- Với thông tin trên tác động đến người tiêu dùng: nhiều người tiêu dùng sẽ đ
3.3.3. Kinh nghiệm sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hộ
sáng tạo để phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh trong trường phổ thông
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông mà chúng tôi đã thực hiện:
* Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của câu lạc bộ tạo cơ hội để
học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,... Câu lạc bộ là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,... Thông qua hoạt động của cá ccâu lạc bộ, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: câu lạc bộ học thuật; câu lạc bộ thể dục thể thao; câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật; câu lạc bộ võ thuật; câu lạc bộ hoạt động thực tế; câu lạc bộ trò chơi dân gian...
Ví dụ: Để rèn luyện thói quan đọc sách nhằm nâng cao kiến thức, tăng cường
kỹ năng, tư duy, phân tích cho các bạn học sinh, đồng thời tạo ra một hình thức giải trí lành mạnh, giảm căng thẳng góp phần tạo dựng một thói quen lành mạnh cho các bạn, em Phan Thị Vân Ly, Bí thư chi đoàn 11C1(nay là 12C1) – Nhóm trưởng, đã thành lập Câu lạc bộ Sách, dưới sự giám sát của Ban giám hiệu nhà trường và Đoàn thanh niên.
Chính hoạt động này đã giúp các em nhận thức được vai trò và những tác dụng to lớn của việc đọc sách đem lại. Trong thực tế, Câu lạc bộ Sách đã tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa: đăng các bài viết cảm nhận về các cuốn sách, tổ chức các cuộc thi về sách, tặng sách…Chính trong quá trình tham gia Câu lạc bộ, các em học sinh đã hiểu được vai trò và ý nghĩa của hoạt động này; đồng thời thông qua hoạt động, các em sẽ thổi được ngọn lửa và niềm đam mê đọc sách tới các bạn khác, giúp mọi người tiếp cận được nhiều nguồn tri thức quý giá trong cuộc sống này.
Em Phan Thị Vân Ly cùng với các thành viên trong Câu lạc bộ Sách năm học 2021 - 2022
* Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.
Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho học sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Qua các diễn đàn, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình,... tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học. Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia, và phát triển năng lực tự nhận thức, tự điều chinhhr hành vi cho phù hợp với đạo đức.
Ví dụ: Để viết về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nhân ngày 20/11,
giáo viên có thể phát động học sinh viết lời tri ân. Thông qua diễn đàn này học sinh hiểu được các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc như truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, từ đó, giúp các em hiểu và hành xử đúng với các chuẩn mực đạo đức; tích cực tham gia nhiều hoạt động nhân nghĩa trong thực tế. Đồng thời, sẽ hình thành những thói quen, suy nghĩ và hành động tích cực cho học sinh.
Học sinh tham gia viết lời tri ân giành tặng giáo viên nhân ngày 20/11
* Tổ chức các buổi ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh, giúp học sinh trở thành những con người toàn diện.
Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động được thực hiện ngoài giờ học, tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường.
Ví dụ 1: Để học sinh tự nhận thức vấn đề an toàn khi tham gia giao thông và
vấn đề về mạng xã hội, giáo viên và nhà trường đã tổ chức các buổi ngoại khóa với chủ đề “Thanh niên với mạng xã hội và thực hiện pháp luật” và “An toàn giao thông và hạnh phúc của chúng ta”. Các em học sinh được trải nghiệm trong thực tế,
giúp các em hiểu thêm về mạng xã hội, về an toàn giao thông và những quy định của pháp luật về giao thông, đặc biệt là đối với độ tuổi thanh thiếu niên. Từ đó, các em sẽ ứng xử một cách phù hợp hơn, biết lên án, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời sẽ tuyên truyền mọi người nâng cao vai trò trách nhiệm trong việc chấp hành
Học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ Sách tham gia các buổi ngoại khóa về chủ đề “Thanh niên với mạng xã hội và thực hiện pháp luật” và “An toàn giao
thông và hạnh phúc của chúng ta” tháng 10/ 2021.
