Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ sau:
Gà eo óc gáy sương năm trống, Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên. Khắc giờ đằng đẵng như niên, Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Gương gượng soi lệ lại châu chan. Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ- Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm, SGK Ngữ văn 10
tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 87)
SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ văn - Lớp 10
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 4,0
1 Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án : 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
3 Khác nhau giữa Lê Nhân và bạn bè đang làm quan: Kẻ sướng – người khổ – người khổ
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,5
4 Nội dung của đoạn trích: Cuộc đối thoại của Lê Nhân và Dĩ
Thành về cuộc sống giàu - nghèo, sướng- khổ, số mệnh con người.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đồng: 0,75 điểm.
- Học sinh chỉ nêu đúng một phần trong đáp án: 0,5điểm - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,75
5 - Đặt nhân vật trong đoạn đối thoại để bộc lộ quan điểm, nhận
thức và nội tâm.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
-Học sinh chỉ ra được 1/2 ý : 0,5điểm
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm
0,75
6 - Bày tỏ được quan điểm của bản thân: Đồng tình/không đồng
tình/vừa đồng tình vừa không đồng tình. (0.25 điểm) - Trình bày lí lẽ thuyết phục. (0,75 điểm)
Hướng dẫn chấm:
- Lí giải được hợp lí, thuyết phục: 0,75 điểm.
- Lí giải chưa rõ ràng, thuyết phục:0,25 điểm - 0,5 điểm.
II Làm văn
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ” Gà eo óc…phím loan ngại chùng”.
6,0
1 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tâm trạng của nhân vật người chinh phụ trong đoạn trích:
“Gà eo óc…phím loan ngại chùng” thuộc tác phẩm Chinh phụ
ngâm, nguyên tác Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm Đoàn Thị
Điểm.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm,
tác phẩm Chinh phụ ngâm, tâm trạng nhân vật trong đoạn trích, trích thơ.
Hướng dẫn chấm:
Học sinh chỉ giới thiệu được 1/2 các yêu cầu cho 0,25 điểm
0,5
Đoạn thơ diễn tả tâm trạng người chinh phụ có chồng tham gia chiến trận.
+ Không gian mênh mông, thời gian dằng dặc khắc họa sự cô đơn, chờ đợi mỏi mòn, tâm trạng sầu muộn của nhân vật: -Tiếng gà eo óc, bóng hòe phất phơ -> gợi tả cảnh vật, thời gian diễn tả tâm trạng cô đơn, thao thức không ngủ của người chinh phụ…
- Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền
biển xa -> So sánh đặc tả nỗi buồn lê thê suốt ngày đêm. + Người chinh phụ gắng gượng tìm cách thoát khỏi sự cô đơn nhưng bất lực, càng bế tắc, tuyệt vọng:
Gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy đàn -> điệp từ “gượng”, điệp cấu trúc, liệt kê nhấn mạnh những cố gắng trong tuyệt vọng của người chinh phụ.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm. * Đánh giá
- Nội dung:
+ Tâm trạng cô quạnh, buồn tủi, sầu muộn, niềm khao
khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
+ Tấm lòng nhân đạo của tác giả: Cảm thông sâu sắc với nỗi lòng của người chinh phụ đồng thời lên tiếng tố cáo chiến tranh phong kiến xưa đã chia rẽ đôi lứa và nói lên khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội xưa.