Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 44)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến

3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện đúng quy định về kiểm tra, đánh giá học sinh THCS, THPT theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 và Công văn số 1864/SGD&ĐT-GDTrH của Sở GDĐT.

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn luôn là hoạt động không thể thiếu trong dạy học trực tuyến. Điều ngày vừa giúp học sinh đánh giá quá trình học của mình vừa là một kênh để giáo viên có thể xem xét rằng liệu phương pháp dạy của mình đã thực sự phù hợp và hiệu quả hay chưa. Để dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao thì việc thực hiện các biện pháp kiểm tra là một việc làm thường xuyên, hết sức cần thiết, có tác dụng tích cực trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng DHTT nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

3.6.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng các tiêu chí đánh giá, ngân hàng câu hỏi và ma trận đề kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ đảm bảo đúng với các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục. Đặc biệt có những chỉ đạo kịp thời đối với từng thời điểm của dịch bệnh.

3.6.3. Tổ chức thực hiện

- Ban giám hiệu trường chúng tôi đã quán triệt việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học trực tuyến được thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập của học sinh. Đa dạng hình thức và tăng số lần KTĐG thường xuyên để đánh giá được quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của các em. Thực hiện vào sổ theo dõi, đánh giá HS đúng số lần (đối với môn học/HĐGD đánh giá bằng nhận xét) hoặc số điểm đánh giá (đối với môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và cho điểm) được quy định, theo hướng ghi nhận sự tiến bộ HS, đảm bảo phân bố số lần đánh giá hoặc số điểm đánh giá phù hợp với số chủ đề/bài học theo KHGD.

- Chỉ đạo xây dựng kho học liệu điện tử để phục vụ cho dạy học và KTĐG; đẩy mạnh sử dụng các thiết bị, phần mềm hỗ trợ, khai thác kho học liệu điện tử để thiết kế và tổ chức bài giảng, bài KTĐG, đặc biệt là bài giảng, bài KTĐG trực tuyến; xây dựng các bài học điện tử để giao cho HS thực hiện các hoạt động phù hợp trên môi trường mạng, ưu tiên các nội dung HS có thể tự học: đọc sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo, xem video, thí nghiệm mô phỏng để trả lời các câu hỏi, bài tập được giao. Sử dụng các video bài giảng trên truyền hình đã được Sở, Bộ xây dựng để hướng dẫn HS tự học.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thi, kiểm tra dựa vào quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo, các quy định riêng của Nhà trường. Nội dung bao gồm:

+ Các căn cứ, mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra (kiểm tra thường xuyên, giữa kỳ, cuối kỳ).

+ Tổ chức kiểm tra đánh giá chung ở hai con điểm: kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ nên cần có quy định về ngày thi, giờ thi, đối tượng, danh sách niêm yết.

+ Nội dụng thi, hình thức thi, hình thức đánh giá.

+Tổ chức thực hiện, thời gian hoàn thành: bộ phận đảm bảo đề thi, bộ phận coi thi, làm phách, chấm thi, phúc khảo

- Giáo viên được yêu cầu làm ngân hàng đề từ đầu năm học. Những môn Toán, Vật lý, Hóa học, sau khi ra đề giáo viên phải thử ngay trên phần mềm Qanda để tránh học sinh tìm ra được đáp án trên phần mềm. Câu hỏi môn khoa học xã hội phải mang tính mở, tránh ra những câu mà chỉ tra cứu trong tài liệu hoặc trên mạng đã có. Trường đồng thời tổ chức tập huấn cho giáo viên và giao cho nhóm Tin hỗ trợ những thầy cô còn gặp khó khăn để thành thạo trong việc ra đề.

- Để có thể kiểm tra, đánh giá định kỳ trực tuyến, nhà trường hướng dẫn các nhóm chuyên môn thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...).

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi… để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).

Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải hình dung được tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số).

