Ngày -4 -3 -2 -1 Farrowing 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
- Lau sạch mông, chân, vú lợn nái vào lúc lợn có biểu hiện đẻ.
- Theo dõi các biểu hiện lợn nái sắp đẻ để có kế hoạch đỡ đẻ.
Biểu hiện lợn nái sắp đẻ
- Trước đẻ 10 ngày âm hộ và bầu vú sưng to
- Trước đẻ 1 ngày lợn có hiện tượng cắn ổ, dịch âm hộ tiết ra nhiều, bồn chồn, đứng lên nằm xuống nhiều, giảm ăn.
- Trước đẻ 12h có sữa đầu tiết ra, nái khơng ăn hoặc giảm ăn.
-Trước đẻ 1h nái nằm, nhịp thở tăng, đi tiểu nhiều, chân cử động nhiều hơn.
-Sắp đẻ thấy có phân xu, dịch nhầy lẫn máu, đi ngốy nhiều, cơn rặn tăng.
- Khi âm hộ chảy nước nhờn, bọc nước ối đã vỡ là lúc lợn nái đẻ.
Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ
- Xi lanh, kim tiêm, kéo cong, dây buộc rốn, cốc đựng cồn iodin, khay đựng dụng cụ, khăn bơng mềm, chịng kéo lợn con, tất cả các dụng cụ phải được hấp khử tiệt trùng.
- Cân đồng hồ có lồng cân, túi bóng lót mơng lợn nái khi đẻ, khay nhựa đựng nhau thai dịch sản, găng tay sản khoa.
- Một số loại thuốc: Vectrilmoxin LA, Oxytocin, enzaprost T, compistress, Mistral, cồn iodin, gel bôi trơn (vaselin)…..
Hộ lý đỡ đẻ
- Tay người đỡ đẻ phải rửa sạch, sát trùng, móng tay cắt bằng phẳng.
- Khi lợn nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi là lúc lợn con sắp ra.
- Khi lợn con chui ra khỏi âm hộ lợn nái, tay người đỡ đỡ lấy lợn con một tay còn lại cầm dây rốn kéo ra tránh làm đứt.
- Dùng khăn khô lau sạch dịch trong miệng, mũi.
- Thắt dây rốn cách bụng lợn con 2 - 3 cm, thắt vòng quanh rốn 2 vòng dây rồi cắt và sát trùng bằng cồn iodine.
- Xoa bột Mistral lên cơ thể lợn trừ phần đầu.
- Thả lợn vào quây úm.
- Sau 10 phút đưa lợn con ra cho bú.
- Tiếp tục làm tương tự với những con tiếp theo.
-Thời gian lợn ra khoảng 20 phút cho 1 con. Tổng thời gian đẻ khoảng 4 - 5h.
- Sau khi nái đẻ xong thì thu gom nhau thai, sản dịch để gọn vào thùng chứa. Cuối ca trực đưa đến nơi tập kết theo quy định.
- Sau khi kết thúc đẻ, lau sạch vùng mông, âm hộ lợn nái bằng nước pha thuốc sát trùng lỗng.
- Tiêm kháng sinh kéo dài phịng viêm tử cung cho lợn nái khi can thiệp trong quá trình đẻ, hoặc những trường hợp viêm nhiễm MMA, hoặc nhiệt độ lợn nái trên 39,30C sau ngày đẻ, hoặc trường hợp bỏ ăn.
- Tiêm Oxytocin cho lợn nái đã đẻ được khoảng 8 - 9 con nhằm kích thích đẻ nhanh hơn đồng thời giúp kích thích tiết sữa và đẩy sản dịch, tiêm thêm lúc đẻ xong nhưng cách mũi 1 ít nhất 2h.
- Trường hợp tiêm oxytocin nhằm can thiệp đẻ chậm thì cần kiểm tra bằng tay trước khi tiêm.
- Trường hợp nái cịn biểu hiện rặn đẻ thì q trình đẻ chưa kết thúc.
Chăm sóc lợn con
- Lợn con sau khi sinh phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt. Sữa đầu là loại thức ăn lợn con vơ cùng quan trọng, nó cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho lợn con và lượng kháng thể thụ động nhằm phòng chống các bệnh trong giai đoạn đầu đời. Sữa đầu được tiết ra trong 3 ngày đầu, nó giảm nhanh sau 12h đầu, vì vậy cần giúp lợn con bú sữa đầu nhiều nhất trong 12h đầu tiên.
- Chia nhóm bú với trường hợp ổ đẻ lớn, ưu tiên nhóm nhỏ bú trước, sau 30 phút sẽ ln chuyển nhóm cịn lại.