Ví dụ 2: Với chủ đề, “Sức khỏe, sinh sản vị thành niên”, giáo viên cũng có thể tổ chức buổi ngoại khóa nhằm giáo dục cho các em vấn đề cơ bản của giới tính, sức khỏe, sinh sản vị thành niên. Chẳng hạn, trong đợt tháng 11/2021, Tổ Xã hội và nhóm Sinh học của tổ Tự nhiên, trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, đã tổ chức ngoại khóa với chủ đề “Tư vấn chăm sóc sức khỏe, sinh sản vị thành niên, hãy lắng nghe – cùng thấu hiểu”, bằng hình thức thi giữa các đội.
Qua buổi đó, các em hiểu được các kiến thức cơ bản về giới tính, tình yêu, hôn nhân. Từ đó, giúp các em biết được các tình huống trong thực tế, điều chỉnh hành vi phù hợp, tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong tình yêu và hôn nhân.
* Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy... ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo...
Ví dụ 1: Khi dạy bài 14: Chính sách Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công
nghệ, Văn hóa mục 3: Chính sách Văn hóa, giáo viên có thể cho học sinh đi tham quan một số di tích lịch sử nhằm giáo dục lòng biết ơn, tự hào về những vị anh hùng dân tộc, biết về những truyền thống vẻ vang của nhân dân ta. Thông qua các học động từ thiện như thế, các em học sinh lại càng nhận thấy được các giá trị cao đẹp trong con người, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn và thiện hơn.
Học sinh tham quan và dâng hương tại nhà thờ cụ Nguyễn Sỹ Sách tại xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương, Nghệ An
Khắc – xã Xuân Tường – Thanh Chương. Qua đó, các em sẽ hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bản về quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đòng thời, giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở địa phương mình.
Từ đó, có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi như: nâng cao trình độ học vấn, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khóa hoạc kỹ thuật…để tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại quê nhà. Tham gia và vận động người thân trong gia đình, xóm làng thực hiện tốt chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương mình.
Học sinh tham quan Xưởng sản xuất cơm cháy Yến Khắc xã Xuân Tường - Thanh Chương.
* Hội thi / cuộc thi
Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về
vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch,... có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.
Thông qua cuộc thi này, học sinh hiểu được những giá trị trong cuộc sống như: không được lãng phí, phải biết tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đồng thơi, kích thích được sức sáng tạo, khả năng tìm tòi và năng khiếu thẩm mỹ cho các em học sinh.
Học sinh tham gia cuộc thi “Làm hoa từ phế liệu” tháng 10/2021 4. Kết quả nghiên cứu
Trong học kỳ 1, năm học 2021 - 2022 vừa qua tôi đã ứng dựng đề tài này vào giảng dạy 6 lớp, qua các tiết giáo viên quan tâm đến phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh, tôi nhận thấy:
Về phía học sinh: Ở giờ dạy thực nghiệm trên lớp và các buổi trải nghiệm sáng tạo, các em hứng thú hơn, tích cực xây dựng bài và ghi nhớ kiến thức một cách chắc chắn hơn. Không khí học tập sôi nổi, hào hứng, giảm căng thẳng trong tiếp nhận kiến thức. Khi thăm dò ý kiến học sinh, các em không ngần ngại bày tỏ sự thích thú của mình trước một tiết học GDCD có sử dụng những phương pháp dạy học tích cực; hơn thế các em còn biết nhiều về các giá trị, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của người với người, từ đó các em tự giác điều đỉnh hành vi của mình một cách phù hợp nhất, gắn liền với các tình huống trong thực tế.
Về phía giáo viên: Tôi nhận thấy bản thân say mê hơn trong công tác giảng dạy môn GDCD, đúc rút được nhiều kinh nghiệm và sưu tầm được nhiều tư liệu quý phục vụ công tác dạy học.
Kết quả cụ thể trong học kỳ 1( Kết quả này dựa vào kết quả đáng giá xếp loại
học sinh của các trường trong học kỳ 1 – năm học 2021 – 2022) ở những lớp có lực học ngang nhau nhưng áp dụng phương pháp khác nhau: Sử dụng và không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, cùng việc cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo trong hoạt động dạy học môn GDCD, tôi đã tổng hợp được kết quả như sau: