được phép thành lập công ty quản lý vốn để điều hành chung và hỗ trọ các dự án đã đầu tư.
Nới rộng chế độ tuyển dụng người lao động.
Chúng ta cần tăng cường tiếp xúc ở mọi cấp, về mọi mặt với chính phủ các nước có liên quan và trực tiếp với các nhà đầu tư.
Chúng ta phải cải thiện chế độ thông tin. Cần cung cấp cho các nhà đầu tư mọi qui định, thủ tục liên quan đến FDI ở Việt Nam, từ các văn bản pháp lý hành chính, chiến lược, quy hoạch lâu dài và tổng thể về FDI đến những thông tin chi tiết cho từng dự án, thậm chí cả những đặc điểm của địa phương đón nhận FDI. Thơng tin cần được chuyển tải qua nhiều kênh khác nhau: hội nghị, hội thảo, ấn phẩm, Internet...
Để tăng cường khả năng giải ngân cho các dự án FDI, cần có những biện pháp hữu hiệu để giải phóng mặt bằng trước khi gọi vốn, rút ngắn thời gian thẩm định và đơn giản hoá mọi khâu thủ tục hành chính khác.
Đầu tư nước ngồi cịn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như ngân hàng, bảo hiểm, luật sư. Các nhà đầu tư Pháp nổi tiếng là thận trọng đôi khi họ không tin vào hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, luật sư của nước nhận đầu tư. Do vậy: những qui định pháp lý về mở chi nhánh, văn phòng cho ngân hàng, bảo hiểm và luật sư cần phải được ban hành và hoàn thiện. Hiện nay, các công ty của Pháp đã mở trên 100 văn phòng đại diện, 5 ngân hàng và 5 văn phịng luật sư đã có mặt ở Việt Nam dưới hình thức các chi nhánh. Điều họ mong muốn là chế độ hoạt động của chi nhánh này phải được tự do hoá hơn nữa và lý tưởng nhất là khơng có bất kỳ sự hạn chế nào trong kinh doanh.
Để duy trì những lợi thế của Việt Nam, Chính phủ đã ban hành quyết định 53 vào tháng 3 năm 1999 về việc giảm giá điện, viễn thơng và tiến tới áp dụng chính sách một giá đối với các dịch vụ cung cấp cho đầu tư. Đây là một quyết định đúng lúc được các nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh. Tuy nhiên, thời gian tới, Chính phủ cịn phải tiếp tục thực hiện kế hoạch giảm giá dịch vụ để thu hẹp khoảng cách với giá quốc tế và giải quyết vấn đề thế chấp giá trị quyền sử dụng đất.
Chúng ta cần có những biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các vùng ưu tiên cao của ta như các vùng sâu vùng xa vì Pháp thơng thạo địa lý Việt Nam, tâm lý của người Việt Nam. Chẳng hạn như ta lo giải phóng mặt bằng trước, cấp khơng quyền sử dụng đất, miễn thuế trong một thời gian nhất định, sản phẩm làm ra được tiêu thụ tại chỗ, không bắt buộc phải xuất khẩu một phần.