- Những lợn quá nhỏ, yếu cần sự chăm sóc đặc biệt, cần trợ giúp đến bầu vú mẹ. Có thể thu vắt sữa đầu chứa vào chai để sử dụng thêm cho những lợn nhỏ.
- Trường hợp lợn nái sau đẻ bị kiệt sức hoặc bị hội chứng MMA thì chuyển đàn lợn con cho bú sữa đầu của mẹ khác.
- Ưu tiên lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ chính nó.
- Tập phản xạ có điều kiện cho lợn con tránh bị mẹ đè bằng cách bắt lợn vào quây úm trong thời gian khoảng 3 ngày đầu tiên.
- Ghép lợn con là việc làm cần thiết nhằm tạo sự đồng đều về số lượng con trên bầy và đồng đều về khối lượng, thời gian ghép chỉ được thực hiện trong thời gian 24h và không quá 36 giờ với những ổ sinh cùng thời điểm, điều kiện lợn con phải được bú sữa đầu từ lợn mẹ của chính nó.
- Ưu tiên ghép lợn con nhỏ cho nái lứa 2 và lứa 3, ghép lợn to khỏe cho nái lứa 1 nhằm mục đích kích thích bầu vú.
- Khơng khuyến khích ghép q nhiều gây xáo trộn đàn, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Trước khi ghép lợn phải đếm số vú chức năng, 2 vú cuối cùng chỉ được tính 1 vú. Ghép đi những con to nhất đàn đến ổ mới.
- Cân lợn con, mài nanh, cắt đuôi, săm tai thực hiện vào 2 ngày tuổi. Thiến hoạn, tiêm sắt, uống thuốc cầu trùng được thực hiện vào 3 ngày tuổi.
- Dụng cụ phẫu thuật, vết thương sau phẫu thuật phải được sát trùng kỹ bằng cồn iodine.
+ Mài nanh bằng máy mài, đảm bảo 8 răng ở 2 hàm được mài bằng phẳng, không làm tổn thương lợi hoặc răng khác.
+ Cắt đi bằng kìm điện, vị trí cắt cách gốc đi 3cm, khơng để chảy máu.
+ Săm tai bằng kìm săm, săm với từng đối tượng sẽ theo quy định của công ty, số săm phải rõ nét.
+ Thiến hoạn bằng dao thiến, yêu cầu vết thiến nhỏ và lấy hết 2 dịch hồn và thừng dịch hồn, ít chảy máu. Lưu ý trường hợp ruột chui ra khi thiến hoạn (hecni bẹn) cần được phẫu thuật.
+ Tiêm sắt có thể tiêm ở 2 vị trí hoặc bắp cổ hoặc dưới da bẹn, tiêm đủ liều, khơng để chảy sắt ra ngồi.
+ Uống thuốc phòng bệnh cầu trùng bằng cách bấm xịt một lần vào miệng lợn.
- Quan sát sự phân bố lợn con trong quây úm, trường hợp lợn tránh xa bóng úm là do nóng quá, trường hợp lợn nằm chất đống là do quá lạnh.
- Nhiệt độ úm lợn con:
- Nhiệt độ thấp khơng kích thích phát triển mà cịn làm hủy hoại hệ thống lơng nhung đường ruột, làm tăng nguy cơ tiêu chảy lợn con.
- Nền chuồng ướt làm nhiệt độ giảm 5 – 100c.
- Nhiệt độ úm quá cao làm lợn con mất nước, tiêu chảy.
- Đảm bảo úm lợn ln khơ ráo, kín gió, đủ chỗ cho lợn con, đủ nhiệt. Kiểm tra nhiệt độ úm vào những thời điểm quan trọng “sáng – trưa – tối”.
- Tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm phòng.
- Tập ăn sớm cho lợn con từ lúc 5 ngày tuổi, mỗi lần ăn lượng ít, thức ăn ln tươi mới, máng ăn sạch sẽ.
- Thay thảm cao su vào quây úm sau 5 ngày tuổi nhằm tăng diện tích nằm cho lợn con.
- Kiểm tra sức khỏe lợn con hàng ngày, phát hiện trường hợp lợn bệnh, có biện pháp can thiệp sớm.
- Thứ tự kiểm tra đi từ đàn mới đẻ trước rồi đến đàn cai sữa. Lùa lợn đi lại, kiểm tra lượng thức ăn, nước uống, chân khớp, độ linh hoạt, ngoại hình lơng da, phân, khả năng tìm vú bú. Kiểm tra độ ẩm sàn chuồng, úm, gió lùa.
- Lợn con khỏe sẽ đi lại bình thường, lơng da hồng hào bóng mượt, khn phân bình thường, nhịp thở đều, đầu và tai bình thường, tìm vú mẹ bú bình thường, nằm đều trong úm.
- Ngược lại lợn con bị bệnh thì lơng xù, bỏ bú, đi lại khó khăn, đầu nghiêng, hay đứng góc chuồng, tai rủ, tiêu chảy.
- Không chuyển lợn con bị bệnh sang đàn khác nhằm hạn chế lây bệnh, lợn bị bệnh nên ưu tiên bú thêm sữa đầu.
Chăm sóc lợn mẹ
- Thức ăn, ăn tăng dần mỗi ngày thêm 0,5 kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ lượng ăn đạt khoảng 5 – 6 kg/con/ngày và duy trì lượng ăn này đến 10 ngày. Các ngày tiếp cho ăn theo công thức ở bảng 3.1. Số lần ăn 3 – 4 lần/ngày, thời điểm ăn trong ngày phụ thuộc vào mùa.
- Kiểm tra núm uống tất cả các ô nái đẻ, đảm bảo nước uống sạch, đủ áp lực. Lượng nước uống lợn nái trong giai đoạn ni con 35 – 50 lít/ngày. Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm nái ăn kém.
- Điều chỉnh tăng độ rộng chuồng cho nái nuôi con, giúp lợn nái thoải mái mỗi khi đứng lên nằm xuống.
- Thời gian ăn của lợn nái khoảng 25 phút, cần kiểm tra máng từng con để phát hiện lợn bỏ ăn, lợn ăn kém.
- Vệ sinh máng ăn hàng ngày 2 lần/ngày. Máng ăn bẩn là một yếu tố giảm tính thèm ăn của lợn nái.
- Lợn nái lứa 1 chỉ nên nuôi 11 lợn con, tối đa số con với số vú lợn mẹ, chuyển ghép đi sau 36h.
- Vệ sinh sạch sàn chuồng hàng ngày.
- Hàng ngày lau bầu vú nhằm làm sạch và kiểm tra viêm nhiễm đồng thời có tác dụng masaage.
- Kiểm tra thân nhiệt lợn trong 5 ngày đầu sau sinh, trường hợp nhiệt độ cao trên 39,30C thì cần can thiệp kháng sinh, kết hợp với thuốc giảm đau.
- Nhiệt độ chuồng ni thích hợp cho nái 18 – 220C.
- Biểu hiện lợn nái bị nóng: thường xun thay đổi vị trí nằm, bồn chồn, giảm ăn, uống nước nhiều, nghịch nước nhiều làm ướt sàn, sốt nóng.
- Biểu hiện lợn nái bị lạnh: nằm úp bụng xuống sàn, viêm vú.
- Quan sát các biểu hiện bất thường của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời. Một số các biểu hiện cần chú ý: lợn bỏ ăn, giảm ăn, nằm úp bụng không cho lợn con bú, bầu vú đỏ sưng cứng hoặc phù nề, âm hộ chảy dịch viêm, nước tiểu nâu sẫm hoặc trắng đục, đứng lên nằm xuống khó khăn, lợn sốt trên 39,30C.
- Giữ mơi trường ni khơ, thống, n tĩnh, tránh các yếu tố stress.
Tối đa hoá khả năng tiết sữa lợn mẹ
- Tối đa số lượng lợn con trên ổ trong lần sinh đầu tiên, đảm bảo tất cả các vú đều được hoạt động.
- Tăng tối đa trọng lượng sơ sinh lợn con, đồng nghĩa với việc sức bú lợn con tốt hơn.
- Giúp lợn nái uống nhiều nước bằng cách xả nước trực tiếp vào máng ăn, có thể bổ sung điện giải cho nái sau khi đẻ, lợn nái uống nhiều nước đồng nghĩa với việc cho nhiều sữa.
- Tiêm oxytocin cho lợn nái khi kết thúc đẻ.
- Giúp lợn nái ăn được nhiều thức ăn cũng đồng nghĩa với cho nhiều sữa.
- Sử dụng đúng chủng loại thức ăn, thức ăn được bảo quản sử dụng đúng, còn hạn sử dụng. Thức ăn đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm.
- Chuồng trại thiết kế tốt.
- Tạo môi trường sống tối ưu, tránh các nguyên nhân gây stress như nhiệt độ q nóng, thiếu nước, khí độc, ẩm độ q cao, tiếng ồn, viêm nhiễm.
- Tăng tối đa thời gian nuôi con.
Giải quyết vấn đề số con quá nhiều trên một ổ
- Trường hợp số lợn sinh ra nhiều hơn số vú lợn nái hoặc năng lực nuôi con của lợn nái khơng đáp ứng được thì phải chuyển bớt cho nái khác nuôi hộ hoặc sử dụng thêm sữa thay thế.
- Trường hợp sử dụng nái khác sẽ lấy lợn nái tốt đã cai sữa lợn con ở 21 ngày nuôi lợn con của những ổ 14 ngày và lấy nái 14 ngày nuôi lợn con được 7 ngày.
- Ưu tiên sử dụng nái lứa 2, có thể trạng tốt, khỏe mạnh, nuôi con khéo, số con chuyển đến tương ứng số vú hoạt động, không lớn hơn số con chuyển đi.
Xác định thời điểm cai sữa thích hợp ở 28 ngày
- Nhằm khai thác tối đa lượng sữa lợn mẹ.
- Giúp lợn con phát triển và hoàn thiện cơ thể tốt hơn, nhằm có được trọng lượng cai sữa cao.
- Lợn con cai sữa khoẻ mạnh giúp giảm tỉ lệ chết khi nuôi sau cai sữa.
- Trọng lượng lợn cai sữa cao đồng nghĩa với số ngày nuôi thịt được rút ngắn.
- Giúp lợn mẹ có thời gian hồn thiện bộ máy sinh dục sau đẻ, đồng nghĩa việc rút ngắn thời gian lên giống, tăng số lượng trứng rụng và số trứng được thụ thai trong lần lên giống và phối giống kế tiếp.
- Chuẩn bị tốt các công việc liên quan đến cai sữa, đánh dấu những ổ cần cai sữa, số lượng lợn cai sữa, chuẩn bị đường lùa lợn hoặc xe chuyển lợn.
- Quá trình di chuyển lợn sang chuồng cai sữa tránh gây stress.
- Di chuyển lợn nái về khu phối giống, tiêm 1 mũi vitamin ADE, cho ăn chế độ tự do.
- Theo dõi lợn nái lên giống sau cai sữa, thông thường nái sẽ lên giống sau 5 – 7 ngày. Có trường hợp lên giống sớm hơn sau 3 ngày cai sữa.
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày
- Không để chuồng ướt, hậu quả chuồng ướt sẽ là: Môi trường sống của nái và lợn con kém, lợn con bị nhiễm lạnh, nái dễ bị viêm vú, tốc độ gió giảm đồng nghĩa hàm lượng khí độc tăng.
- Cào phân lợn nái kịp thời, chuồng bẩn, nhiều phân càng gia tăng áp lực mầm bệnh.
3.4.2.3. Phương pháp thực hiện quy trình phịng trị bệnh cho lợn tại trại Sát trùng người và phương tiện tại cổng sát trùng
- Người đến trại thực hiện việc sát theo “Bảng hướng dẫn sát trùng tại cổng bảo vệ, bảng nội quy ra vào trại” cụ thể:
- Người đến trại, nếu được bảo vệ đồng ý cho vào trại, nếu đi xe máy thì xuống xe dắt bộ qua nhà phun sát trùng, trường hợp đi ơ tơ thì mọi người trong xe phải xuống xe đi qua nhà phun sát trùng sau đó lái xe quay trở lại xe đánh xe vào nhà sát trùng.
- Thực hiện việc phun sát trùng đúng quy định theo các yêu cầu trong bản hướng dẫn.
- Sau đó di chuyển tới nhà tắm sát trùng trước khi vào khu văn phịng và khu chăn ni.
Tắm sát trùng tại nhà sát trùng 1
Bước 1: Vào nhà sát trùng, thay quần áo, để vào vị trí quy định để nhân viên tạp vụ giặt, các đồ dùng khác được phép mang vào như điện thoại, máy tính, sổ sách để vào tủ sát trùng UV
Bước 2: Đi qua đường dích dắc phun sát trùng cho ướt hết toàn bộ cơ thể. Bước 3: Tắm gội sạch lại bằng dầu gội và xà bông.
Bước 4: Lau người khô bằng khăn sạch và mặc quần áo sạch của trại đã chuẩn bị sẵn.
Bước 5: Đi dép để sẵn bên ngoài, qua tủ UV lấy đồ, thời gian sát trùng đồ trong tủ UV 30 phút.
Bước 6: Di chuyển thẳng đến khu văn phòng (đối với người làm việc văn phòng) hoặc đến thẳng khu nhà cách ly với người làm việc trong khu sản xuất).
Vệ sinh sát trùng với người ở nhà cách ly
- Thời gian cách ly đủ 48h
- Người ở cách ly trong thời gian trong thời gian này tuyệt đối không tự
ý di chuyển đến khu vực khác.
- Hàng ngày tắm gội thay quần áo, mặc quần áo sạch của trại, quần áo thay ra để đúng nơi quy định để tạp vụ giặt (hoặc tự giặt).
Vệ sinh sát trùng với người làm việc khu chuồng nuôi