Biểu đồ kết quả quan trắc độ mặn trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh khối của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages) tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 68 - 87)

Nhận xét:

Theo biểu đồ hình 3.10 ta thấy, độ mặn tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV cao hơn hẳn so với độ mặn tại ruộng có trồng lúa và ruộng không trồng lúa. Độ mặn trong đất của ruộng trồng lúa đạt 0,149±0,073 g/L; độ mặn ruộng không trồng lúa đạt 0,11±0,04 g/L; độ mặn ruộng có sử dụng thuốc BVTV đạt 0,426±0,15 g/L. Khi so sánh các nghiệm thức ở 3 loại ruộng cho thấy, độ mặn ruộng trồng lúa cao hơn ruộng không trồng lúa, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,336 > 0,05); độ mặn trong đất ruộng trồng lúa thấp hơn độ mặn ruộng có sử dụng thuốc BVTV và tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,00 < 0,05); độ mặn trong đất ruộng trồng lúa và ruộng không trồng lúa thấp hơn độ mặn ruộng có sử dụng thuốc BVTV và tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,00 < 0,05).

3.4. Kết quả quan trắc môi trƣờng nƣớc vùng nghiên cứu rƣơi 3.4.1. Nhiệt độ

hưởng đối với sự sinh trưởng và phát triển của rươi. Trên thực tế, loài rươi rất mẫn cảm với sự biến hóa của nhiệt độ, và thường bị biến hóa cùng với sự biến hóa về nhiệt độ của môi trường xung quanh. Vì vậy, việc xác định mức nhiệt đầm nuôi rươi là điều cần thiết. Kết quả đo nhiệt độ nước được vào vụ tháng 10, tháng 11 (tức tháng 9, tháng 10 âm lịch) tại 4 ruộng A1, A2, B1, B2, C1 và C2 được thể hiện trong bảng 3.15 dưới đây:

Bảng 3.15. Nhiệt độ các ruộng rƣơi vào màu vụ khai thác Tháng 10/2018 Tháng 11/2018 Ruộng A1 29,8 26,4 Ruộng A2 28,8 25,8 Ruộng B1 28,5 26,5 Ruộng B2 28,2 26,2 Ruộng C1 30,1 26,0 Ruộng C2 29,5 26,6 Nhận xét:

Qua bảng 3.15 ta thấy, nhiệt độ nhiệt độ nước tại tháng 10/2018 dao động trong khoảng 28,2 – 30,1ºC, nhiệt độ tại tháng 11/2018 dao động trong khoảng 25,8 – 26,6ºC.

* Nhận xét:

Từ biểu đồ hình 3.11 ta có thể nhận thấy, nhiệt độ tại các ruộng A1, A2, B1, B2, C1, C2 biến thiên không nhiều. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, mức nhiệt mà rươi có thể sinh trưởng tốt nằm trong khoảng 25,8 - 30,1ºC.

3.4.2. Giá trị pH trong nƣớc

Kết quả quan trắc pHH2O trong nước ở đợt I và đợt II được thể hiện trong bảng 3.16 dưới đây:

Bảng 3.16. Kết quả đo pHH2O trong nƣớc

STT Vùng Ký hiệu mẫu pHH2O

Đợt I Đợt II 1 Ruộng có trồng lúa MĐ1-a 7,77 7,26 2 MĐ1-b 7,92 7,3 3 MĐ1-c 7,79 7,12 7 MĐ1-g 7,84 7,37 8 MĐ1-h 6,98 6,82 4

Ruộng không trồng lúa

MĐ1-d 8,02 7,83 5 MĐ1-e 7,54 7,55 6 MĐ1-f 7,43 7,05 9 MĐ1-i 7,96 7,54 10 MĐ1-k 7,87 7,14 1 Ruộng có sử dụng thuốc BVTV MĐ2-a 5,14 5,35 2 MĐ2-b 5,25 5,06 3 MĐ2-c 5,26 5,78 4 MĐ2-d 5,63 5,61 5 MĐ2-e 6,05 6,03 1 Nước sông MNS-1 7,56 7,25 2 MNS-2 6,83 6,78 3 MNS-3 6,89 6,97

