+ Về phía cung: Khi giá tăng → mở rộng SX → cung tăng và ngược lại + Về phía cầu: Khi giá cả giảm → cầu tăng và ngược lại.
2.4. Hoạt động 2.4. Hướng dẫn học sinh thực hành nội dung vận dụng quan
hệ cung cầu (7 phút )
a) Mục tiêu: Nêu được ví dụ về sự vận dụng quy luật cung cầu
b) Nội dung: Hoàn thành phiếu học tập để hướng dẫn học sinh thực hành
Phiếu Nội dung
Phiếu 1: Việc Nhà nước hỗ trợ mì gói, lương thực, rau củ..sau các trận lũ lụt nhằm mục đích gì?
Phiếu 2: Khi cung >cầu, là người sản xuất em sẽ làm gì?
Phiếu 3: Khi cung >cầu, là người tiêu dùng em sẽ làm gì?
c) Sản phẩm:
Phiếu Nội dung
Phiếu 1: Việc Nhà nước hỗ trợ mì gói,
lương thực, rau củ..sau các trận lũ lụt nhằm mục đích gì?
- Nhằm hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người dân.
- Góp phần bình ổn thị trường.
Phiếu 2: Hãy tìm hiểu tại 1 cửa hàng
buôn bán quần áo ở địa phương trong dịp giao mùa này.
- Khi cung >cầu, là người sản xuất sẽ thu hẹp quy mô, hoặc chuyển đổi sang mặt hàng khác và ngược lại
Phiếu 3: Em đã điều chỉnh việc mua
hàng của mình như thế nào qua sự biến động của cung cầu?
- Khi cung >cầu, là người tiêu dùng em sẽ mua hàng vì giá rẻ. và ngược lại
d) Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho HS ở tại tiết học * Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV
* Trao đổi, thảo luận
GV mời 2 đến 3 HS có kết quả khác nhau trình bày tại chỗ. Những HS đối chiếu
với kết quả của mình để đưa ra nhận xét, trao đổi.
* Nhận định, kết luận
GVdựa vào sản phẩm để phân tích thêm và yêu cầu HS vào vở kết luận:
Đối với nhà nước
+ Khi cung < cầu do khách quan, điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ để giảm giá và tăng cung
+ Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ thì điều tiết băng cách xử lí vi phạm pháp luật, sử dụng lực lượng dự trữ quốc gia để tăng cung
+ Khi cung > cầu quá nhiều thì phải kích cầu như tăng lương, tăng đầu tư…để tăng cầu