KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh khối của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages) tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 41)

3.1. Hiện trạng khai thác rƣơi tại KVNC

3.1.1. Hiện trạng ruộng rƣơi tại KVNC

3.1.1.1. Đặc điểm các ruộng rươi tại KVNC

- Vị trí các ruộng rươi:

Các đầm/ruộng rươi tại KVNC thuộc vùng bãi của đoạn sông Thái Bình chảy qua huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đây là vũng bãi có diện tích khoảng trên 50 ha, nằm phía ngoài đê và chịu tác động của thủy triều. Đất ở đây hàng năm được bồi đắp bởi phù sa của sông Thái Bình nên rất màu mỡ và có nhiều dinh dưỡng cho cây trồng và sự phát triển rươi. Các đầm ruộng khai thác rươi chủ yếu có dạng hình chữ nhật, mỗi ruộng bố trí từ 1 đến 2 cống thông với bên ngoài môi trường để dẫn nước sông vào.

- Diện tích các ruộng rươi :

Trước đây cả vùng bãi An Thanh là cả một cánh đồng rộng lớn, các thửa ruộng chỉ được ngăn cách bởi những bờ thửa; vùng nào có độ cao phù hợp người dân cấy lúa, vùng cao hơn có thể trồng cây đay (dùng để lấy sợi dệt chiếu cói), vùng trũng hơn thì cỏ, lau sậy mọc hoang. Sau này khi đất đai được phân chia cho người dân, dồn ô đổi thửa thành những thửa ruộng lớn. Hiện tại, xã An Thanh có khoảng 50ha đất ruộng bãi có khả năng khai thác rươi, chia thành nhiều lô ruộng nằm kề. Từ sau khi thực hiện khoán 10 thì diện tích ruộng đất bãi được giao cho nông dân quản lý (Theo kết quả điều tra phỏng vấn).

Bảng 3.1. Quy mô diện tích ruộng rƣơi tại KVNC STT Loại diện tích (m2) Xã An Thanh

Số hộ Tỷ lệ (%)

1 < 5.000 26 57,8

2 5.000 - <10.000 9 20,0

3 10.000 - <15.000 5 11,1

Từ bảng 3.1 cho thấy, loại ruộng có diện tích <5.000m2 tại xã An Thanh có 26 hộ, chiếm tỷ lệ 57,8%; loại ruộng có diện tích từ 5.000– <10.000 m2

có 9 hộ, chiếm tỷ lệ 20,0%; loại ruộng có diện tích từ 10.000 - <15.000 m2

có 5 hộ, chiếm tỷ lệ 11,1%; loại ruộng có diện tích từ 15.000 - 20.000 m2 có 4 hộ, chiếm tỷ lệ 8,9%.

Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích của các ruộng rƣơi tại KVNC

Nhìn chung, diện tích ruộng rươi ở xã An Thanh rất đa dạng, dao động trong khoảng <5.000 đến 20.000m2, phổ biến nhất là các ruộng có diện tích <5.000 m2.

- Cống ruộng rươi :

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các ruộng đều xây dựng từ 1 đến 2 cống kiên cố hướng ra sông với độ sâu khoảng từ 1 - 1,5m, rộng từ 1,2 – 1,8m. Cống thường được xây bằng gạch nung, sàn đổ bê tông cốt thép và có cánh phai để đóng mở cống làm bằng gỗ hoặc bằng bê tông. Một số cống có kết cấu gồm 2 bên cánh gà được xây bằng gạch hoặc đúc bê tông, nối tiếp hai bên thành phía trước và phía sau cống.

Hình 3.2. Hình ảnh cống ruộng rƣơi

(Nguồn: Tác giả tự chụp)

Cống có vai trò vô cùng quan trọng đối với các ruộng rươi. Không chỉ có vai trò trao đổi nước giữa ruộng với sông, mương, cống còn có tham gia vào quá trình lấy giống và lấy thức ăn (sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ) cho rươi. Với hệ thống cống được xây dựng kiên cố bảo đảm việc đóng mở cống chủ động nên cây lúa không bị ngập úng khi triều cường và không bị khô hạn khi triều rút. Hơn nữa, việc xây dựng cống ở mỗi ruộng rươi còn góp phần giảm thiểu thất thoát lượng rươi trong quá trình thu hoạch.