*Nhận xét:

Qua bảng 3.16 ta có thể nhận thấy, qua khảo sát đợt I và đợt II, giá trị pHH2O trong nước tại ruộng trồng lúa dao động trong khoảng 6,82 – 7,92, tại ruộng không trồng lúa có giá trị pHH2O dao động trong khoảng 7,05 - 8,02, tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV có giá trị pHH2O dao động trong khoảng 5,06-6,05; giá trị pHH2O của mẫu nước sông dao động trong khoảng 6,83 - 7,56.

Ở đợt I: Tại ruộng trồng lúa, giá trị pHH2O trong nước dao động trong khoảng 6,98 – 7,92, trong đó, giá tri pHH2O thấp nhất tại điểm MĐ1-h (pHH2O = 6,98) và cao nhất tại điểm MĐ1-g (pHH2O = 7,92); Tại ruộng không trồng lúa, pHH2O trong nước dao động trong khoảng 7,43 – 8,02, trong đó, giá trị pHH2O thấp nhất tại điểm MĐ1- f (pHH2O = 7,43) và cao nhất tại điểm MĐ1-d (pHH2O = 8,02); Tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV, giá trị pHH2O trong đất dao động trong khoảng 5,14 – 6,05, trong đó, giá trị pHH2O thấp nhất tại điểm MĐ2-a (pHH2O = 5,14) và cao nhất tại điểm MĐ2-e (pHH2O = 6,05). Đối với mẫu nước sông, giá trị pHH2O dao động trong khoảng 6,83- 6,89.

Ở đợt II: Tại ruộng trồng lúa, giá trị pHH2O trong nước dao động trong khoảng 6,82 – 7,37, trong đó, giá tri pHH2O thấp nhất tại điểm MĐ1-h (pHH2O = 6,82) và cao nhất tại điểm MĐ1-g (pHH2O = 7,37); Tại ruộng không trồng lúa, pHH2O trong nước dao động trong khoảng 7,05 – 7,83, trong đó, giá trị pHH2O thấp nhất tại điểm MĐ1- f (pHH2O = 7,05) và cao nhất tại điểm MĐ1-d (pHH2O = 7,83); Tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV, giá trị pHH2O trong đất dao động trong khoảng 5,06 – 6,03, trong đó, giá trị pHH2O thấp nhất tại điểm MĐ2-b (pHH2O = 5,06) và cao nhất tại điểm MĐ2-e (pHH2O = 6,03). Đối với mẫu nước sông, giá trị pHH2O dao động trong khoảng 6,78- 7,25.

Hình 3.12. So sánh pHH2O trong nƣớc tại ruộng trồng lúa, ruộng không trồng lúa và ruộng có thuốc BVTV

Theo biểu đồ hình 3.12 cho thấy, giá trị pHH2O trong nước của ruộng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn hẳn so với ruộng trồng lúa và ruộng không trồng lúa. Giá trị pHH2O tại ruộng trồng lúa đạt 7,36 ±0,4; giá trị pHH2O tại ruộng không trồng lúa đạt 7,62 ±0,32; giá trị pHH2O tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV đạt 5,52 ±0,36. Khi phân tích các nghiệm thức ta thấy, giá trị pHH2O tại ruộng trồng lúa cao hơn pHH2O tại ruộng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,00 <0,05); giá trị pHH2O tại ruộng không trồng lúa cao hơn pHH2O tại ruộng có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,00 <0,05); giá trị pHH2O tại ruộng trồng lúa và pHH2O tại ruộng có trồng lúa không tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,0,07 > 0,05).

