PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6. QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG
3.6.1. Thời vụ và mật độ
- Thời vụ:Thí nghiệm 1 gieo vào tháng 3 năm 2019 Thí
nghiệm 2,3 gieo vào tháng 9 năm 2019
- Mật độ:Thí nghiệm 1 mật độ 30 cây/m2
Thí nghiệm 2,3 mật độ 35 cây/m2
3.6.2. Phương pháp bón phân
3.6.2.1 Bón phân
- Thí nghiệm 1: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi bột làm từ
đá nung + 1000 kg phân vi sinh Sông Gianh cho 1 ha
- Thí nghiệm 2: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + lượng vôi bột và bột
vỏ trứng được thiết kế ở trên + 1000 kg phân vi sinh Sông Gianh cho 1 ha
- Thí nghiệm 3: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + lượng vôi bột và bột
vỏ trứng được thiết kế ở trên + 1000 kg phân vi sinh Sông Gianh cho 1 ha
- Cách bón:
Thí nghiệm 1: Bón lót toàn bộ phân lân, phân vi sinh Sông Gianh và 50%
N, 50% K20. Bón thúc vào 2 giai đoạn: Giai đoạn cây 3 lá thật với lượng 25% N,
25% K20. Giai đoạn cây ra hoa đâm tia 25% N, 25% K20 và 100% lượng vôi bột.
Thí nghiệm 2: Bón lót toàn bộ phân lân, phân vi sinh Sông Gianh và 50%
N, 50% K20. Bón thúc vào 2 giai đoạn: Giai đoạn cây 3 lá thật với lượng 25% N,
25% K20. Giai đoạn cây ra hoa đâm tia 25% N, 25% K2O và 100% lượng vôi bột
theo như đã thiết kế.
Thí nghiệm 3: Bón lót toàn bộ phân lân, phân vi sinh Sông Gianh và 50%
N, 50% K2O. Các công thức bón vôi bột trước khi được bón lót 100% lượng vôi
bột theo như đã thiết kế. Bón thúc vào 2 giai đoạn: Giai đoạn cây 3 lá thật với
lượng 25% N, 25% K2O. Giai đoạn cây ra hoa đâm tia 25% N, 25% K2O và
100% lượng vôi bột theo như đã thiết kế cho các công thức bón vôi bột giai đoạn cây ra hoa.
3.6.2.2. Chăm sóc và vun xới
- Lần 1: Khi cây có 2 – 3 lá thật, xới nhẹ làm cho đất tơi xốp, diệt cỏ dại,
cung cấp O2 cho vi khuẩn nốt sần.
- Lần 2: Trước khi lạc ra hoa rộ tiến hành xới xáo, vun cao đến cặp cành
33
cấp 1, tạo điều kiện cọ xát cơ giới cho lạc đâm tia. - Phòng trừ sâu bệnh:
Đối với sâu, bệnh: Khi sâu xuất hiện cần phun thuốc kịp thời.