Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
5- Các loại biểu đồ:
a) Hướng dẫn HS lựa chọn biểu đồ phù hợp
Số liệu trong các biểu đồ, bản đồ, ở SGK Địa lí 12 rất phong phú về số lượng và các loại biểu đồ. Biểu đồ là một kênh hình, được chuyển tải từ số liệu nên tên biểu đồ thường đi kèm với số liệu.
Các số liệu được thể hiện trong biểu đồ, lược đồ được sử dụng chức năng minh hoạ và làm nguồn tri thức nhưng có ý nghĩa nhất vẫn là chức năng nguồn tri thức.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh khai thác, HS cần làm quen dần với các số liệu từ đơn giản đến phức tạp, để cuối cùng tự biết cách khai thác chúng để tìm ra những tri thức mới.
Với chức năng minh hoạ, giáo viên có thể sử dụng các số liệu và hình thức biểu hiện của chúng bằng cách vừa giảng vừa minh hoạ để học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học.
Để khai thác được tri thức, học sinh buộc phải qua một quá trình làm việc tích cực với các thao tác tư duy như: Phân tích, so sánh, tổng hợp thì mới tìm ra được ý nghĩa bên trong của chúng như mối liên hệ giữa các hiện tượng cần tìm hiểu.
Những dạng biểu đồ sau thường hay xuất hiện nhất trong đề thi THPT Quốc gia
- Biểu đồ tròn. - Biểu đồ miền.
- Biểu đồ đường (thể hiện tốc độ tăng trưởng). - Biểu đồ cột (đơn, gộp, chồng).
- Biểu đồ kết hợp (cột – đường).
* Cách nhận dạng các loại biểu đồ. LOẠI
BIỂU ĐỒ PHÂN LOẠI NHẬN BIẾT
Biểu đồ tròn (100 %)
Biểu đồ 1 hình tròn Chỉ có 1 năm hoặc 1 địa điểm.
* Lời dẫn: - Cơ cấu; - Tỉ trọng; - Tỉ lệ...
- Quy mô và cơ cấu (Biểu đồ bk khác nhau).
- Cơ cấu; thay đổi cơ cấu; chuyển dịch cơ cấu. Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính bằng nhau. - Bảng số liệu tương đối (%)
- Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm.
Biểu đồ 2, 3 hình tròn có bán kính khác nhau.
- Bảng số liệu tuyệt đối hoặc chưa qua xử lí. - Từ 2, 3 năm hoặc địa điểm.
Biểu đồ miền (100%)
- Thay đổi cơ cấu. - Chuyển dịch cơ cấu....
- Bảng số liệu theo chuỗi thời gian từ 4 năm trở lên.
Biểu đồ đường
+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
* Lời dẫn: - Gia tăng. - Biến động. - Phát triển. - Bảng số liệu 4 năm trở lên.
+ Biểu đồ đường vẽ theo giá trị tương đối. ( Coi năm đầu tiên 100%)
* Lời dẫn: - Tốc độ gia tăng. - Tốc độ tăng trưởng. - Tốc độ phát triển. - Bảng số liệu 4 năm trở lên.
Biểu đồ cột
Cột đơn
Thể hiện một đối tượng trong nhiều năm hoặc nhiều đối tượng
trong 1 năm. * Lời dẫn: - Tình hình phát triển. - Giá trị. - Số lượng. - Sản lượng. - Số dân... - Qui mô; so sánh... - Đơn vị có dấu: “ /” (tạ/ha; kg/ người; người/ km2...) Cột kép - Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm…
- Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau.
Cột chồng
Thể hiện 2,3 đối tượng trong nhiều năm; - Bảng số liệu có dạng tổng số
- Bảng số liệu có thường có nhiều năm
Biểu đồ kết hợp Cột kép – đường. Cột đơn – đường Cột chồng – đường * Lời dẫn:
- Thể hiện tương quan độ lớn và động thái phát triển.
- Giá trị”, “tình hình”; “sản lượng”, “diện tích”,
- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; - Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn
vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số
trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1 đường)…; - - Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau (có dạng tổng – cột chồng – đường)
* Chọn dạng biểu đồ tròn khi:
- Nếu biểu đồ tròn bán kính khác nhau: chọn “quy mô và cơ cấu”, - Nếu biểu đồ tròn bán kính bằng nhau: chọn “cơ cấu”, “tỉ trọng”…
* Chọn dạng biểu đồ miền khi:
- Trong lời dẫn có từ “cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thay đổi cơ cấu”… - Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên; cấu trúc bảng số liệu dạng tổng số.