3.4.3. Độ mặn trong nƣớc

Kết quả quan trắc độ mặn của nước ở đợt I và đợt II được thể hiện trong bảng 3.17 dưới đây:

Bảng 3.17. Kết quả xác định độ mặn của nƣớc

STT Đặc điểm Ký hiệu mẫu Độ mặn (g/L) Đợt I Đợt II 1 Ruộng có trồng lúa MĐ1-a 0,13 0,15 2 MĐ1-b 0,24 0,30 3 MĐ1-c 0,18 0,17 7 MĐ1-g 0,18 0,14 8 MĐ1-h 0,22 0,25 4 Ruộng không trồng lúa MĐ1-d 0,23 0,11 5 MĐ1-e 0,22 0,28 6 MĐ1-f 0,11 0,23 9 MĐ1-i 0,18 0,19 10 MĐ1-k 0,25 0,21 1 Ruộng có sử dụng thuốc BVTV MĐ2-a 0,19 0,19 2 MĐ2-b 0,13 0,17 3 MĐ2-c 0,11 0,17 4 MĐ2-d 0,13 0,12 5 MĐ2-e 0,18 0,20 Nhận xét:

Theo bảng 3.17 ta có thể nhận thấy, qua khảo sát đợt I và đợt II, độ mặn trong nước tại ruộng trồng lúa dao động trong khoảng 0,13 - 0,3g/L, tại ruộng không trồng lúa có giá trị độ mặn dao động trong khoảng 0,11 - 0,23g/L, tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV có giá trị độ mặn dao động trong khoảng 0,12 - 0,25g/L.

Ở đợt I: Tại ruộng trồng lúa, độ mặn trong nước dao động trong khoảng 0,13 – 0,22g/L, trong đó, giá tri độ mặn thấp nhất tại điểm MĐ1-a (0,13g/L) và cao nhất tại điểm MĐ1-h (0,22g/L); Tại ruộng không trồng lúa, độ mặn trong đất dao động trong khoảng 0,11 – 0,25g/L, trong đó, giá trị độ mặn thấp nhất tại điểm MĐ1-f

(0,11g/L) và cao nhất tại điểm MĐ1-k (0,25g/L); Tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV, giá trị độ mặn trong nước dao động trong khoảng 0,11 – 0,19g/L, trong đó, giá trị độ mặn thấp nhất tại điểm MĐ2-c (0,11g/L) và cao nhất tại điểm MĐ2-1 (0,19g/L).

Ở đợt II: Tại ruộng trồng lúa, độ mặn trong nước dao động trong khoảng 0,14 – 0,30g/L, trong đó, giá tri độ mặn thấp nhất tại điểm MĐ1-g (0,14g/L) và cao nhất tại điểm MĐ1-b (0,30g/L); Tại ruộng không trồng lúa, độ mặn trong đất dao động trong khoảng 0,11 – 0,28g/L, trong đó, giá trị độ mặn thấp nhất tại điểm MĐ1- d (0,11g/L) và cao nhất tại điểm MĐ1-e (0,28g/L); Tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV, độ mặn trong nước dao động trong khoảng 0,12 – 0,20g/L, trong đó, giá trị độ mặn thấp nhất tại điểm MĐ2-d (0,12g/L) và cao nhất tại điểm MĐ2-e (0,30g/L).

Hình 3.13. So sánh độ mặn trong nƣớc ruộng trồng lúa, ruộng không trồng lúa và ruộng có thuốc BVTV

Nhận xét:

Theo biểu đồ hình 3.13 ta thấy, tại ruộng không trồng lúa có độ mặn cao hơn ruộng trồng lúa và ruộng có sử dụng thuốc BVTV. Độ mặn trong nước của ruộng trồng lúa đạt 0,202±0,054 g/L; độ mặn ruộng không trồng lúa đạt 0,207±0,050 g/L; độ mặn ruộng có sử dụng thuốc BVTV đạt 0,195±0,05 g/L. Tuy nhiên, khi so sánh các nghiệm thức ở 3 loại ruộng cho thấy, kết quả độ mặn giữa ruộng trồng lúa với ruộng không trồng lúa có p = 0,949 > 0,05, giữa ruộng không trồng lúa với ruộng có

sử dụng thuốc BVTV có p = 0,818 > 0,05, giữa ruộng trồng lúa với ruộng có sử dụng thuốc BVTV có p = 0,934 > 0,05. Điều đó cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về độ mặn.

