Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con trong thời gian thực tập

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thuỵ (Trang 55)

Tên bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Phác đồ điều trị Đường đưa thuốc Thời gian điều trị (ngày) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Hội chứng tiêu chảy 863 -octacin 1% (1ml/con) Đường uống 3-5 ngày 863 100 -octacin 5% (1/20kgTT) Tiêm bắp 3-5 ngày Viêm khớp 65 -Penstrep 400 (1ml/10kgTT ) -Canxi b12 (1/10kgTT) Tiêm bắp 3-5 ngày 51 78,46

Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy là cao nhất. Do công tác chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời, cho nên kết quả điều trị hiệu quả cao từ 78 – 100%. Hội chứng tiêu chảy xảy ra và lây lan nhanh, nên số lượng lợn con mắc nhiều. Cần phát hiện và điều trị kịp thời, kết hợp vệ sinh chuồng sạch sẽ. Em đã trực tiếp điều trị 863 con và số con khỏi là 863 con, tỷ lệ 100%. Bệnh viêm khớp cũng xảy ra nhiều, nguyên nhân chủ yếu do các vết thương hở như thiến, mài nanh quá sâu, cắt đuôi tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, phát bệnh nhanh làm các khớp chân sưng, đi tập tễnh.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1.Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn tại Công ty TNHH cgawn nuôi Thái Thuỵ, em có một số kết luận như sau:

- Với việc chăn nuôi lợn trong hướng công nghiệp,các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trang trại được thực hiện chủ động và tích cực. Kỹ sư của trại đã chủ động tổ chức tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn. Mỗi con lợn đều có 1 hồ sơ riêng cho việc phối tinh, đẻ, xuất chuồng, nhập chuồng…chính xác đến từng ngày. Để phòng chống dịch bệnh, khu chuồng nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Mọi nhân viên trong trại cho đến khách, muốn vào vào chuồng lợn đều phải đi qua hệ thống sát trùng, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và đi ủng chuyên dụng. Trong các chuồng lợn, ngày vài lần, công nhận làm vệ sinh cũng như phun thuốc sát trùng xuống nền chuồng. Xung quanh trang trại được trồng cây xanh để tạo môi trường tự nhiên thông thoáng cho lợn sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Hàng ngày, toàn bộ phân mà đàn lợn thải ra đều được đóng bao và đổ ra hầm xử lý chất thải. Nhau thai và lợn bệnh chết được đưa đi tiêu hủy ở lò thiêu. Nguồn nước thải được xử lý tại các khu dành riêng cho chất thải và thải xuống hầm biogas.

- Về hiệu quả chăn nuôi của trại:

+ Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt đạt trên 80%.

+ Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phân, nước tiểu, vệ sinh cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.

+ Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động.

+ Công tác thú y:

Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn luôn thực hiện nghiêm ngặt với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên của trại.

Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng. Hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào.

Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở trại đều được cho

uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực và lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn đạt 100%.

+ Công tác điều trị bệnh: đã điều trị được bệnh viêm khớp, bệnh viêm tử cung và hội chứng tiêu chảy với tỷ lệ khá cao từ 75% - 100%.

- Những chuyên môn đã được học tại trại :

Qua 6 tháng thực tập tại trại em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã được học và làm như:

+ Tực hiện các công tac vệ sinh chuồng trại.

+ Thực hiện quy trình vệ sinh chăm sóc và điều trị cho lợn nái. + Thực hiện các thao tác đỡ đẻ.

+ Cách phát hiện và điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ.

+ Tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn con.

+ Các quy trình cho lợn con theo mẹ (mài nanh, bấm đuôi, bấm tai, thiến,… )

5.2. Đề nghị

- Đối với nhà trường:

+ Nhà trường và khoa tiếp tục cử sinh viên xuống các trang trại thực tâp tốt nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề cho sinh viên, để sinh viên nắm bắt được nhiều hơn kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế. Từ đó sinh viên sẽ phát huy được năng lực của bản thân trong quá trình rèn luyện nghề nghiệp, để sau này ra trường không còn bỡ ngỡ với những quy trình chăn nuôi cũng như các bệnh ở lợn.

- Đối với trang trại:

+ Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

+ Phát hiện và điều trị kịp thời nếu bệnh xảy ra, tránh những hậu quả do bệnh viêm tử cung mang lại, ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội

2.Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Một số đặc điểm bệnh tiêu chảy của lợn con

dưới 2 tháng tuổi ở Sơn La”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số

2), tr. 40 – 44

3.Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TP.

Hồ Chí Minh

4.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội

5.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất

lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

6.Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường

ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng têu chảy của lợn con , các phác đồ

điều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.

7.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh

sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8.Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong

hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị,

Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

9.Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli,

Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía

Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội

10.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông

nghiệp, tr. 398 - 407.

11.Trương Quang Khải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh

học của các chủng Streptococcus suisPasteurella multocida ở lợn mắc

12.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn

và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

14.Lê Văn Năm (2013), Bệnh viêm phổi địa phương - suyễn lợn, Nxb Lao động -

Xã hội.

15.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới

viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,

14(5), tr. 720-726

16.Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

17.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân (2004), Giáo

trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18.Phạm Ngọc Thạch (1996), Một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng ở gia súc,

viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà

Nội, tr. 20 - 32.

19.Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội, tr. 196.

20.Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli

Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa

nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và phát

triển, tập 11 (3), 318 – 327.

21.Archie Hunter (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức

Tâm dịch, Nxb Bản đồ, Hà Nội, tr. 53, 204 – 207.

II. Tài liệu tiếng anh

22.Glawisschning E., Bacher H. (1992), “The Efficacy of Costat on E.coli

infectedweaning pigs”,12th IPVS congress, August 17 - 22, p. 182

23.Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., Preibler R. (2013),

“The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”, Berliner und

24.Preibler R., Kemper N. (2011), Mastitis in sows - current knowledge and

opinions, 62nd Annual Meeting of the European Federation of Animal

Science, EAAP 2011, Stavanger, Norway

25.Pensaet M. B. de Bouck P. A. (1978), “New coronavirus – like particleassociated

with diarrhea in swine”, Arch. Virol., p 58; p. 243 -247.

26.Waller C.M., Bilkei G., Cameron R.D.A. (2002), “Effect of periparturient disease and/or reproductive failure accompanied by excessive vulval discharge and weaning to mating interval on sows’ reproductive

performance”, Australian Veterinary Journal, 80, pp. 545-549.

III. Tài liệu Internet

27.Nguyễn Ánh Tuyết (2015), Bệnh viêm khớp trên lợn con,

http://www.vietlinh.vn/chan-nuoi/heo-benh-viem-khop.asp

28.Martineau G.P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows,

https://www.msdmanuals.com/

29.Shrestha,A.(2012), Mastitis, Metritis and Agalactia in sows,

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 1: tiêm kháng sinh trước khi thiến Ảnh 2: bấm tai lợn con

Ảnh 5: một số thuốc được dùng

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại công ty TNHH chăn nuôi Thái Thuỵ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)