* Chọn dạng biểu đồ đường khi:
- Trong lời dẫn có từ “tốc độ tăng trưởng”, “phát triển”, “tăng trưởng”… - Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;
- Bảng số liệu thường có nhiều đối tượng với đơn vị có thể khác nhau. - Lưu ý: biểu đồ đường nhưng đơn vị phải %.
* Chọn dạng biểu đồ kết hợp khi:
- Trong lời dẫn có từ “tình hình phát triển”, “tình hình sản xuất”; “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, A và B....
- Bảng số liệu có thời gian từ 4 năm trở lên;
- Bảng số liệu thường có 2 đối tượng với đơn vị khác nhau (1 cột – 1 đường); Một số trường hợp có thể có 2 đối tượng có cùng đơn vị và 1 đối tượng có đơn vị khác (2 cột – 1đường)…; Các đối tượng thường có mối quan hệ với nhau.
- Yêu cầu: Dựa vào đơn vị và kí hiệu biểu đồ để gọi tên:
+ Sản lượng: (Tấn – nghìn tấn, triệu tấn; tỉ KWh – điện….) + Giá trị: (USD - Tỉ USD, nghìn USD; VNĐ - nghìn đồng…. + Diện tích: (ha – nghìn ha, triệu ha….)
+ Dân số: (người – nghìn người, triệu người….)
* Chọn dạng biểu đồ cột (gộp, chồng) khi:
+ Chọn dạng biểu đồ cột đơn khi: Từ khóa chỉ số lượng cụ thể, được đo bằng đơn vị thực: giá trị, qui mô, diện tích, sản lượng, năng suất, dân số, mật độ dân số, bình quân lương thực, bình quân GDP, thu nhập bình quân....
+ Chọn dạng biểu đồ cột gộp(kép) khi:
- Trong lời dẫn có từ “so sánh”, “ tình hình” “số lượng”, “sản lượng”, “diện tích”, …
- Bảng số liệu có thường có ít năm; đôi khi đối tượng phân theo lãnh thổ (vùng), địa phương) hoặc sản phẩm…
- Bảng số liệu thường có 2 đến 3 đối tượng cùng đơn vị, đôi khi có đơn vị khác nhau.
+ Chọn dạng biểu đồ cột chồng khi:
- Bảng số liệu có dạng tổng: (Thể hiện 2 hoặc nhiều thành phần trong 1 tổng qui mô)
Tổng dân số ( thành thị+ nông thôn; dân số nam + nữ); Diện tích cây công nghiệp (cây hàng năm + lâu năm); Diện tích lúa (đông xuân + hè thu + mùa…)
Sản lượng thủy sản (nuôi trồng + khai thác)………v.v… - Bảng số liệu có thường có nhiều năm.
- Các đối tượng có cùng một đơn vị. Ví dụ 1.
Cho bảng số liệu: “diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010
và năm 2018”
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm Tổng số Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp hàng năm năm khácCây hàng
2010 11 214,3 8 615,9 797,6 1 800,8
2018 11 541,5 8 611,3 581,7 2 348,5
(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Kết hợp. C. Đường. D. Tròn.
Ví dụ 2
Cho bảng số liệu: “quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế”
Năm Tổng số
(tỉ đồng)
Cơ cấu (%)
Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
2000 441 646 24,5 36,7 38,8
2016 3 937 856 17,7 33,2 39,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và cơ cấu GDP nước ta phân khu vực kinh tế năm 2000 và 2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Ví dụ 3
Cho bảng số liệu: “Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2017” (Đơn vị : tỉ USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
2000 14,5 15,6
2005 32,5 36,8
2010 72,2 84,8
2017 214,0 211,1
(Nguồn: Niên giám thông kê, Tổng cục thống kê 2018)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 2000 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Cột. C. Miền. D. Đường.
Ví dụ 4
Cho bảng số liệu: “lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông
thôn của nước ta giai đoạn 2010 – 2018”
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm 2010 2014 2016 2018
Thành thị 14 106,6 16 525,5 17 449,9 18 071,8
Nông thôn 36 286,3 37 222,5 36 995,4 37 282,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2010 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền.
Ví dụ 5
Cho bảng số liệu: “diện tích gieo trồng và năng suất lúa của nước ta qua
các năm”
Năm 2000 2004 2006 2010 2018
Diện tích (nghìn ha) 7 666,3 7 445,3 7 324,8 7 489,4 7 571,8
Năng suất (tạ/ha) 42,4 48,6 48,9 53,4 58,1
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất lúa của nước ta, giai đoạn 2000 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Đường. B. Kết hợp. C. Tròn. D. Miền.
Ví dụ 6.