3.5. Đánh giá mối quan hệ giữa một số yếu tố môi trƣờng với sinh khối rƣơi ở KVNC

Kết quả phân tích một số yếu tố môi trường và sinh khối rươi tại các điểm khảo sát được thể hiện trong bảng 3.18 dưới đây:

Bảng 3.18. Hệ số tƣơng quan giữa một số yếu tố môi trƣờng và sinh khối rƣơi

Chỉ số Sinh khối Độ mặn đất Độ mặn nƣớc pH đất pH nƣớc C P2O5 Cát Bột Sét Sinh khối r 1 0.460* -0.573** -0.418 -0.074 0.427 -0.333 0.159 -0.488* -0.297 P 0.041 0.008 0.067 0.756 0.061 0.151 0.504 0.029 0.204

*. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 **. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01

Qua bảng 3.18 cho thấy, độ mặn trong đất có r = 0,460 và p = 0,041 <0,05; độ mặn trong nước r = -0,573 và p = 0,008<0,01, chứng tỏ 2 chỉ số này có mức tương quan chặt với sinh khối rươi. Tuy giá trị pHH2O có r = -0,074 và p = 0,756 > 0,05; pHKCl có r = -0.418 và p = 0.067 > 0,05; hàm lượng C tổng số trong đất có r = 0.427 và p = 0.061 > 0,05 không có mối tương quan chặt với sinh khối rươi, nhưng các chỉ số này lại ảnh hưởng đến sự xuất hiện của rươi. Theo kết quả điều tra cho thấy, tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV không ghi nhận được sự tồn tại của rươi, trong khi tại ruộng có trồng lúa và ruộng không trồng lúa phía ngoài đê có thu nhận được mẫu. Sự khác biệt cụ thể như sau:

- pHH2O trong nước của ruộng có sử dụng thuốc BVTV tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với pHH2O trong nước của ruộng có trồng lúa và ruộng không trồng lúa. So sánh kết quả pHH2O đo được với QCVN 08 – MT:2015/BTNMT (mức B1) cho thấy, giá trị pHH2O trong nước tại ruộng có trồng lúa và ruộng không trồng

có sử dụng thuốc BVTV cho thấy, giá trị pHH2O không đạt QCCP theo QCVN 08 – MT:2015/BTNMT (mức B1) và ko ghi nhận được sự xuất hiện của rươi. Điều đó có nghĩa là yếu tố pHH2O trong nước có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của rươi tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, rươi có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong ngưỡng pHH2O = 6,82 – 8,02.

- pHKCl trong đất của ruộng có sử dụng thuốc BVTV tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với pHKCl trong đất của ruộng có trồng lúa và ruộng không trồng lúa. Điều đó có nghĩa là yếu tố pHKCL trong đất có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của rươi tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, rươi có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong ngưỡng pHH2O

= 5,5 – 6,87.

