KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của liều lượng bột từ vỏ trứng đến sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l ) tại gia lâm hà nội (Trang 55)

4.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦAMỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN 2019 MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LẠC TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN 2019 TRÊN ĐẤT GIA LÂM- HÀ NỘI

4.1.1. Đặc điểm và phát triển của các dòng, giống lạc

Cây lạc cũng như các loài cây trồng khác, có các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau, mỗi giai đoạn có khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu quy luật sinh trưởng và phát triển của từng dòng, giống sẽ giúp lựa chọn được dòng, giống phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau.

4.1.1.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống lạc

Bảng 4.1. Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống lạc

Dòng, giống L27 (Đ/C) Sen Nghệ An Eo Nghệ An D20 Đỏ Sơn La D22 Đỏ Bắc Giang L12 D18 L14

Chất lượng hạt giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm, vì vậy nghiên cứu về khả năng nảy mầm của các dòng, giống có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng hạt giống. Giống có tỷ lệ mọc mầm cao, khả năng mọc mầm khoẻ là biểu hiện hạt giống tốt. Tỷ lệ nảy mầm càng cao sẽ càng làm giảm chi phí về giống, đảm bảo được mật độ và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất.

Sự nảy mầm của hạt là giai đoạn đầu tiên đánh dấu sự sống của hạt giống, khởi đầu cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Ở thời kỳ này, hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống, bắt đầu bằng việc hút

39

nước tạo điều kiện cho các enzyme hoạt động. Sức hút nước, lượng nước hút và thời gian hút nước phụ thuộc nhiều vào sức sống hạt giống, độ ẩm hạt, độ ẩm và nhiệt độ môi trường (Đoàn Thị Thanh Nhàn & cs., 1996).

Thời gian mọc mầm của lạc được tính từ khi gieo đến khi mọc 50%, kéo dài 5-7 ngày trong điều kiện thuận lợi. Khi gặp điều kiện bất thuận thì có thể kéo dài lên tới 15-20 ngày. Đây là thời kỳ có liên quan trực tiếp đến mật độ và sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này. Theo dõi thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống tham gia thí nghiệm được kết quả trình bày tại bảng 4.1.

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

*Thời gian từ khi gieo đến mọc mầm: Tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ khi gieo đến mọc mầm dao động 6-8 ngày, giống đối chứng L27 là 7 ngày.

Nhìn chung, thời gian mọc mầm của các dòng, giống tham gia thí nghiệm là dài. Thời gian nảy mầm hơi dài ở đây theo chúng tôi là do điều kiện ngoại cảnh trong giai đoạn gieo không thuận lợi. Thời gian gieo hạt gặp điều kiện thời tiết rét và khô hạn do đó ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc mầm của hạt.

*Tỷ lệ mọc mầm: Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống biến động trong khoảng 81,25-92,50%. Trong đó, D20 là dòng có tỷ lệ nảy mầm tốt nhất 92,50% tiếp đến là dòng D18 có tỷ lệ nảy mầm đạt 91,75%, giống Eo Nghệ An có tỷ lệ nảy mầm kém nhất 81,25%, giống đối chứng L27 có tỷ lệ nảy mầm đạt 90,50%. Giống Sen Nghệ An, Đỏ Bắc Giang có tỷ lệ nảy mầm đạt 91,25%. Nhìn chung tất cả các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có chất lượng hạt giống tốt, có tỷ lệ mọc mầm khá cao và tỷ lệ mọc mầm giữa các dòng, giống lệch nhau không nhiều.

* Thời gian từ khi gieo đến phân cành: Các dòng, giống lạc tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến phân cành kéo dài từ 15 đến 17 ngày. Dòng có thời gian phân cành sớm nhất là dòng D18 (15 ngày). Các dòng, giống có thời dài phân cành muộn hơn (17 ngày) là các dòng, giống: D20, D22, L12. Giống đối chứng L27 có thời gian phân cành là 16 ngày bằng với thời gian phân cành của các dòng, giống còn lại.

