VII Pháp áp dụng một chính sách đặc biệt ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài như trợ giúp về tài chính, miễn giảm thuế và năm 1996 đã bãi bỏ chế
3. Quy mô đầu tư từng năm
Bảng 7 : Số các dự án đầu tư nước ngoài của Pháp được cấp phép từ năm 1988 cho đến nay.
Đơn vị tính : triệu USD
Năm Số dự án được cấp phép Tổng trị giá 1988 1 3,5 1999 3 50 1991 4 64 1992 4 51,4 1993 9 154,4 1994 10 26 1995 10 140 1996 9 88,4 1997 15 906,3 1998 13 29,3 1999 12 50 2000 8 11,6 2001 11 494,1 2002 15 70 Tổng cộng 124 2.147
Nguồn : Báo cáo của Thương vụ Pháp tại Việt Nam về đầu tư của Pháp tại Việt Nam năm 2002
Quy mô đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam là chưa ổn định qua các năm cụ thể là năm 1997, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam lên tới 906,3 triệu USD, mức cao nhất trong tất cả các năm, rồi đến năm 2001 với tổng vốn đầu tư là 494,1 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2002 lại là một sự sụt giảm đáng kể vì vốn đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam giảm chỉ còn 70 triệu USD. Điều nay chứng tỏ rằng do điều kiện của Pháp gặp khó khăn và cũng một phần là
do môt trường đầu tư của Việt Nam chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư Pháp đồng thời hệ thống hành chính vẫn chưa thực sự được đơn giản hoá.
Các dự án đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ, số các dự án lớn khơng có nhiều. Điều này có thể được lý giải là vì đầu tư theo các dự án vừa và nhỏ thì thời hạn của dự án sẽ ngắn hơn, nhà đầu tư Pháp sẽ nhanh chóng có được kết quả của dự án đầu tư chứ không phải chờ đợi lâu và lo rằng dự án đầu tư không đạt kết qủa cao như mong muốn. Hơn nữa đầu tư vào các dự án vừa và nhỏ, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng rút vốn ra khi tình hình có điều gì bất lợi đối với việc đầu tư. Điều này cũng chứng tỏ rằng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thật sự chắc chắn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án lớn và dài hạn.
Do đó, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo một môi trường đầu tư thật sự thơng thống và hấp dẫn các nhà đầu tư Pháp nói chung và quốc tế nói riêng.