- Tổng C trong đất của ruộng có sử dụng thuốc BVTV tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tổng C trong đất của ruộng có trồng lúa, ruộng không trồng lúa và ruộng có sử dụng thuốc BVTV. Điều đó có nghĩa là yếu tố tổng C trong đất có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của rươi tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, rươi có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong ngưỡng C% = 1,97 – 4,96%. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về hàm lượng C tổng số giữa ruộng trồng lúa, ruộng không trồng lúa và ruộng có sử dụng thuốc BVTV là do sự khác biệt về hình thức canh tác lúa. Tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV, người dân tiến hành canh tác lúa 2 vụ/năm, trong khi đó tại ruộng có trồng lúa chỉ canh tác 1 vụ lúa trong năm. Vì vậy, lượng mùn bã hữu cơ của lá cây phân hủy trong đất tại ruộng có sử dụng thuốc BVTV phía trong đê sẽ nhiều hơn ruộng có trồng lúa phía ngoài đê. Dựa vào thang đánh giá hàm lượng mùn trong đất của GS Lê Văn Tiềm tại hội thảo “Quan điểm quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng ở Miền Bắc Việt Nam, HN 26-27/5/98”, tại vùng có xuất hiện rươi có hàm lượng mùn nằm trong khoảng từ 2-5% cho thấy các ruộng có hàm lượng mùn trung bình khá. Tại vùng không còn xuất hiện rươi, hàm lượng mùn nằm trong khoảng 3 - >5%, phản ánh đất nơi đây khá giàu mùn.

Bằng phương pháp phân tích tương quan hồi quy, kết quả xác định mối quan hệ giữa sinh khối với độ mặn được thể hiện ở hình 3.11 dưới đây.

Hình 3.14. Phƣơng trình hồi quy mối quan hệ giữa sinh khối và độ mặn trong đất

Qua hình 3.143 và trong giới hạn nghiên cứu của đề tài (độ mặn đất dao động trong khoảng 0,03 – 0,277 g/L) cho thấy, độ mặn trong đất có tương quan thuận với sinh khối rươi. Tại các điểm khảo sát có chỉ số độ mặn trong đất cao thì sinh khối rươi cao, ngược lại nếu độ mặn trong đất thấp thì sinh khối rươi thấp.

Mối quan hệ này ở mức trung bình thể hiện qua hệ số tương quan r = 0,46 chứng tỏ mối tương quan giữa sinh khối rươi và độ mặn trong đất là mối tương quan thuận, sự liên hệ này ở mức trung bình.

Qua kết quả điều tra cho thấy, độ mặn trong đất của ruộng có sử dụng thuốc BVTV tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với độ mặn trong đất của ruộng có trồng lúa và ruộng không trồng lúa. Điều đó có nghĩa là yếu tố độ mặn trong đất có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của rươi tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, rươi có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong ngưỡng độ mặn = 0,02 – 0,277 g/L.

Hình 3.15. Phƣơng trình hồi quy mối quan hệ giữa sinh khối và độ mặn trong nƣớc

Qua hình 3.15 và trong giới hạn nghiên cứu của đề tài (độ mặn nước dao động trong khoảng 0,11 – 0,25 g/L) cho thấy, độ mặn trong nước có tương quan nghịch với sinh khối rươi. Tại các điểm khảo sát có chỉ số độ mặn trong nước cao thì sinh khối rươi thấp, ngược lại nếu độ mặn trong nước thấp thì sinh khối rươi cao.

Mối quan hệ này ở mức thấp thể hiện qua hệ số tương quan khá thấp r = - 0,573, chứng tỏ mối tương quan giữa sinh khối rươi và độ mặn trong đất là mối tương quan nghịch, sự liên hệ này ở mức trung bình.

3.6. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Từ kết quả điều tra về hiện trạng khai thác rươi, sinh khối rươi và kết quả phân tích mẫu nước, mẫu đất tại KVNC cho thấy: Các kết quả gần giống với sự kết quả nghiên cứu về rươi của tác giả Phạm Đình Trọng ( 2017) trong đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi rươi (Tylorrhynchus heterochaetus Quatrefages) và phát triển nghề khai thác rươi dựa vào cộng đồng ở vùng nước lợ thuộc tỉnh Hải Dương”. Ngoài ra, một số chỉ tiêu phân tích mẫu nước và mẫu đất không có sự chênh lệch quá lớn so với kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Hải Dương trong “Báo cáo kết quả lấy mẫu, phân tích theo mạng lưới các điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh khối của rươi (tylorrhynchus heterochaetus quatrefages) tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 68 - 87)