Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thuỵ (Trang 29)

Còn trên thế giới ngành chăn nuôi lợn đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặcbiệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Theo nghiên cứu của Martineau (2011) [28], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất

sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Theo Shrestha (2012) [29], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy... Nguyên nhân: (a) do dinh dưỡng: cho lợn ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, lợn quá béo; thay đổi thức ăn đột ngột, hàm lượng vitamin E và Ca trong khẩu phần ăn thấp, thiếu xơ và nước uống; (b) do quản lý chăm sóc: lợn ít được vận động, lợn nái không được vệ sinh, vô trùng trước khi đẻ, không được quan tâm khi đẻ, thời gian đẻ kéo dài; (c) do chuồng trại: chật chội, nền chuồng không bằng phẳng, nhiệt độ môi trường cao, bầu vú lợn quá nóng do đặt đèn sưởi không thích hợp; (d) do bản thân lợn nái: đẻ nhiều con, dạ con lớn và nhão. Chẩn đoán lâm sàng: lợn sốt (40 - 41°C), bỏ ăn, táo bón, bầu vú sưng cục bộ, nóng, đau.

Theo Kemper và cs.(2013) [23] tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010),

99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ Enterobacteriaceae,

Staphylococcaceae, Streptococcaceae Enterococcaceae. Trong đó, E. coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn

Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA..

Theo Preibler và Kemper (2011) [24] trong nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, có 16,6% bị sốt < 39,5°C, 28,8% sốt > 40°C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa.

Waller và cs. (2002) [26] cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Đàn lợn nái ngoại sinh sản và đàn lợn con theo mẹ.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trang trại lợn của công ty TNHH Chăn nuôi Thái Thuỵ, xã Thuỵ Duyên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.

- Thời gian: Từ ngày 14/12/2020 đến ngày 1/6/2021.

3.3. Nội dung tiến hành

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại lợn của công ty TNHH Chăn nuôi Thái Thuỵ, xã Thuỵ Duyên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ.

- Tham gia công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại. - Tham gia công tác khác tại cơ sở như: vệ sinh tiêu độc, tiêm phòng vắc xin

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi của trang trại

- Thực hiện một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái, lợn con tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái, lợn con tại trại.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái, lợn con tại trại.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trạị lợn của công ty TNHH Chăn nuôi Thái Thuỵ, xã Thuỵ Duyên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trại trong 6 tháng thực tập.

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

Thực hiện các quy trình chăm sóc nái đẻ và lợn con theo mẹ theo quy trình chăn nuôi của công ty TNHH Chăn nuôi Thái Thuỵ gồm có:

 Chuẩn bị chuồng trại

- Chuồng trại được vệ sinh cọ rửa sạch sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Ưu tiên sử dụng nước nóng và máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong quá trình vệ sinh chuồng.

- Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập lợn 3 ngày.

- Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường.

- Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. - Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu.

- Kiểm tra, liệt kê các vật dụng phục vụ cho lợn đẻ: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, vắc xin, úm lợn…

- Làm úm cho lợn con trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày, lắp bóng úm và trải

thảm úm trước đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07 m2 /con, quây úm có cửa ra

vào rộng 25 cm, cao 25 cm. Úm kín tránh gió lùa. - Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc lợn đẻ 2h.

- Nái chuyển đến phải chắc chắn chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch. - Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn nái đẻ 18 – 22°C

- Áp lực nước 4 lít/phút.

 Thức ăn

- Lợn nái sử dụng thức ăn mã 07G, lợn con tập ăn đến cai sữa sử dụng thức ăn 01G.

- Khẩu phần ăn lợn nái giảm dần, giảm trước đẻ 3 ngày, mỗi ngày giảm 0,5 kg, đến ngày đẻ ăn 1 – 2 kg.

- Trường hợp đến ngày dự kiến đẻ nhưng lợn nái không đẻ thì duy trì mức 2 kg. - Tăng dần thức ăn lợn nái sau đẻ mỗi ngày tăng 0,5 kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ nái ăn khoảng 5 - 6 kg và duy trì đến ngày thứ 10.

