Đặc điểm và hình thức thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự (Trang 25 - 31)

trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự là một bộ phận thuộc chức năng chung của VKS trong tố tụng hình sự, là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái bộ phận trong cái tổng thể. Do vậy, xuất phát từ chức năng của VKS trong TTHS, có thể rút ra chức năng của VKS trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì VKS cũng thực hiện hai chức năng tương ứng. Khái niệm, phạm vi, nội dung của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong giai đoạn xét xử cũng được xác định trên cơ sở khái niệm, phạm vi, nội dung của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án hình sự.

Trong Bộ luật TTHS 2003 tuy không đưa ra khái niệm giai đoạn tố tụng hình sự nhưng đã thể hiện sự phân chia các giai đoạn tố tụng một cách rõ nét trong đó xét xử được coi là một giai đoạn trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Theo quy định của Bộ luật TTHS 2003, việc giải quyết vụ án hình sự phải qua các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ, chủ thể, trình tự, thủ tục, thời hạn cụ thể nhằm mục đích chung của toàn bộ quá trình tố tụng. Do vậy có thể căn cứ vào cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Như vậy, trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, chức năng của Viện kiểm sát là: Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động xét xử của

Tòa án.

1.2.1. Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự đều có các đặc điểm về nhiệm vụ, trình tự, thủ tục, phạm vi áp dụng, đối tượng tác động là khác nhau. Ở giai đoạn này chủ thể tiến hành các hoạt động tố tụng ở đây là Tòa án và VKS. Và đối tượng tác động của hai cơ quan này đều hướng tới là tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Với chức năng Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật trong lĩnh vực xét xử của Tòa án. Trong giai đoạn này VKS có các đặc điểm riêng biệt chủ yếu sau:

- VKS là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố và

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án hình sự.

Với chức năng như trên VKS không những thực hiện chức năng công tố là thay mặt Nhà Nước truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử, kiểm sát các hoạt động tư pháp mà còn thông qua hai chức năng trên VKS đã góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản Nhà Nước; các quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức và của công dân; bảo đảm mọi hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được BLHS 1999 (sửa đổi) đều được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật; không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

- VKS là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành quyền công tố

trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Thông qua việc đọc cáo trạng, trình bày các ý kiến bổ sung (nếu có), quyết định của Viện kiểm sát có liên quan đến việc giải quyết vụ án; tham gia xét hỏi tại phiên tòa bởi lẽ đây là giai đoạn chứng minh bằng việc sử dụng các chứng cứ công khai tại phiên tòa để chứng minh tội trạng của người phạm tội; thực hiện việc luận tội bị cáo tại phiên tòa; tranh luận với bị cáo, người bào chữa của bị cáo, và những người tham gia tố tụng khác; kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, trình bày ý kiến của

mình tại phiên tòa phúc thẩm, tranh luận với những người tham gia tố tụng để bảo vệ cáo trạng.

- VKS là cơ quan duy nhất có quyền kiểm sát các quyết định tố tụng

của Tòa án

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, như quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định phân công thẩm phán chủ tọa phiên tòa có đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền không, thời hạn đưa vụ án ra xét xử, các quyết định tạm giam bị cáo (nếu bị cáo bị tạm giam), việc tống đạt các quyết định của Tòa án đã đúng trình tự, thủ tục luật định hay chưa; kiểm sát các quyết định tố tụng của HĐXX, thành phần của HĐXX, các quyết định kháng cáo, kháng nghị; việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa và các quyết định tố tụng khác có đúng các quy định của pháp luật hay chưa.

- Kiểm sát viên thực hiện chức năng trong giai đoạn này phải tuân

thủ theo đúng các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

Bởi vì các cơ quan, tổ chức không thể tự mình thực hiện chức năng được nhà nước giao mà chức năng đó có thể trở thành hiện thực khi có các chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà nước, thay mặt Nhà Nước thực hiện chức năng do Nhà Nước giao.

- Viện kiểm sát chủ yếu là ban hành các quyết định trực tiếp và bằng

lời nói.