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện - đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học - thì có thể thử nghiệm kiểm tra câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

- Về công tác coi thi: để bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực trong quá trình kiểm tra trực tuyến, nhà trường đã mua tài khoản của phần mềm Shub Classroom. Khi kiểm tra trên phần mềm này, học sinh mở cửa sổ khác (để tra cứu

tài liệu, mở nhóm lớp hỏi bài…) sẽ tự động thống kê số lần học sinh vi phạm, là minh chứng để nhắc nhở, trừ điểm…

Hình 3.6. Một số hình ảnh khi triển khai kiểm tra đánh giá trực tuyến. 3.7. Biện pháp 7: Quản lý và lƣu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến

3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp các nhà trường quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh và các hoạt động dạy của giáo viên

- Đảm bảo tất cả các loại hồ sơ dạy học trực tuyến được lưu trữ một cách đầy đủ, đúng và chính xác, khoa học.

3.7.2. Nội dung của biện pháp

- Hồ sơ DHTT được bảo quản và lưu trữ tại nhà trường gồm có:

+ Hồ sơ, minh chứng về các yêu cầu quy định tại Điều 9,10,15 thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Dữ liệu về quá trình DHTT trên hệ thống DHTT LMS.

+ KHDHTT và KHBDTT của nhà trường chi tiết theo tuần, tháng, năm cho từng môn học, hoạt động GD.

+ Hồ sơ KTĐG quá trình và kết quả học tập của HS theo quy định tại Điều 6 thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.7.3. Tổ chức thực hiện

- Xây dựng các quy định về việc quản lý SĐĐT, HBĐT; trong đó quy định các thời điểm phải hoàn thành các con điểm thường xuyên, giữa kỳ hay cuối kỳ; tổ chức lưu trữ đầy đủ hồ sơ về kết quả học tập của học sinh (các loại sổ in ra từ phần mềm; hồ sơ điều chỉnh điểm, thông tin); cập nhật dữ liệu kết quả học tập của học sinh lên phần mềm CSDL ngành.

- Hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho giáo viên phải thường xuyên lên lịch báo giảng hàng tuần và thực hiện thao tác ký sổ đầu bài điện tử sau mỗi tiết học. Nếu giáo viên thực hiện tốt điều này thì người quản lý sẽ rất dễ dàng trong kiểm tra công tác dạy học trực tuyến.

- Quản lý hồ sơ tài khoản của học sinh và giáo viên dùng trong các phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến được xác định theo mã số định danh cá nhân.

GVCN rà soát lại tài khoản của HS, đảm bảo tài khoản HS đăng nhập học trực tuyến phải có đầy đủ Họ và tên, ảnh đại diện là ảnh của HS, có xác nhận của CMHS, duyệt, kiểm danh trước khi dạy học để tránh tình trạng HS vào phá lớp học.

b. Quản lý lịch dạy toàn trường trên hệ thống LMS

d. Quản lý lớp học theo tuần học

Hình 3.7. Một số minh chứng về việc quản lý hồ sơ dạy học

3.8. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông được đề xuất ở trên, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 130 người bao gồm 30 cán bộ quản lý, giáo viên bao gồm: BGH, các tổ trưởng chuyên môn, trưởng nhóm chuyên môn của hai trường PT Hermann Gmeiner Vinh và trường THPT Lê Viết Thuật và 100 giáo viên của hai trường thông qua các phiếu điều tra về các biện pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy học trực tuyến ở trường phổ thông.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp.

3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp dạy học trực tuyến.

4. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý dạy học trực tuyến.

5. Linh hoạt trong lựa chọn, tổ chức các mô hình lớp học trực tuyến, trực tiếp. 6. Kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến.

7. Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến.