40

Mỗi dòng, giống khác nhau thì có thời gian sinh trưởng khác nhau đặc trưng cho từng giống. Đây là một chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng, xác định các công thức luân canh và các biện pháp kỹ thuật tác động đến năng suất. Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng từ 125 – 132 ngày. Trong đó, giống Eo Nghệ An và giống đối chứng L27 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (125 ngày), giống có thời gian sinh trưởng dài nhất (132 ngày) là giống Sen Nghệ An và D22, dòng D20, giống L12, L14 có thời gian sinh trưởng là 127 ngày, các dòng, giống khác có thời gian sinh trưởng tương đương nhau 130 ngày.

Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện vụ xuân nên thời gian từ gieo đến khi ra hoa của các dòng, giống dài và biến động từ 27 – 30 ngày. Giống Sen Nghệ An và Đỏ Bắc Giang có thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa dài nhất: 30 ngày. Các dòng, giống còn lại đều có thời gian từ khi gieo đến ra hoa là 27 – 29 ngày, giống đối chứng L27, dòng D20 và D22 có thời gian từ khi gieo đến ra hoa sớm nhất 27 ngày. Như vậy thời gian bắt đầu ra hoa của các dòng, giống có sự khác nhau nhưng cũng khá tập trung.

Như vậy, theo dõi tổng thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lạc là căn cứ để phân loại giống cũng như làm cơ sở bố trí thời vụ gieo trồng và xây dựng công thức luân canh phù hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau.

4.1.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính

Theo Vũ Đình Chính & cs. (2011), chiều cao thân chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển đóng vị trí quan trọng làm nhiệm vụ vận chuyển vật chất từ rễ lên thân lá và vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá về rễ, quả, hạt. Chiều cao thân chính tăng trưởng phản ánh sự tích lũy chất khô và sinh trưởng sinh dưỡng của cây.

Chiều cao cây hợp lý sẽ làm tăng khả năng chống đổ của cây, tăng số lá hữu hiệu, làm tăng khả năng quang hợp tạo tiền đề cho năng suất sau này. Cây lạc sinh trưởng tốt thường có chiều cao cân đối với các bộ phận dinh dưỡng khác, thân không đổ, các đốt phía dưới ngắn, thân mập, cứng.

Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, thân chính không ngừng tăng trưởng về chiều cao. Tốc độ sinh trưởng chiều cao thân chính tăng dần từ khi mọc, khi sắp ra hoa tốc độ tăng chậm lại, sau đó khi hoa ra tốc độ sinh trưởng chiều cao cây lại tiếp tục tăng nhanh và đạt cao nhất trong thời kỳ ra hoa rộ, khi

41

hoa gần tắt, tốc độ tăng chiều cao thân giảm rõ rệt. Trong thời kỳ chín nếu gặp điều kiện thuận lợi tốc độ tăng chiều cao thân lại tăng lên.

Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống lạc thí nghiệm Dòng, giống L27 (Đ/C) Sen Nghệ An Eo Nghệ An D20 Đỏ Sơn La D22 Đỏ Bắc Giang L12 D18 L14 CV% LSD0,05

Ở điều kiện trồng giống nhau, chiều cao cây của từng giống sẽ khác nhau.

Theo dõi sự tăng trưởng chiều cao thân chính của các dòng, giống lạc kết quả thu được trình bày tại bảng 4.2. Qua bảng 4.2 cho thấy: Chiều cao thân chính của cây tăng lên qua các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao khác nhau tùy từng giai đoạn sinh trưởng: Thời gian sau gieo 35 ngày chiều cao thân chính dao động trong khoảng 7,3 – 12,6 cm. Trong đó, cao nhất là giống L14 (12,6 cm), thấp nhất là giống Đỏ Sơn La (7,3 cm) tiếp đến là giống Đỏ Bắc Giang đạt 7,4 cm. Giống đối chứng L27 có chiều cao thân chính đạt 8,7 cm.

Chiều cao thân chính tăng lên khá mạnh khoảng thời gian sau gieo từ 42– 70 ngày. Tại thời điểm quả chín, chiều cao thân chính của các dòng giống theo dõi trong thí nghiệm dao động trong khoảng 24,4 – 34,8 cm. Trong đó, thấp nhất là giống Đỏ Bắc Giang có chiều cao thân chính là 24,4 cm, giống đối chứng L27 đạt chiều cao lớn nhất (34,8 cm) tiếp đến là dòng D18 có chiều cao thân chính đạt 33,3 cm. Các giống còn lại có chiều cao thân chính dao động từ 26,3 – 32,2 cm.

4.1.1.3. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 thứ nhất

Lạc là cây có khả năng phân cành khá lớn. Khả năng phân cành của lạc và số cành phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và điều kiện canh tác như: dinh dưỡng, mật độ gieo trồng và có liên quan trực tiếp đến số quả trên cây. Số cành cấp 1 trên thân liên quan tương đối chặt chẽ đến năng suất của lạc. Lạc thường ra hoa tập trung ở cành thứ nhất chiếm tới 60-70% số lượng quả của cây, các cành khác chiếm 30%.

Nếu thân chính phát triển mạnh sẽ ức chế quá trình phân cành và phát triển của cành. Ngược lại, nếu thân chính phát triển chậm, yếu lại khiến cho cành xuất hiện muộn điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất sau này.

Theo dõi sự phát triển chiều dài cành cấp một của các dòng giống tham gia thí nghiệm thu được kết quả trong bảng 4.3. Qua bảng 4.3 cho thấy: Chiều dài cành cấp 1 sau gieo 35 ngày có sự dao động trong khoảng từ 4,7 – 9,3 cm. Trong đó, cao nhất là giống Sen Nghệ An (9,3 cm), thấp nhất là giống D22 (4,7 cm). Sau 70 ngày sau gieo, chiều dài cành cấp 1 của các dòng, giống dao động trong khoảng từ 12,1 – 18,2 cm. Trong đó, cao nhất là dòng D18 (18,2 cm), thấp nhất là giống Đỏ Sơn La và D22 có chiều dài cành cấp 1 là (12,1 cm). Giống đối chứng L27 có chiều dài cấp 1 giai đoạn này là 13,4 cm thấp hơn so với giống Sen Nghệ An, Eo Nghệ An, Đỏ Bắc Giang, L12, D18, L14. Tuy nhiên giống đối chứng L27 cao hơn chiều dài cành cấp 1 của các giống còn lại.

Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 thứ nhất của các dòng, giống lạc Dòng, giống L27 (Đ/C) Sen Nghệ An Eo Nghệ An D20 Đỏ Sơn La D22 Đỏ Bắc Giang L12 D18 L14 CV% LSD0,05

Thời kỳ quả chín, chiều dài cành cấp 1 của các dòng, giống dao động trong khoảng từ 21,3 – 34,3 cm. Trong đó, cao nhất vẫn là dòng D18 (34,3 cm), thấp nhất là giống D22 (21,3 cm). Giống đối chứng L27 có chiều dài cành cấp 1 đạt 27,6 cm.

4.1.1.4. Động thái ra lá trên thân chính

Lá là bộ phận quan trọng của cây, nhờ nó mà cây dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời có thể chuyển hóa vật chất từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ cung cấp năng lượng cho cây. Đối với cây trồng, quang hợp là hoạt động cơ bản để tạo ra năng suất, nó quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng. Bộ lá phát triển cân đối, khỏe mạnh là tiền đề cho việc tăng hiệu suất quang hợp, tăng sức chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi, từ đó cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao. Cũng như chiều cao, số lá cũng là điểm đặc trưng của từng giống. Trong điều kiện ngoại cảnh giống nhau, số lá của mỗi giống là khác nhau. Số lá cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật canh tác.

Bảng 4.4: Động thái ra lá trên thân chính của một số dòng, giống lạc

Tên dòng, giống L27 (Đ/C) Sen Nghệ An Eo Nghệ An D20 Đỏ Sơn La D22 Đỏ Bắc Giang L12 D18 L14 CV% LSD0,05

Trong từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau, mỗi giống có số lá nhất định, động thái ra lá của các giống cũng khác nhau.Theo dõi đặc điểm phát triển bộ lá

của các dòng, giống tham gia thí nghiệm qua 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, thời kỳ hoa rộ và thời kỳ quả chắc kết quả thu được trình bày tại bảng 4.4.

Qua số liệu bảng 4.4 cho thấy: Ở các thời kỳ theo dõi khác nhau số lá giữa các dòng, giống cũng có sự khác biệt.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa, số lá trên thân chính biến động trong phạm vi 14,0 – 17,7 lá/thân chính. Trong đó, dòng D18 đạt số lá trên thân chính cao nhất (17,7 lá/thân chính), giống Eo Nghệ An đạt số lá thấp nhất (14,0 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá đạt 14,6 lá/thân chính.

Cùng với sự phát triển của thân chính, số lá trên thân chính ở thời kỳ hoa rộ cũng tăng lên nhanh chóng và dao động từ 24,9 – 32,1 lá/thân chính. Dòng D18 có số lá trên thân chính cao nhất (32,1 lá/thân chính), thấp nhất là giống Eo Nghệ An (24,9 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá trên thân chính đạt 28,6 lá/thân chính cao hơn so với số lá của các dòng, giống trừ dòng D18.

Ở thời kỳ quả chắc này, số lá trên thân chính của các giống vẫn tiếp tục tăng

lên biến động trong phạm vi 37,6 – 46,7 lá/thân chính. Trong đó, dòng D18 đạt số lá trên thân chính cao nhất (46,7 lá/thân chính) tiếp đến là giống D20 có số lá đạt 45,6 lá/thân chính. Giống Sen Nghệ An có số lá trên thân chính thấp nhất chỉ đạt (37,6 lá/thân chính). Giống đối chứng L27 có số lá đạt 45,4 lá/cây thấp hơn so với dòng D20, D18 nhưng cao hơn so với các dòng, giống còn lại.

4.1.2. Một số chỉ tiêu về sinh lý của một số dòng, giống lạc

4.1.2.1. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của một số dòng, giống lạc

Diện tích lá và chỉ số diện tích lá là hai yếu tố liên quan chặt chẽ đến hoạt động quang hợp của cây. Hoạt động quang hợp quyết định tới 90 – 95% năng suất cây trồng vì thế hoạt động quang hợp được coi là quá trình sinh lý quan trọng nhất trong mọi hoạt động sống của cây. Diện tích lá tăng dần từ khi mọc tới thời kỳ hình thành quả, tương ứng với sự sinh trưởng của chiều cao thân, cành. Thời kỳ sau ra hoa đến hình thành quả là thời kỳ thân cành phát triển mạnh đồng thời cũng là thời kỳ diện tích lá tăng nhanh nhất.

Chỉ số diện tích lá (LAI) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá diện tích lá của quần thể cây trồng, là cơ sở cho việc điều chỉnh diện tích lá. Nếu diện tích lá thấp thì sẽ gây lãng phí đất và lãng phí năng lượng mặt trời, nhưng nếu quá cao sẽ có hiện tượng che khuất ánh sáng lẫn nhau giữa các tầng lá trên cây, làm giảm

45

khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời của các tầng lá phía dưới, kéo theo lượng chất khô tích lũy trong cây cũng giảm. Chỉ số diện tích lá tăng dần từ khi cây lạc mọc mầm cho tới khi ra hoa, hình thành quả và sau đó giảm dần cho đến khi thu hoạch do các lá già trên cây rụng dần. Trong sản xuất cần có biện pháp duy trì diện tích lá ở mức tối ưu, giúp cây trồng sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả nhất, đảm bảo quá trình quang hợp diễn ra bình thường và đạt hiệu suất cao, từ đó sẽ nâng cao năng suất và chất lượng của lạc.

Theo dõi chỉ tiêu diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các dòng, giống lạc qua các thời kì kết quả thu được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dòng, giống lạc

Dòng, giống L27 (Đ/C) Sen Nghệ An Eo Nghệ An D20 Đỏ Sơn La D22 Đỏ Bắc Giang L12 D18 L14 CV% LSD0,05

Qua kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá có mối tương quan chặt chẽ với nhau và qua 3 thời kỳ thì diện tích lá và chỉ số diện tích lá của các dòng, giống tham gia thí nghiệm đều có sự khác biệt.

46

Thời kì bắt đầu ra hoa: diện tích lá của các dòng, giống biến động trong

khoảng từ 1,95 – 3,42 dm2/cây. Trong đó, giống D20 có diện tích lá cao nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của liều lượng bột từ vỏ trứng đến sinh trưởng và năng suất lạc (arachis hypogaea l ) tại gia lâm hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w