Phân tích sự đồng tình của sinh viên khoa môi trường ở các trường Đại học

Một phần của tài liệu KINH tế TUẦN HOÀN KINH NGHIỆM QUỐC tế và đề XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN tại VIỆT NAM (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN

4.3. Phân tích sự đồng tình của sinh viên khoa môi trường ở các trường Đại học

bàn Thành phố Hà Nội về các giải pháp nêu trên

4.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp mẫu phi xác suất là chọn mẫu thuận tiện. Đơn vị điều tra trong nghiên cứu được xác định là những sinh viên khoa Môi trường đã hiểu rõ về khái niệm KTTH. Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 104 mẫu. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành bằng online, xin ý kiến các thầy cô giáo chuyên ngành. Tổng số phiếu thu về là 122 phiếu. Trong đó có 18 phiếu khơng hợp lệ do điền thiếu câu trả lời, điền đáp án không phù hợp. Như vậy, tổng số phiếu thu về hợp lệ là 104 phiếu và được đưa vào phân tích tiếp theo. Trong đó có

39 câu trả lời từ sinh viên Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường trường Đại học Bách khoa Hà Nội và 65 câu trả lời từ các sinh viên trường khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) cho tham khảo về khích thước mẫu dự kiến, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Với số quan sát trong bài là 7 thì quy mơ nghiên cứu tối thiểu là 35 mẫu để đảm bảo yêu cầu. Thời gian hoàn thành thu thập dữ liệu trong vòng 7 ngày từ ngày 30/04/2021 đến ngày 06/05/2021.

4.3.2. Thang đo dùng trong nghiên cứu

Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo likert với 5 mức độ (Hồn tồn khơng đồng ý, khơng đồng ý, bình thường, đồng ý, hồn toàn đồng ý). Các chỉ báo đo lường các biến được sử dụng dựa theo sự phân tích kinh nghiệm thực hiện KTTH của các nước.

Bảng 4.1: Danh sách các biến

STT Code Nội dung

1 LN Môi trường thể chế trong KTTH

2 KH Lộ trình thực hiện KTTH

3 CT Đẩy mạnh thu hồi và tái chế rác thải khó phân hủy 4 DL Xây dựng CSDL đối với rác thải

5 CN Gắn liên với công nghệ 4.0

6 GD Đưa khái niệm KTTH vào trong giáo dục 7 PL Sự đồng tình với 6 giải pháp trên

4.3.3. Phương pháp phân tích

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở mục đích và tổng quan xem cơng tình nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành phân tích và lựa chọn yếu tố để xem xét tác động của nó đến sự thành cơng khi thực hiện KTTH bao gồm: Mơi trường thể chế, lộ trình KTTH, đẩy mạnh thu hồi và tái chế rác thải khó tái chế; xây dựng cơ sở dữ liệu về KTTH, thực hiện KTTH gắn liền với công nghệ, đưa khái niệm KTTH vào trong trường học.

Kết quả điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS 20.0 thơng qua các bước:

Thứ nhất, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Crombach’s Alpha. Phương

pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong mơ hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tương quan biến tổng >=0,3 và hệ số Crombach’s Alpha >=0,6 sẽ được giữ lại. Đồng thời hệ số Crombach’s Alpha từ 0,8 đến 1 là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là thang đo sử dụng được và lớn hơn 0,6 là có thể chấp nhận được.

Thứ hai, phân tích mơ hình hồi quy

Phương trình hồi quy :

Y =1 β0+β1X1+β2X2+β3X3+β4X4+β5X5+β6X6

Trong đó: Y : Sự đồng tình 1 X1: Mơi trường thể chế X2: Lộ trình KTTH

X3: Đẩy mạnh việc thu hồi và tái chế rác thải X4: Xây dựng CSDL về rác thải

X5: Gắn liền với công nghệ X6: Đưa vào giáo dục

4.3.4. Kết quả phân tích

4.3.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Nhóm tác giả thực hiện điều tra thử trên mẫu 104 sinh viên khoa môi trường tại các trường Đại học địa bàn Hà Nội để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đạt yêu cầu (lớn hơn 0,3) và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến tốt, có thể chấp nhận được (lớn hơn hoặc bằng 0,7). Điều này chứng tỏ thang đo sử dụng trong nghiên cứu này là phù hợp và đáng tin cậy.

Bảng 4.1 : Hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập và biến phụ thuộc

STT Biến hiệu quan biến tổngHệ số tương Hệ số Cronbach’sAlpha

1 Môi trường thể chế LN 0,457 0,783

2 Lộ trình KTTH KH 0,419 0,700

3 Đẩy mạnh việc thu hồi và tái chế rác thải TC 0,505 0,738

4 Xây dựng CSDL về rác thải DL 0,469 0,749

5 Gắn liền với công nghệ CN 0,407 0,799

6 Đưa vào giáo dục GD 0,571 0,702

7 Sự đồng tình PT 0,573 0,714

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)

4.3.4.2. Phân tích hồi quy

Kết quả phân tích ngồi trừ hai biến là Mơi trường thể chế (có hệ số Sig=0,398 >0,05) và Lộ trình KTTH (có hệ số Sig = 0,078> 0,05) khơng tác động đến biến thuộc thì tất cả các biến cịn lại đều có hệ số Sig <0,05 và hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta dương nên có tác động thuận chiều đến biến Sự đồng tình.

Hơn nữa, với hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta cao nhất (0,593), Đẩy mạnh thu hồi và tái chế rác thải có tác động mạnh đến Sự đồng cảm. Thứ tự tiếp được dựa vào chỉ số này là Giáo dục (0,408), Xây dựng CSDL (0,374), Gắn liền với công nghệ (0,051).

Bảng 4.2 : Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến Sự đồng tình STT Biến độc lập Hệ số hồiquy quy chuẩnHệ số hồi

Beta

Sig. Hệ số phóngđại phương sai VIP

(Constans) -0.127

1 Mơi trường thể chế 0.343 0.038 0.398 1.413

2 Lộ trình KTTH 0.063 0.079 0.078 1.344

3 Đẩy mạnh thu hồi và tái chế rác thải 0.605 0.593 0.000 1.807

4 Xây dựng CSDL 0.373 0.374 0.000 1.881

5 Gắn liền với công nghệ 0.048 0.051 0.025 1.340

6 Đưa vào giáo dục 0.438 0.408 0.042 1.028

Sự đồng tình = - 0,127 + 0,343 × Mơi trường thể chế + 0,063 × Lộ trình KTTH + 0,373 × Xây dựng CSDL + 0,605 × Đẩy mạnh thu hồi và tái chế + 0,048 × Gắn liền với cơng nghệ + 0,438 × Đưa vào giáo dục

Hệ số R hiệu chỉnh là 0,85. Điều này có nghĩa các biến độc lập đưa vào mơ hình tác động2 đến 85% sự thay đổi của biến phụ thuộc (Sự đồng cảm). Hệ số phóng đại phương sai VIP trong mơ hình đều <2. Vì vậy có thể kết luận khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu KINH tế TUẦN HOÀN KINH NGHIỆM QUỐC tế và đề XUẤT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN tại VIỆT NAM (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)