Từ ngày thứ 11 trở đi cho ăn theo (bảng 3.1).

- Số lần ăn 4 lần /ngày vào lúc 7h – 10h – 16h – 22h. Thời gian ăn có thể điều chỉnh theo mùa vụ.

- Tập ăn cho lợn con vào lúc 5 ngày tuổi, mỗi lần một ít.

 Chăm sóc, quản lý nái trước đẻ

- Chuyển nái mang thai về chuồng đẻ trước đẻ 5 – 7 ngày. - Vệ sinh sạch lợn nái trước khi chuyển về chuồng đẻ.

- Sắp xếp lợn theo thứ tự từ dưới đầu quạt lên phía dàn mát (lợn sắp đẻ xếp dưới, lợn đẻ sau xếp trên).

- Cho ăn cám nái đẻ 07G khi chuyển nái sang chuồng đẻ, giảm dần thức ăn trước đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5 kg.

Bảng 3.1. Định mức ăn trên ngày cho lợn nái

Ngày Lứa 1 (kg) Lứa 2/3 (kg) Lứa 4+ (kg)

Trước đẻ 4 ngày 2,9 3,0 3,1 Trước đẻ 3 ngày 2,5 2,8 2,8 Trước đẻ 2 ngày 2,0 2,5 2,5 Trước đẻ 1 ngày 2,0 2,5 2,5 Đẻ dự kiến 2,0 2,5 2,5 Ngày 1 sau đẻ 2,5 3,0 3,5 Ngày 2 sau đẻ 3,0 3,5 4,0 Ngày 3 sau đẻ 3,5 4,0 4,5 Ngày 4 sau đẻ 4,0 4,5 5,0 Ngày 5 sau đẻ 4,5 5,0 5,5 Ngày 6 sau đẻ 5,0 5,5 6,0 Ngày 7 sau đẻ 5,5 6,0 6,5 Ngày 8 sau đẻ 6,0 6,5 7,0 Ngày 9 sau đẻ 1,5+4,5 2,0+0,5 2,0+0,5

- Lau sạch mông, chân, vú lợn nái vào lúc lợn có biểu hiện đẻ. - Theo dõi các biểu hiện lợn nái sắp đẻ để có kế hoạch đỡ đẻ

 Biểu hiện lợn nái sắp đẻ

- Trước đẻ 10 ngày âm hộ và bầu vú sưng to

- Trước đẻ 1 ngày lợn có hiện tượng cắn ổ, dịch âm hộ tiết ra nhiều, bồn chồn, đứng lên nằm xuống nhiều, giảm ăn.

- Trước đẻ 12h có sữa đầu tiết ra, nái không ăn hoặc giảm ăn.

- Trước đẻ 1h nái nằm, nhịp thở tăng, đi tiểu nhiều, chân cử động nhiều hơn. - Người trực đẻ phải theo dõi liên tục với lợn sắp đẻ.

- Sắp đẻ thấy có phân xu, dịch nhầy lẫn máu, đuôi ngoáy nhiều, cơn rặn tăng. - Khi âm hộ chảy nước nhờn, bọc nước ối đã vỡ là lúc lợn nái đẻ.

 Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ

- Xi lanh, kim tiêm, kéo cong, dây buộc rốn, cốc đựng cồn iodin, khay đựng dụng cụ, khăn bông mềm, chòng kéo lợn con, tất cả các dụng cụ phải được hấp khử tuyệt trùng.

- Cân đồng hồ có lồng cân, túi bóng lót mông lợn nái khi đẻ, khay nhựa đựng nhau thai dịch sản, găng tay sản khoa.

- Một số loại thuốc: Vectrilmoxin LA, Oxytocin, Enzaprost T, Compistress, Mistral, cồn iodine, gel bôi trơn (vaselin)…..

 Hộ lý đỡ đẻ

- Tay người đỡ đẻ phải rửa sạch, sát trùng, móng tay cắt bằng phẳng.

- Khi lợn nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, cong đuôi là lúc lợn con sắp ra.