3.1.1.2. Sinh cảnh ruộng rươi

Tại vùng khai thác rươi, các ruộng đều có bờ bao kiên cố, tạo điều hiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển phân bón vào ruộng. Một số loài phổ biến gồm có:

Lúa: Trước đây, nông dân An Thanh vẫn cấy 2 vụ lúa mỗi năm, sử dụng phân hóa học, thuốc cỏ, thuốc trừ sâu nên ruộng bãi ngày càng hiếm rươi. Theo cụ Phạm Văn Túc – một người cả đời gắn bó với con rươi ở vùng đất An Thanh,

khiến con rươi không thể tồn tại và sinh trưởng, phát triển. Hiện nay, khi nhận thấy lợi ích to lớn từ con rươi mang lại, người dân ở đây chỉ cấy 1 vụ trong năm, thường kéo dài trong khoảng 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau). Và chỉ đảm bảo canh tác theo phương thức hữu cơ, nghĩa là tuyệt đối không sử dụng các loại chất hóa học thì mới tạo được môi trường cho rươi phát triển. Giống lúa được trồng tại ruộng rươi An Thanh là giống Japonica J02 – một giống lúa thuần được nhập nội từ Nhật Bản, có khả năng kháng bệnh đồng thời cho năng suất cao và chất lượng loại gạo ngon.

Bên cạnh giá trị kinh tế là cây lương thực, lúa tạo cảnh quan che phủ toàn bộ diện tích ruộng rươi vào thời kỳ đông xuân, giúp rươi có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa đông lạnh và mùa hè nóng.

Vai trò của việc trồng lúa hữu cơ ở ruộng rươi là rất cần thiết. Việc trồng lúa là vô cùng quan trọng để đảm bảo cho sinh trưởng và phát triển của loài rươi. Theo ông Nguyễn Văn Tuân – Giám đốc công ty Cổ phần Nông nghiệp Thế hệ mới (một trong những doanh nghiệp đi đầu trong mô hình canh tác lúa trên vùng khai thác rươi tại tình Hải Dương cho biết: “Khi cây lúa phát triển sẽ tạo ra sinh cảnh cho rươi, đồng thời làm tăng độ tơi xốp, màu mỡ của đất. Rễ và thân lúa sau khi thu hoạch sẽ phân hủy trở thành mùn bã hữu cơ, bổ sung chất hữu cơ trong đất, giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển, làm thức ăn cho rươi”.

Chuối: Chuối là cây ăn quả được trồng rộng rãi ở ven bờ ruộng hoặc giáp hai bên đường đi lại giữa các ruộng. Không chỉ tận dụng được vị trí đất trống tránh lãng phí đất, việc trồng chuối còn đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân xã An Thanh.

Ngoài ra, một số hộ còn trồng thêm cam, đu đủ, khoai lang, mướp nhật,… để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống cũng như làm tăng thêm nguồn thu nhập cho nười dân. Vùng dọc đê còn trồng một số loại tre gai, cây bụi với mục đích bảo vệ đê điều, chống xói mòn, sạt lở đất.

Sự có mặt của thảm thực vật góp phần tạo điều kiện vi khí hậu thuận lợi cho đời sốngloài rươinói riêng và sinh vật thủy sinh nói chung đồng thời là nguồn vật chất hữu cơ tiềm năng tạo độ phì nhiêu cho vùng khai thác rươi .

- Loại đất nền đáy vùng nuôi rươi :

Các đầm/ruộng rươi tại xã An Thanh hầu hết nền đáy đều được tôn tạo bằng 100% loại đất phù sa, một vài ruộng có pha trộn thêm đất sét.

3.1.1.3. Tình hình khai thác rươi tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ

- Hình thức khai thác rươi :

Theo kết quả điều tra, 100% các hộ nuôi rươi đều khai thác rươi theo hình thức chủ động. Hầu hết các hộ đầu tư bờ cao, xây dựng hệ thống kênh mương, cống để chủ động điều tiết nước sông ra – vào bãi. Người dân dùng lưới xăm đáy để thu hoạch rươi và thu rươi theo từng mẻ khoảng 4-5 kg/mẻ để tránh rươi bị dập nát. Cách thức thực hiện lấy giống rươi: Các hộ sẽ thống nhất với nhau việc hộ nào lấy nước vào ngày nào một cách luân phiên trong khoảng thời gian đầu và cuối con nước rươi. Thời điểm nước cường (thường vào kỳ con nước thủy triều tháng 4 – 5 và tháng 9 – 12 âm lịch), người dân mở cống lấy nước vào đầm, ấu trùng rươi sẽ theo con nước vào ruộng và chui xuống lớp bùn bề mặt đáy để sinh sống, tiếp tục

một chu trình sinh trưởng và phát triển. Việc khai thác chủ động đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm lượng thất thoát

rươi và hệ sinh vật sẽ được bảo tồn bởi việc khai thác rươi được quy hoạch thành vùng, các ruộng rươi được đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật (hệ thống bờ bao, cống, lưới,…).

- Thời gian khai thác rươi :

Theo kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy, tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, rươi xuất hiện hầu hết các tháng trong năm (trừ mùa mưa lũ tháng 7 hoặc tháng 8). Vụ chính xuất hiện rươi vào tháng 9, 10, 11 (âm lịch), gọi là rươi mùa; xuất hiện rươi vào tháng 4, 5, 6 (âm lịch), gọi là rươi chiêm; các tháng còn lại rươi có xuất hiện nhưng với số lượng ít, gọi là rươi éo.