Ngoài các quyết định được ban hành trước và sau phiên tòa, chức năng của Viện kiểm sát ở giai đoạn này chủ yếu được thực hiện tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Do vậy các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn này chủ yếu được ban hành trực tiếp và bằng lời nói. Khi phiên tòa được diễn ra các quyết định liên quan đến kiểm sát xét xử tại phiên tòa cũng được ban hành trực triếp như Hội đồng xét xử hỏi ý kiến của Viện kiểm sát

về các quyết định có liên quan đến việc yêu cầu thay đổi, vắng mặt của những người tham gia tố tụng, thành phần của Hội đồng xét xử, tư cách tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng thì các ý kiến, quyết định đó Kiểm sát viên phải quyết định trực tiếp bằng lời nói.

Trong việc thực hành quyền công tố taị phiên tòa Kiểm sát viên phải công bố bản cáo trạng, đưa ra các quyết định về việc bổ sung cáo trạng, rút một phần quyết định truy tố (nếu có), tham gia xét hỏi và tranh luận công khai tại phiên tòa, thực hiện việc luận tội bị cáo; những quyết định của Kiểm sát viên tại phiên tòa được nan hành một cách trực tiếp bằng lời nói sẽ giúp cho Hội đồng xét xử xem xét để ra một bản án đúng người, đúng tội, có căn cứ pháp luật.

- Kiểm sát xét xử của VKS là hoạt động đặc trưng giúp Tòa án ra

một bản án đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật.

Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, đặc biệt là kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án là một hoạt động đặc thù được Nhà Nước giao cho VKS nhằm bảo đảm Pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chức năng này nó đặc thù bởi lẽ, nó không trái với nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, việc thực hiện chức năng này không những không cản trở hoạt động xét xử của HĐXX mà còn giúp HĐXX ra một bản án khách quan, đúng người, đúng tội đúng các quy định của pháp luật bởi vì trên thực tế đã có không ít HĐXX đã áp dụng sai pháp luật, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng. Nếu không có sự giám sát của VKS rất dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền và không đảm bảo được pháp chế xã hội chủ nghĩa.

1.2.2. Các hình thức thực hiện chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

- Hình thức thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố qua hai cách, đó là gián tiếp thực hiện chức năng công tố thông qua hoạt động ra cáo trạng, quyết định truy tố, quyết định kháng nghị…củng cố các chứng cứ có trong vụ án để thực hiện việc chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo, và buộc tội bị cáo tại phiên tòa; và thực hành quyền công tố một cách trực tiếp bằng cách công bố bản cáo trạng, quyết định của VKS có liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; thực hiện việc luận tội bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm.

- Hình thức kiểm sát hoạt động xét xử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự thì VKS còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cũng thông qua hai cách đó là kiểm sát gián tiếp thông qua việc Tòa án ra bản án, các quyết định của Tòa án và các quyết định có liên quan đến việc giải quyết vụ án của Tòa án như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định phân công thẩm phán chủ tọa phiên tòa, quyết định tạm giam bị cáo để xét xử…kiểm sát việc ban hành các văn bản tố tụng đó xem có đúng về trình tự, thẩm quyền, nội dung, chủ thể ban hành các quyết định, bản án hình sự thông qua đó VKS có thể thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án.

Trong khi xét xử tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và phúc thẩm VKS còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và HĐXX một cách trực tiếp như tại phiên tòa kiểm sát viên có quyền kiểm sát thành phần của HĐXX, tư cách tham gia tố tụng của ngững người tham gia tố tụng, giới hạn về phạm vi xét xử của Tòa án. Nếu như những người tham gia tố tụng có ý kiến về việc thay đổi người tiến hành tố tụng thì HĐXX phải

hỏi ý kiến của VKS trước khi hội ý để đưa ra quyết định, tại phiên tòa nếu KSV phát hiện sai sót của HĐXX thì có quyền kiến nghị trực tiếp với HĐXX để khắc phục các vi phạm đó một cách kịp thời nhằm đảm bảo cho HĐXX làm việc thực sự khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng các quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chức năng của VKS nói chung và chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nói riêng không phải là vấn đề mới, tuy nhiên trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà Nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và chúng đa trong quá trình của cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49 – NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.

Do đó cần giải quyết những khái niệm, thuật ngữ để hiểu một cách thống nhất thế nào là thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ án hình sự, nên trong nội dung của Chương I đã đưa ra một số quan điểm của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tư pháp hình sự để làm rõ chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử vụ án hình sự. Đối tượng và phạm vi thực hành quyền công tố cũng như kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.

Chương 2

Một phần của tài liệu chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự (Trang 25 - 31)