- Khi lợn con chui ra khỏi âm hộ lợn nái, tay người đỡ đỡ lấy lợn con một tay còn lại cầm dây rốn kéo ra tránh làm đứt.

Dùng khăn khô lau sạch dịch trong miệng, mũi.

- Thắt dây rốn cách bụng lợn con 2 - 3 cm, thắt vòng quanh rốn 2 vòng dây rồi cắt và sát trùng bằng cồn iodine.

- Xoa bột Mistral lên cơ thể lợn trừ phần đầu. - Thả lợn vào quây úm.

- Sau 5-7 phút đưa lợn con ra cho bú.

- Thời gian lợn ra khoảng 20 phút cho 1 con. Tổng thời gian đẻ khoảng 4 - 5h. - Sau khi nái đẻ xong thì thu gom nhau thai, dịch tiết gọn vào thùng chứa. Cuối ca trực đưa đến nơi tập kết theo quy định.

- Sau khi kết thúc đẻ, lau sạch vùng mông, âm hộ lợn nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng.

- Tiêm kháng sinh kéo dài phòng viêm tử cung cho lợn nái khi can thiệp trong quá trình đẻ, hoặc những trường hợp viêm nhiễm MMA, hoặc nhiệt độ lợn nái

trên 39,30C sau ngày đẻ, hoặc trường hợp bỏ ăn.

- Tiêm Oxytocin cho lợn nái đã đẻ được khoảng 8 - 9 con nhằm kích thích đẻ nhanh hơn đồng thời giúp kích thích tiết sữa và đẩy sản dịch, tiêm thêm lúc đẻ xong nhưng cách mũi 1 ít nhất 2h.

- Trường hợp tiêm oxytocin nhằm can thiệp đẻ chậm thì cần kiểm tra bằng tay trước khi tiêm.

- Trường hợp nái còn biểu hiện rặn đẻ thì quá trình đẻ chưa kết thúc.

 Chăm sóc lợn con

- Lợn con sau khi sinh phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt. Sữa đầu là loại thức ăn lợn con vô cùng quan trọng, nó cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho lợn con và lượng kháng thể thụ động nhằm phòng chống các bệnh trong giai đoạn đầu đời. Sữa đầu được tiết ra trong 3 ngày đầu, nó giảm nhanh sau 12h đầu, vì vậy cần giúp lợn con bú sữa đầu nhiều nhất trong 12h đầu tiên.

- Chia nhóm bú với trường hợp ổ đẻ lớn, ưu tiên nhóm heo nhỏ bú trước, sau 30 phút sẽ luân chuyển nhóm còn lại.

- Những lợn quá nhỏ, yếu cần sự chăm sóc đặc biệt, cần trợ giúp đến bầu vú mẹ. Có thể thu vắt sữa đầu chứa vào chai để sử dụng thêm cho những lợn nhỏ.

- Trường hợp lợn nái sau đẻ bị kiệt sức hoặc bị hội chứng MMA thì chuyển đàn lợn con cho bú sữa đầu của mẹ khác.

- Ưu tiên lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ chính nó.

- Tập phản xạ có điều kiện cho lợn con tránh bị mẹ đè bằng cách bắt lợn vào quây úm trong thời gian khoảng 3 ngày đầu tiên.

- Ghép lợn con là việc làm cần thiết nhằm tạo sự đồng đều về số lượng con trên bầy và đồng đều về trọng lượng, thời gian ghép chỉ được thực hiện trong thời gian không trước 24h và không quá 36 giờ với những ổ sinh cùng thời điểm, điều kiện lợn con phải được bú sữa đầu từ lợn mẹ của chính nó.

- Ưu tiên ghép lợn con nhỏ cho nái lứa 2 và lứa 3, ghép lợn to khỏe cho nái lứa 1 nhằm mục đích kích thích bầu vú.

- Không khuyến khích ghép quá nhiều gây xáo trộn đàn, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

- Trước khi ghép lợn phải đếm số vú chức năng, 2 vú cuối cùng chỉ được tính 1 vú. Ghép đi những con to nhất đàn đến ổ mới.