Trong quá trình khảo sát và trong mẫu khảo sát trên google biểu mẫu, các tác giả đã đưa vào nội dung biện pháp và các giải pháp cụ thể trong nhóm các giải pháp để làm rõ nghĩa hơn trong quá trình thu thập dữ liệu. Kết quả thu được như sau:

Tổng số người đã tham gia khảo sát: 130 Kết quả thể hiện ở bảng sau:

STT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ

quản lý, giáo viên và học sinh về dạy hoc trực tuyến ở trường phổ thông

112 18 0 112 18 0

2 Xây dựng kế hoạch dạy học trực

tuyến phù hợp 120 10 0 120 10 0

3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp dạy học trực tuyến

110 20 0 110 20 0

4 Xây dựng hệ thống văn bản quản

lý dạy học trực tuyến 111 19 0 111 19 0

5 Linh hoạt trong lựa chọn, tổ chức các mô hình lớp học trực tuyến, trực tiếp.

117 13 0 117 13 0

6 Kiểm tra đánh giá trong dạy học

trực tuyến 105 12 13 105 12 13

7 Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học

trực tuyến 78 52 0 78 52 0

Nhìn vào kết quả khảo sát ở trên chúng tôi nhận thấy ở các giải pháp 1, 2, 3, 4, 5, 7 tất cả những người tham gia khảo sát đều nhận định có tính cần thiết và có tính khả thi, trong đó số người cho rằng rất cần thiết và có tính khả thi cao chiếm đa số (Từ 60% đối với biện pháp 7 đến 92,3% đối với biện pháp thứ 2). Riêng đối với giải pháp thứ 6 về kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến thì 90 % người được hỏi thấy cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn 10 % thấy chưa cần thiết và chưa có tính khả thi. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi các nhà trường cần phải làm tốt hơn nữa trong thời gian tới để đánh giá đúng, khách quan chất lượng dạy học trực tuyến trong thời gian tới.

Tiểu kết chƣơng 3.

Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động DHTT và về thực trạng quản lý hoạt động DHTT tại trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh trong giai đoạn hiện nay, tại chương 3 này, chúng tôi đã đề xuất 07 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy hoc trực tuyến ở trường phổ thông.

Biện pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp dạy học trực tuyến.

Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý dạy học trực tuyến.

Biện pháp 5: Linh hoạt trong lựa chọn, tổ chức các mô hình lớp học trực tuyến, trực tiếp.

Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến. Biện pháp 7: Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến.

Khi đề xuất các biện pháp, chúng tôi dựa trên các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đều chỉ rõ mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện. Thông qua phân tích kết quả khảo nghiệm, khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và rất khả thi. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp trên góp phần nâng cao chất lượng DHTT tại trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên đây là một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến mà chúng tôi đã triển khai trong hai năm học này. Trên cơ sở bước đầu nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy- học trực tuyến, chúng tôi đã lấy đó làm căn cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng của hai nhà trường, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông trong thời kỳ đại dịch Covid 19 và trong những thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng. Việc áp dụng các biện pháp quản lý đã có tác dụng thúc đẩy quá trình dạy học trực tuyến của nhà trường, làm cho nó đi đúng hướng và đạt được những kết quả nhất định.

Các biện pháp mà chúng tôi tiến hành đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Trong suốt quá trình quản lý chúng tôi đều không xem nhẹ biện pháp nào bởi mỗi cái đều có tác dụng đối với hoạt động dạy học trực tuyến ở trường phổ thông và đều cùng hướng tới mục đích chung là thực hiện kỷ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Việc thực hiện đồng bộ, sáng tạo, nhịp nhàng các biện pháp đã nêu thật sự đã cụ thể hóa một phần quan trọng trong nhiệm vụ chung toàn ngành về việc đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý giáo dục đang được xác định là nhiệm vụ then chốt hiện nay ở các nhà trường phổ thông.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là những kết quả bước đầu trong quá trình đầy khó khăn và lâu dài của hai trường để thực hiện mục tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An trong bản Kế hoạch tổng thể về việc thích ứng với tình hình dịch COVID-19, đó là “Bảo đảm tổ chức các hoạt động dạy và học thích ứng an toàn với dịch COVID-19, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh, củng cố và duy trì chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí quản lý có nhiều kinh nghiệm để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần vào thành công chung của nền giáo dục tỉnh nhà. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

2. Kiến nghị, đề xuất

2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 44)