Trong 1 tháng thường có 2 kỳ con nước, mỗi kỳ khoảng 14 ngày. Riêng tháng 2 và tháng 8, do tính chất tháng thiếu đủ nên có thêm bớt 1 ngày nữa là 29 (cách với ngày trước đó có 12 ngày, nhưng ngày kế tiếp của tháng sau vẫn cách là 14 ngày. Một năm có 26 ngày cố định, ko thay đổi so với trường hợp tháng thiếu ngày. Thời gian thu hoạch thường tập trung kéo dài trong khoảng 2, 3 ngày. Một số hộ gia đình có thể giữ nước trong ruộng 5 – 7 ngày hãm rươi nổi muộn để hạn chế thương lái ép giá. Tuy nhiên, việc giữ nước lâu có thể rủi ro làm rươi chết nổi lên mặt nước, giảm giá trị và chất lượng rươi (Theo lời PV ông Nguyễn Văn Tuệ - thôn An Định). Theo kinh nghiệm của những người nuôi rươi nhiều năm thì rươi xuất hiện nhiều trước đỉnh triều từ 2 – 3 ngày, hoặc khi trời âm u, có mưa rươi rả rích.

Bảng 3.2. Lịch con nƣớc (âm lịch)

Tháng Con thứ nhất Con thứ hai

Ngày kiệt Ngày cƣờng Ngày kiệt Ngày cƣờng

01/7 5 10 17 19 25 29 02/8 3 9 15 17.29 22 26 03/9 13 18 22 27 30 05 04/10 11 16 21 25 30 05 05/11 9 14 19 23 28 03 06/12 7 12 17 21 27 02

- Năng suất khai thác rươi:

Sản lượng rươi trung bình mỗi năm tại các ruộng rươi được thể hiện trong bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3. Sản lƣợng rƣơi trung bình năm của mỗi ruộng rƣơi STT Sản lƣợng (kg) Xã An Thanh Số hộ Tỷ lệ (%) 1 < 100 4 8,9 2 100 - <200 16 35,6 3 200 - <300 7 15,6 4 300 - <400 6 13,3 5 400 - <700 5 11,1 6 700 - <900 2 4,4 7 900 - <1000 3 6,7 8 1000-1500 1 2,2

Từ bảng 3.3 cho thấy, sản lượng rươi tại xã An Thanh tương đối cao, dao động từ <100 – 1.500 kg, trong đó có 16 hộ đạt sản lượng từ 100 - <200 kg/năm, chiếm 35,6%. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học và khả năng khai thác chủ động, có hộ gia đình đã thu được lượng rươi khá lớn, đạt ngưỡng 1.000 – 1.500 kg/năm.

Nguồn lợi khai thác rươi tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đang dần được nâng cao nhờ thay đổi hình thức khai thác và tạo nguồn thức ăn phù hợp cho rươi. Theo ông Phạm Văn Huyến (An Thanh, Tứ Kỳ) chia sẻ: “Nhờ nắm bắt được quy luật xuất hiện của rươi và cải tiến phương pháp chăm sóc, thu hoạch nên sản lượng trung bình khu ruộng 27 sào của gia đình ông đạt khoảng 0,6 – 0,9 tấn rươi /năm, thu về khoảng 270 – 405 triệu đồng/năm”. Như vậy, có thể thấy việc khai thác rươi giúp cho người dân có một cuộc sống ổn định, có thu nhập cao hơn.

- Lượng phân bón hữu cơ sử dụng:

Theo kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, 100% các hộ dân đều sử dụng phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân rác,… để cải tạo thành phần dinh dưỡng nền đáy cho các ruộng khai thác rươi. Khối lượng phân bón hữu cơ trung bình năm tại các ruộng rươi được thể hiện trong bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4. Lƣợng phân bón trung bình năm của các ruộng rƣơi STT Lƣợng phân bón (Kg) Xã An Thanh (%) Số hộ Tỷ lệ 1 100 - <1.000 17 37,8 2 1.000 - <2.000 10 22,2 3 2.000 - <3.000 5 11,1 4 3.000 - <4.000 1 2,22 5 4.000 - <5.000 4 8,88 6 5.000 - <6.000 2 4,44 7 6.000 – 9.000 1 2,22

Từ bảng 3.4 cho thấy, lượng phân bón hữu cơ sử dụng cho mỗi ruộng ruơi khá đa dạng, dạo động trong khoảng 100 – 9.000kg. Đa số các hộ sử dụng từ 100 - <1.000kg lượng phân bón hữu cơ trung bình mỗi năm, chiếm 37,8%%; có 10 hộ sử dụng lượng phân bón từ 1.000 - < 2.000kg, chiếm 22,2%; có 5 hộ sử dụng lượng phân bón từ 4.000 – <5.000kg, chiếm 8,88%; có 2 hộ sử dụng lượng phân bón từ 5.000 – <6.000kg, chiếm 4,4%; có 1 hộ sử dụng lượng phân bón từ 3.000 - <4.000kg và 1 hộ sử dụng lượng phân bón từ 6.000 – 9.000kg chiếm 2,22%.