- Cân lợn con, mài nanh, cắt đuôi, bấm tai thực hiện vào 1 ngày tuổi. Thiến hoạn, tiêm sắt, uống thuốc cầu trùng được thực hiện vào 3 ngày tuổi.

- Dụng cụ phẫu thuật, vết thương sau phẫu thuật phải được sát trùng kỹ bằng cồn iodine.

+ Mài nanh bằng máy mài, đảm bảo 8 răng ở 2 hàm được mài bằng phẳng, không làm tổn thương lợi hoặc răng khác.

+ Cắt đuôi bằng kìm điện, vị trí cắt cách gốc đuôi 3cm, không để chảy máu. + Bấm tai bằng kìm săm, săm với từng đối tượng sẽ theo quy định của công ty + Thiến hoạn bằng dao thiến, yêu cầu vết thiến nhỏ và lấy hết 2 dịch hoàn và thừng dịch hoàn, ít chảy máu. Lưu ý trường hợp ruột chui ra khi thiến hoạn (hecni bẹn) cần được phẫu thuật.

+ Tiêm sắt có thể tiêm ở 2 vị trí hoặc bắp cổ hoặc dưới da bẹn, tiêm đủ liều, không để chảy sắt ra ngoài.

+ Uống thuốc phòng bệnh cầu trùng bằng cách bấm xịt một lần vào miệng lợn. - Quan sát sự phân bố lợn con trong quây úm, trường hợp lợn tránh xa bóng úm là do nóng quá, trường hợp lợn nằm chất đống là do quá lạnh.

- Nhiệt độ úm lợn con:

Tuần tuổi Nhiệt độ (⸰C)

1 34

2 32

3 31

- Nhiệt độ thấp không kích thích phát triển mà còn làm hủy hoại hệ thống lông nhung đường ruột, làm tăng nguy cơ tiêu chảy lợn con.

- Nền chuồng ướt làm nhiệt độ giảm 5 – 100C.

- Nhiệt độ úm quá cao làm lợn con mất nước, tiêu chảy.

- Đảm bảo úm lợn luôn khô ráo, kín gió, đủ chỗ cho lợn con, đủ nhiệt. Kiểm tra nhiệt độ úm vào những thời điểm quan trọng “sáng – trưa – tối”.

- Tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm phòng.

- Tập ăn sớm cho lợn con từ lúc 5 ngày tuổi, mỗi lần ăn lượng ít, thức ăn luôn tươi mới, máng ăn sạch sẽ.

- Thay thảm cao su vào quây úm sau 5 ngày tuổi nhằm tăng diện tích nằm cho lợn con.

- Kiểm tra sức khỏe lợn con hàng ngày, phát hiện trường hợp lợn bệnh, có biện pháp can thiệp sớm.

- Thứ tự kiểm tra đi từ đàn mới đẻ trước rồi đến đàn cai sữa. Lùa lợn đi lại, kiểm tra lượng thức ăn, nước uống, chân khớp, độ linh hoạt, ngoại hình lông da, phân, khả năng tìm vú bú. Kiểm tra độ ẩm sàn chuồng, úm, gió lùa.

- Lợn con khỏe sẽ đi lại bình thường, lông da hồng hào bóng mượt, khuôn phân bình thường, nhịp thở đều, đầu và tai bình thường, tìm vú mẹ bú bình thường, nằm đều trong úm.

- Ngược lại lợn con bị bệnh thì lông xù, bỏ bú, đi lại khó khăn, đầu nghiêng, hay đứng góc chuồng, tai rủ, tiêu chảy.

- Không chuyển lợn con bị bệnh sang đàn khác nhằm hạn chế lây bệnh, lợn bị bệnh nên ưu tiên bú thêm sữa đầu.

 Chăm sóc lợn mẹ

- Thức ăn, ăn tăng dần mỗi ngày thêm 0,5 kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ lượng ăn đạt khoảng 5 – 6 kg/con/ngày và duy trì lượng ăn này đến 10 ngày. Các ngày tiếp

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thuỵ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)