Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trai

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thuỵ (Trang 53 - 54)

Loại lợn Stt Tên bệnh Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Lợn nái 1 Viêm tử cung 404 45 11,13 2 viêm vú 404 8 1,98 3 Sát nhau 404 24 5,94

Lợn con 6 Hội chứng tiêu chảy 5.817 863 14,83

7 Viêm khớp 5.817 65 1,11

Từ kết quả bảng 4.5 cho thấy, đàn lợn mà em trực tiếp theo dõi chủ yếu mắc một số bệnh sau:

- Đàn lợn nái thường mắc một số bệnh như: Viêm tử cung, viêm vú, sát nhau, . Trong đó, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất 11,13%, và tỷ lệ

chiếm thấp nhất là bệnh viêm vú 1,98%.. Sở dĩ bệnh viêm tử cung có tỷ lệ cao nhất,

vì đây là bệnh sinh sản do nhiều nguyên nhân khác nhau như đường sinh dục hẹp, khi bào thai đi ra gây tổn thương đường sinh dục hoặc do lợn đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ mà không đảm bảo vô trùng, vệ sinh chuồng trại kém cũng dẫn đến viêm tử cung.Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

- Đàn lợn con thường mắc một số bệnh: Hội chứng tiêu chảy, viêm khớp. Trong đó bệnh hội chứng tiêu chảy tỷ lệ nhiễm cao nhất chiếm 14,83%. Tỷ lệ mắc bệnh hội chứng tiêu chảy là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do thiếu nhiệt hoặc do lợn nái viêm vú viêm tử cung, nái mất sữa, hoặc lợn con không bú đủ sữa đầu, thức ăn tập ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn lợn mẹ chất lượng kém, cách cho ăn không đúng, hoặc do vệ sinh chuồng trại không tốt hoặc do bị gió lùa nhiễm

lạnh, các thao tác phẫu thuật như thiến, mài nanh, cắt rốn, cắt đuôi được sát trùng

cẩn thận, tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn như E. coli, Salmollella,

Clostridium…xâm nhập dẫn đến tiêu chảy cho lợn con.

*Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái và lợn con theo mẹ:

Trong thời gian thực tập tại trại, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các cán bộ kỹ thuật trại. Cùng với những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường của

mình. Em đã tham gia điều trị được một số bệnh xảy ra tại trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thuỵ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)