3.1.2. Lịch thủy triều và sự xuất hiện của rƣơi

Các vùng nước lợ của tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều vùng biển phía Bắc Việt Nam trực tiếp là vùng ven biển Bắc Bộ. Thủy triều vùng này thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, điển hình là Hòn Dáu với hầu hết số ngày trong tháng (khoảng 25 ngày) chỉ có một lần nước lớn và một lần nước ròng mỗi ngày. Năm 2018, độ cao nước lớn dao động từ 2,8m đến 3,6m, độ cao nước thấp nhất dao động từ 0,1m đến 1,1m. Sự chênh lệch thủy triều giúp cho các chủ hộ nuôi rươi có thể tiến hành thay rửa môi trường ruộng rươi, lấy giống, lấy thức ăn tự nhiên từ sông vào ruộng đạt hiệu quả.

Dựa theo kinh nghiệm lâu đời và theo lịch thủy triều Hòn Dáu (Phụ lục 1), người dân sẽ áng chừng được khoảng thời gian rươi xuất hiện để chuẩn bị dụng cụ đi thu hoạch rươi. Theo cách tính lịch thu hoạch của người dân, thời gian có thể thu

hoạch rươi tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ sẽ lùi lại 2 giờ đồng hồ so với lịch Hòn Dáu thể hiện ở bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.5. Thời gian xuất hiện rƣơi tại xã KVNC

STT Ngày

Thời gian nƣớc lớn

(Theo lịch Hòn Dáu) Thời gian rƣơi bắt đầu xuất hiện tại KVNC (giờ) Giờ Phút Độ cao mực nƣớc (m) 1 7/9/2018 8 0 3,2 5h - 13h 2 8/9/2018 9 7 3,2 6h - 14h 3 9/9/2018 10 22 3,2 7h - 14h 4 10/9/2018 11 20 3,1 8h - 15h 5 11/9/2018 12 6 3,0 9h - 16h 6 12/9/2018 13 0 2,9 10h - 16h 7 13/9/2018 13 16 2,8 11h - 16h 8 14/9/2018 14 0 2,6 13h - 16h 9 18/9/2018 3 6 2,6 3h - 5h 10 19/9/2018 4 1 2,9 3h - 7h 11 20/9/2018 5 0 3,2 3h - 9h 12 21/9/2018 6 0 3,4 4h - 11h 13 22/9/2018 7 5 3,5 5h - 12h 14 23/9/2018 8 17 3,6 6h - 13h 15 24/9/2018 10 0 3,5 7h - 14h 16 25/9/2018 11 0 3,4 8h - 15h 17 26/9/2018 12 3 3,2 9h - 16h 18 27/9/2018 13 5 2,9 11h - 17h 19 28/9/2018 14 0 2,5 14h - 16h 20 03/10/2019 2 30 2,7 2h - 5h 21 04/10/2018 4 0 3 2h - 7h 22 05/10/2018 5 0 3,2 2h - 9h 23 06/10/2018 6 0 3,4 3,1 - 10 24 07/10/2018 7 0 3,4 3h - 11h 25 08/10/2018 8 0 3,4 5h - 12h 26 09/10/2018 8 27 3,3 6h - 13h

STT Ngày

Thời gian nƣớc lớn

(Theo lịch Hòn Dáu) Thời gian rƣơi bắt đầu xuất hiện tại KVNC (giờ) Giờ Phút Độ cao mực nƣớc (m) 28 11/10/2018 10 0 3,1 7h - 14h 29 12/10/2018 10 5 2,9 8h - 14h 30 13/10/2018 10 13 2,7 9h - 14h 31 14/10/2018 10 25 2,5 11h - 13h 32 18/10/2018 3 0 2,7 2h - 6h 33 19/10/2018 4 0 3,1 2h - 8h 34 20/10/2018 4 25 3,4 2h - 9h 35 21/10/2018 5 18 3,6 3h - 10h 36 22/10/2018 7 12 3,7 5h - 12h 37 23/10/2018 8 14 3,6 6h - 13h 38 24/10/2018 9 17 3,4 7h - 15h

Người dân thường có cách để nhớ lịch như sau “Tháng 8 đến tháng 2 – trâu bò ra (tức là nước thủy triều sẽ lên vào buổi sáng); Từ tháng 3 đến tháng 7 – trâu bò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh khối của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages) tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 41)