2.2. Nội dung thí nghiệm
2.2.1. Chế tạo tấm dán theo tỉ lệ cao su silicon (SiK) và silicon dầu (SiD)
2.2.1.1. Chế tạo tấm dán SiK/SiD với tỉ lệ khối lượng mSiK: mSiD = 1:0,01.
Đầu tiên, sử dụng bercher 200ml cân 30g cao su silicon, tiếp tục thêm vào 0,3g dầu silicon. Hỗn hợp được trộn bằng máy khuấy ở tốc độ 300rpm. Vừa khuấy vừa gia nhiệt ở 150℃ trong vòng 10 phút. Sau khi trộn xong để hỗn hợp nguội, cân thêm vào hỗn hợp 0,3g chất đóng rắn (CĐR), tiếp tục trộn trong 5 phút. Cuối cùng, hỗn hợp được cho vào khuôn ép để chế tạo tấm dán dày 1mm. Khuôn ép được sử dụng ở đây là hai lớp PE có sử dụng hai thanh thép không gỉ với bề dày 1mm để cố định bề dày. Mẫu tấm dán được cán ép bằng tay có sử dụng con lăn hình trụ có đường kính 5cm, bằng thép, nặng 2,5kg lăn đều trên bề mặt.
2.2.1.2. Tiến hành chế tạo các tấm dán với tỉ lệ dầu silicon cao hơn.
Lần lượt lặp lại quy trình thí nghiệm như trên với các tỉ lệ khối lượng như được thống kê trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thống kê các thí nghiệm chế tạo tấm dán với thành phần silicon dầu cao hơn.
STT mSiK : mSiD mSiK (gam) mSiD (gam) mCĐR (gam) 1 1:0,05 30 1,5 0,3 2 1:0,10 30 3,0 0,3 3 1:0,20 30 6,0 0,3 4 1:0,50 20 10 0,2 5 1:1,00 20 20 0,2
2.2.2. Chế tạo tấm dán với tỉ lệ cao su silicon (SiK) và hạt Al2O3
2.2.2.1. Chế tạo tấm dán SiK/Al2O3 với tỉ lệ khối lượng mSiK: mAl2O3 = 1:0,2
Đầu tiên, sử dụng bercher 200ml cân 30g cao su silicon. Tiếp tục cân 6g Al2O3 cho vào bercher. Hỗn hợp được trộn bằng máy khuấy ở tốc độ 300rpm. Trong quá trình khuấy đồng thời tiến hành gia nhiệt ở 150℃ trong 10 phút. Sau khi trộn xong để hỗn hợp nguội, tiếp tục thêm vào 0,3g chất đóng rắn trộn trong thời gian 5 phút. Cuối cùng hỗn hợp được cho vào khuôn ép để tạo thành tấm dán dày 1mm. Khuôn ép được sử dụng ở đây là hai lớp PE có sử dụng hai thanh thép không gỉ với bề dày 1mm để cố định bề dày. Mẫu tấm dán được cán ép bằng tay sử dụng con lăn hình trụ đường kính 5cm, chiều dài 15cm, bằng thép, nặng 2,5kg lăn đều trên bề mặt.
2.2.2.2. Chế tạo các tấm dán với tỉ lệ khối lượng Al2O3 cao hơn
Lần lượt lặp lại quy trình thí nghiệm như trên với các tỉ lệ khối lượng được thống kê trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thống kê các thí nghiệm chế tạo tấm dán với thành phần Al2O3 cao hơn.
STT mSiK : mAl2O3 mSiK
(gam) mAl2O3 (gam) mCĐR (gam) 1 1:0,4 30 12 0,3 2 1:0,6 30 18 0,3 3 1:0,8 30 24 0,3 4 1:1,0 30 30 0,3
2.2.3. Chế tạo tấm dán dựa trên hỗn hợp silicon (Si) với Al2O3
2.2.3.1. Chế tạo tấm dán với tỉ lệ khối lượng mSi: mAl2O3=2:1.
Sử dụng bercher 200ml cân 15g cao su silicon, sau đó cân thêm vào bercher 15g dầu silicon. Hỗn hợp được trộn bằng máy khuấy ở tốc độ 300rpm. Trong quá trình khuấy đồng thời gia nhiệt ở 150℃ trong 10 phút. Tiếp tục thêm vào hỗn hợp
15g Al2O3 và khuấy trong 10 phút. Sau khi trộn xong để hỗn hợp nguội, cho thêm vào hỗn hợp 0,6g chất đóng rắn, tiếp tục trộn trong 5 phút. Cuối cùng hỗn hợp được cho vào khuôn ép để hình thành tấm dán dày 1mm. Khuôn ép được sử dụng ở đây là hai lớp PE có sử dụng 2 thanh thép không gỉ với bề dày 1mm để cố định bề dày. Mẫu tấm dán được cán ép bằng tay có sử dụng con lăn hình trụ đường kính 5cm, chiều dài 15cm, bằng thép, nặng 2,5kg lăn đều trên bề mặt.
2.2.3.2. Chế tạo các tấm dán với tỉ lệ khối lượng Al2O3 cao hơn.
Lần lượt lặp lại quy trình thí nghiệm như trên với các tỉ lệ khối lượng như được thống kê trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thống kê các thí nghiệm chế tạo tấm dán dựa trên hỗn hợp silicon với tỉ
lệ thành phần Al2O3 khác nhau. STT mSi:mAl2O3 mSiK (gam) mSiD (gam) mAl2O3 (gam) mCĐR (gam) 1 2:2 15 15 30 0,6 2 2:3 15 15 45 0,6 3 2:4 15 15 60 0,6
2.2.4. Chế tạo tấm dán với tỉ lệ giữa các hạt Al2O3 có kích thước khác nhau
2.2.4.1. Chế tạo tấm dán với tỉ lệ khối lượng A42:A12 = 1:0
Sử dụng bercher 200ml cân 15g cao su silicon, sau đó cân thêm vào bercher 15g dầu silicon. Hỗn hợp được trộn bằng máy khuấy ở tốc độ 300rpm. Trong quá
trình khuấy đồng thời gia nhiệt ở 150℃ trong 10 phút. Tiếp tục thêm vào 30g Al2O3
A42 (kích thước 5µm) và khuấy trong 10 phút. Sau khi trộn xong để hỗn hợp nguội, cho thêm vào hỗn hợp 0,6g chất đóng rắn, tiếp tục trộn trong 5 phút. Cuối cùng hỗn hợp được cho vào khuôn ép để hình thành tấm dán dày 1 mm. Khuôn ép được sử dụng ở đây là hai lớp PE có sử dụng 2 thanh thép không gỉ với bề dày 1mm để cố định bề dày. Mẫu tấm dán được cán ép bằng tay có sử dụng con lăn hình trụ đường kính 5cm, chiều dài 15cm, bằng thép, nặng 2,5kg lăn đều trên bề mặt.
2.2.4.2. Chế tạo tấm dán với các tỉ lệ A42/A12 khác nhau.
Lần lượt lặp lại quy trình thí nghiệm như trên với các tỉ lệ khối lượng như được thống kê trong bảng 2.4
Bảng 2.4. Thống kê các thí nghiệm chế tạo tấm dán dựa trên hỗn hợp silicon với tỉ lệ thành phần A42/A12 khác nhau. STT mA42:mA12 mSiK (gam) mSiD (gam) mA42 (gam) mA12 (gam) mCĐR (gam) 1 1:0,4 15 15 21,43 8,57 0,6 2 1:0,8 15 15 16,67 13,33 0,6 3 1:1 15 15 15,00 15,00 0,6 4 0,8:1 15 15 13,33 16,67 0,6 5 0,4:1 15 15 8,57 21,43 0,6 6 0:1 15 15 0,00 30,00 0,6
Các mẫu sau khi được chế tạo sẽ được đo đạc các thông số để phân tích: chụp ảnh SEM, đo nhiệt trở, tính toán độ dẫn nhiệt, kiểm tra khả năng chịu nhiệt …
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Kiểm tra vật liệu ban đầu.
Vật liệu nhôm ban đầu được kiểm tra kích thước bằng ảnh chụp SEM.