Khối lượng rễ khô và tỷ lệ R/TC của các dòng, giống lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của liều lượng bột từ vỏ trứng đến sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l ) tại gia lâm hà nội (Trang 69 - 72)

Tên dòng, giống L27 (Đ/C) Sen Nghệ An Eo Nghệ An D20 Đỏ Sơn La D22 Đỏ Bắc Giang L12 D18 L14

R/TC: khối lượng rễ trên toàn cây

Khối lượng rễ khô và tỷ lệ R/TC là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng hoạt động của bộ rễ, tạo điều kiện cho việc đánh giá khả năng phát triển và sức chống chịu của mỗi giống với những bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Tỷ lệ R/TC thể hiện tỷ lệ giữa rễ khô và khối lượng khô của toàn cây. Nếu tỷ lệ này quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây. Để có được sự phát triển cân đối giữa rễ và thân lá thì tỷ lệ R/TC phải phù hợp. Kết quả nghiên cứu theo dõi chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 4.8.

Qua bảng 4.8 thấy: Khối lượng rễ khô của các dòng, giống qua các thời kỳ đều có sự khác nhau:

Thời kỳ bắt đầu ra hoa, khối lượng rễ khô dao động trong khoảng 0,26 - 0,40 g/cây. Cao nhất là dòng D18 (0,40 g/cây), thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (0,26 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng rễ khô ở thời kỳ này là 0,28 g/cây cao hơn so với các giống: Sen Nghệ An, Đỏ Bắc Giang và thấp hơn so với các dòng, giống còn lại.

Khối lượng rễ khô tăng lên đáng kể trong thời kỳ hoa rộ, dao động trong khoảng 0,31 - 0,72 g/cây, trong đó cao nhất là dòng D18 (0,72 g/cây), thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (0,31 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng rễ khô thời kỳ này đạt 0,53 g/cây cao hơn so với các giống: Sen Nghệ An, Đỏ Bắc Giang, L12, L14 và thấp hơn so với các giống còn lại.

Trong thời kỳ quả chắc khối lượng rễ khô mới thực sự tăng mạnh dao động trong khoảng 0,44 - 0,83 g/cây, đạt cao nhất vẫn là giống D18 (0,83 g/cây), thấp nhất là giống Sen Nghệ An (0,44 g/cây). Giống đối chứng L27 có khối lượng rễ khô thời kỳ này là 0,62 g/cây cao hơn so với các giống Sen Nghệ An, Đỏ Sơn La, L12 và thấp hơn so với các dòng, giống còn lại.

Liên quan đến sự phát triển của thân lá, tỷ lệ R/TC cũng có những biến động theo mỗi thời kỳ là khác nhau giữa các dòng giống tham gia thí nghiệm.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa, bộ rễ phát triển chiếm ưu thế hơn so với thân lá, nên tỷ lệ R/TC đạt trị số cao, dao động trong khoảng 6,58 - 13,46%. Trong đó, đạt thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang (6,58%), cao nhất là dòng D20 (13,46%). Giống đối chứng L27 có tỷ lệ R/TC ở thời kỳ này là 10,26% cao hơn so với giống Sen Nghệ An và thấp hơn so với các dòng, giống còn lại.

Đến thời kỳ ra hoa rộ, tỷ lệ R/TC biến động trong khoảng 4,15 - 9,43%. Đạt cao nhất vẫn là dòng D18 (9,43%), thấp nhất là giống Đỏ Sơn La (4,15%). Giống

51

đối chứng L27 có tỷ lệ R/TC ở thời kỳ này là (5,16%) cao hơn so với các giống: Đỏ Sơn La, Đỏ Bắc Giang và thấp hơn so với các dòng, giống còn lại.

Tỷ lệ R/TC giảm mạnh khi cây lạc ở thời kỳ quả chắc. Tỷ lệ R/TC biến động trong khoảng 4,05 - 6,37%, bởi lúc này thân lá tiếp tục phát triển trong khi các rễ già đang rụng và không hình thành thêm rễ mới. Khối lượng toàn cây cũng không cao do nhiều giống đã rụng lá đạt cao nhất là dòng D18 (6,37%), thấp nhất là giống L12 (4,05%), Giống đối chứng L27 có tỷ lệ R/TC là 4,85% cao hơn so với các giống: Sen Nghệ An, Đỏ Sơn La, D22, L12 và thấp hơn so với các dòng, giống còn lại.

Như vậy, sự phát triển của rễ, thân lá có liên quan chặt chẽ với nhau và không đồng đều trong các thời kỳ giữa các dòng, giống tham gia thí nghiệm.

4.1.2.5. Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của liều lượng bột từ vỏ trứng đến sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l ) tại gia lâm hà nội (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w