Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN THPT THEO THÔNG TƯ 262020TT- BGDĐT NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 25 - 27)

- Nhớ được cốt truyện, nhân vật, các sự việc chi tiết tiêu biểu của văn bản/đoạn trích tự sự dân gian đã học.

Thông hiểu:

- Hiểu được các sự việc chính, các nhân vật, tư tưởng của văn bản/đoạn trích tự sự dân gian đã học

- Hiểu vai trò của ngôi kể, lời kể, đối thoại và độc thoại trong văn tự sự.

Vận dụng:

- Vận dụng chất liệu trong các văn bản tự sự dân gian đã học để viết bài văn tự sự.

- Sử dụng ngôi kể, lời kể khác với văn bản/đoạn trích trong sách giáo khoa.

Vận dụng cao:

- Lựa chọn và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sáng tạo, có giọng điệu riêng để chuyện kể hấp dẫn lôi cuốn.

- Lựa chọn sự việc, chi tiết sâu sắc, có tác dụng bồi đắp suy nghĩ tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống

c. Đề bài thuyết minh về tác phẩm, tác giả, một thể loại văn học đã học trong chương trình Ngữ văn 10.

Nhận biết:

- Xác định kiểu bài, đối tượng cần thuyết minh: tác giả, tác phẩm cụ thể - Nắm rõ thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại văn học đã học.

Thông hiểu:

- Hiểu được đặc trưng của văn thuyết minh: hình thức kết cấu, tính chuẩn xác, hấp dẫn, phương pháp thuyết minh.

- Trình bày được những đặc điểm, bản chất của đối tượng thuyết minh.

Vận dụng:

- Biết cách sử dụng những kiến thức kĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh, kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm, thể loại văn học để viết bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu đề bài.

Vận dụng cao:

- Liên hệ, so sánh với các đối tượng khác để làm nổi bật nội dung thuyết minh.

- Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng để thuyết minh hấp dẫn, lôi cuốn.

3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích thực nghiệm 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thông qua thực nghiệm sư phạm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng đề kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theo thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh

3.2. Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT Đô Lương 1, THPT Đô Lương 3, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An trong năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022 theo phân phối chương trình của tổ chuyên môn.

3.3. Phương pháp thực hiện

Nhóm giáo viên thực hiện đề tài sáng kiến bằng cách tham gia công tác ra đề chung cho toàn khối 10 trong các đợt kiểm tra giữa kì, cuối kì của nhà trường theo bảng đặc tả và khung ma trận.. Sau khi tiến hành áp dụng xây dựng đề thực nghiệm và ra đề đối chứng, nhóm GV tiến hành đánh giá những kết quả đạt được về năng lực của HS qua quan sát của GV và qua phiếu khảo sát HS (Phụ lục 2). Từ đó, đề tài so sánh kết quả đánh giá ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để rút ra những kết luận cần thiết.

3.4. Thiết kế giáo án kiểm tra đánh giá định kì môn Ngữ văn THPT theothông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học thông tư 26/2020/TT- BGDĐT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh: Đề kiểm tra giữa kì II

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN THPT THEO THÔNG TƯ 262020TT- BGDĐT NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)