Cho bảng số liệu: “sản lượng muối biền và nước mắm của nước ta giai
đoạn 2010 – 2017”
Năm 2010 2014 2015 2016 2017
Muối biển (nghìn tấn) 975,3 905,6 1 061,0 982,0 854,3 Nước mắm (triệu lít) 257,1 334,4 339,5 372,2 380,2
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Kết hợp. C. Miền. D. Đường.
Ví dụ 7
Cho bảng số liệu: “dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua
các năm”
Năm 1989 1999 2009 2014 2019
Dân số (triệu người) 64,4 76,3 86,0 90,7 96,2
Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 2,1 1,51 1,06 1,08 0,9
(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp.
Ví dụ 8
Cho bảng số liệu: “sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta”
Năm 2010 2014 2015 2016 2017
Muối biển (nghìn tấn) 975,3 905,6 1 061,0 982,0 854,3
Nước mắm (triệu lít) 257,1 334,4 339,5 372,2 380,2
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền.
Ví dụ 9
Cho bảng số liệu: “diện tích và sản lượng lúa ở một số vùng của nước ta
năm 2018”
Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng 999,7 6 085,5
Trung du và miền núi Bắc Bộ 631,2 3 590,6
Tây Nguyên 245,4 1 375,6
Đông Nam Bộ 270,5 1 423,0
Đồng bằng sông Cửu Long 4 107,4 24 441,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng lúa ở một số vùng nước ta năm 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Miền. B. Kết hợp. C. Tròn. D. Cột.
Ví dụ 10
Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014.
(Đơn vị: triệu người)
Năm 1995 2000 2005 2010 2019
Tổng dân số 72,0 77,6 82,4 86,9 96,2
Số dân thành thị 14,9 18,7 22,3 26,5 33,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tổng số dân và số dân thành thị của nước ta, giai đoạn
1995 – 2019, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Cột. B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp.
Ví dụ 11
Cho bảng số liệu:
Tình hình phát triển ngành Bưu chính, viến thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015
Năm
Doanh thu Bưu chính và viến thông
(tỉ đồng)
Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao)
2010 182182,6 12740,9 111570,2 124311,1
2012 182089,6 9556,1 131673,7 141229,8
2014 336680,0 6400,0 136148,1 142548,1
2015 366812,0 5900,0 120324,1 126224,1
Để thể hiện tình hình phát triển ngành Bưu chính, viến thông ở nước ta giai đoạn 2010 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường B. Biểu đồ cột chồng – đường
C. Biểu đồ kết hợp cột ghép – đường D. Biểu đồ cột 6- Thể nghiệm:
A- Giáo án dạy thể nghiệm số 1:
CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN (Thời lượng: 2 tiết)
Xác định vân đề cần giải quyết:
- Môi trường là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nhưng đang bị tác động nảy sinh tiêu cực.
- Nước ta có tài nguyên phong phú nhưng khai thác không hợp lý dẫn đến suy thoái, cạn kiệt.
- Cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ở nước ta ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và cường độ.
Vì vậy vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai là vấn đề cấp bách cho phát triển bền vững trong tương lai.
Nội dung của bài gồm:
1. Vấn đề môi trường của nước ta hiện nay: - Ô nhiễm môi trường đất nước không khí. - Biến đổi khí hậu
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên: rừng, đa dạng sinh học, đất, tài nguyên khác.
3. Phòng chống thiên tai: Bão, lũ quét, ngập lụt, hạn hán.
I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, tình hình suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được các
nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất.
- Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề sử dụng hợp lí tự nhiên.
- Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất và một số tài nguyên khác ( nước, khoáng sản,…)
- Biết một số thiên tai thường xuyên xảy ra ở nước ta, hậu quả và giải pháp.
2. Về năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác và giao tiếp.
- Sử dụng bản đồ, hình ảnh, số liệu…… để phân tích về biến động rừng, suy giảm số lượng loài động, thực vật, từ đó nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta.
- Nhận xét và giải thích về chiều hướng biến động trong sử dụng tài nguyên đất ở nước ta.
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tiễn ở địa phương.
3. Về phẩm chất:
- Sống yêu thiên nhiên.
- Sống có trách nhiệm, ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ TNTN, phòng chống thiên tai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video. 2. Học sinh: SGK, Atlat
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về hiện trạng của một số loại tài
nguyên của nước ta. Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tiến để giải quyết vấn đề. Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của
bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh có tính tương
phản (một bên là hình ảnh thể hiện sự giàu có của TNTN, một bên thể hiện sự suy giảm của TNTN, thiên tai…). GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, đưa ra câu nhận xét về tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03
phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét,