Các bước xây dựng tiết học sử dụng GoogleEarth

Một phần của tài liệu Sử dụng google earth trong dạy học phần địa lí tự nhiên địa lí 10 trung học phổ thông (Trang 27)

Bước Nội Dung

1 Nghiên cứu mục tiêu bài học. 2 Nghiên cứu nội dung bài học.

3 Xác định phương pháp, phương tiện và các công cụ phối hợp 4 Xây dựng kế hoạch bài học

Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.

II. Thuyết kiến tạo mảng

- Sử dụng Google Earth để HS tương tác tìm kiếm các châu lục; Quan sát hình dạng các lục địa và nhận ra mối quan hệ địa lí; Xác định và ghi nhớ các dãy núi cao, các sống núi dưới đáy biển.

Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

II. Tác động của nội lực

2. Vận động theo phương nằm ngang

- Sử dụng Google Earth để HS quan sát tìm hiểu các đứt gãy, địa hào do tác động của nội lực; Quan sát bề mặt địa hình các núi uốn nép trên thế giới.

Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

II. Tác động của ngoại lực 3. Quá trình bóc mòn

- Sử dụng Google Earth để HS tìm kiếm quan sát bề mặt bang hà, vịnh hẹp bang hà phi-o, cao nguyên bang hà trên thế giưới

Bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.

II. Thực hành

- Sử dụng Google Earth để HS tìm kiếm, xác định vị trí các vành đai động đất núi lửa, các đứt gãy, các vùng núi trẻ; tạo lịch trình tham quan các địa điểm kiến tạo bởi núi lửa ở khắp nơi trên thế giới.

Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

- Sử dụng Google Earth để HS xác định vị trí các vành đai sinh vật, quan sát bề mặt thảm thực vật và nhận xét về mối liên hệ đến khí hậu và thổ nhưỡng theo vĩ độ.

28

5 Đánh giá tổng kết và cải thiện. Các bước cụ thể như dưới đây:

Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu bài học.

Mục tiêu là đầu ra, là điểm đích mà ở đó HS cần đạt. Thông qua nghiên cứu mục tiêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, GV có thể xác định được mục tiêu của việc sử dụng Google Earth trong dạy học (hình thành tri thức hay củng cố hoàn thiện kiến thức, kỹ năng) từ đó định hướng việc xây dựng các tiết học đáp ứng mục tiêu đề ra.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học.

Hiện nay SGK được xem là “Kim chỉ nam” trong dạy học ở trường THPT hiện nay, là tài nguyên để GV và HS tác động đồng thời trong quá trình dạy học. Tất cả các tri thức đều bám sát SGK và GV cũng cập nhật thêm kiến thức mới phù hợp. Dạy học sử dụng CNTT vừa là phương tiện, cách thức dạy học. Do đó, khai thác và sử dụng Google Earth cần chứa đựng nội dung bài học. GV xem xét, phân tích các phần cụ thể trong bài học và xác định các hoạt động thực hiện để khai thác tri thức chứa đựng trong Google Earth. GV linh động tùy đối tượng HS mà có cách sử dụng và khai thác khác nhau.

Bước 3: Xác định phương pháp, phương tiện và các công cụ phối hợp

GV dự kiến thể hiện ý tưởng bài học bằng hệ thống các khái niệm, hiện tượng, quy luật, các tổng kết khái quát hóa bài học. Cần phối hợp giữa sử dụng Google Earth với các phương tiện dạy học như tranh ảnh, video clip, bản đồ, biểu đồ, lược đồ, mô hình, trò chơi … với các hình thức tham quan, khảo sát địa phương và các phương pháp dạy học khác (mô tả, thảo luận, ...) tiếp nối theo một quy trình chặt chẽ logic phù hợp với nội dung khoa học và trình độ nhận thức của HS. Để nâng cao năng lực tư duy cho các em, tạo biểu tượng cụ thể, sinh động về các đối tượng Địa lý cho học sinh, đồng thời kích thích hứng thú, phát huy cao độ tính tích cực trong học tập của học sinh.

Bước 4: Xây dựng kế hoạch bài học

Kế hoạch bài học/giáo án là kịch bản hoạt động của GV, HS trong lĩnh hội tri thức, kỹ năng phát triển năng lực. Thông qua kế hoạch giáo viên xác định các phương tiện, công cụ cho các nội dung bài học và ứng dụng dữ liệu công nghệ Google Earth, đồng thời phối hợp hoạt động với những công cụ học tập đa dạng khác nhau. Đây có thể xem là phần cụ thể hóa các ý tưởng sau khi nghiên cứu nội dung và xác định các

29

phương pháp phương tiện hỗ trợ.

Bước 5: Đánh giá tổng kết và cải thiện.

Sau thiết kế bài học hoàn tất, GV cần thử nghiệm dạy học, khảo sát đối chiếu giữa các lớp học. Thu thập nhận xét ý kiến từ giáo viên khác, các học sinh, các chuyên gia để có thể chỉnh sửa bài học tốt nhất.

2.4. Ví dụ minh họa

Căn cứ vào chương trình môn địa lí lớp 10 phần tự nhiên, Google Earth có thể được sử dụng trong thiết kế một số bài giảng sau:

2.4.1. Bài 10: Thực hành. Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ và các vùng núi trẻ trên bản đồ

BÀI 10:THỰC HÀNH

NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:

- Biết được sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ trên thế giới. - Hiểu được mối liên hệ giữa các hiện tượng động đất, núi lửa với sự hoạt động của các mảng kiến tạo.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ các vành đai động đất, núi lửa; Bản đồ tự nhiên để thu thập thông tin về vị trí vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.

- Sử dụng các bản đồ các mảng kiến tạo và liên hệ kiến thức để phân tích thông tin về mối liên hệ các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với sự hoạt động của các mảng kiến tạo. 3. Định hướng năng lực: 3.1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học. - Giao tiếp và hợp tác. 3.2. Năng lực đặc thù

- Nhận thức khoa học Địa lí: Trình bày sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ trên thế giới. (NL1-TP1).

30

động đất, núi lửa, núi trẻ, các mảng kiến tạo thông qua bảng bản đồ, video. (NL2-TP1- TC2, TC4; NL2-TP3).

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Phân tích tác động tự nhiên đến cuộc sống con người và đề xuất các cách nâng cao ý thức tích cực. (NL3-TP3)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. - Phương pháp đàm thoại – gợi mở.

- Kỹ thuật khăn trải bàn. - Kỹ thuật lược đồ tư duy. - Kỹ thuật tia chớp.

- Kỹ thuật KWL.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. - Bản đồ các mảng kiến tạo.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Hình ảnh về hiện tượng động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ. - Video về tác động của tự nhiên đến cuộc sống con người.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1 phút)

2. Bài cũ: (4 phút)

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động (5 phút)

B1: GV cho HS xem video về “Tác động của động đất sóng thần”. Phát phiếu ghi chép cho học sinh. (GV cung cấp giấy thảo luận - phụ lục 1)

B2: Học sinh đưa ra ý kiến.

B3: GV nhận xét, kết nối bài học.

3.2 Hoạt động nhận thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.

- Mục tiêu dạy học:

31

- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:

+ Phương pháp thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại – gợi mở. - Phương tiện dạy học:

+ Bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. + Bản đồ các mảng kiến tạo.

+ Bản đồ tự nhiên thế giới.

+ Hình ảnh về hiện tượng động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ. + Bản đồ trắng.

Thời gian Hoạt động của GV và HS Thông tin phản hồi

20 phút (GV tổ chức thảo luận nhóm)

B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có thể có từ 6 – 7 HS (1 phút) Thời gian thảo luận: 5 phút

Thời gian trình bày: 3 phút/ 1 nhóm

B2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào bản đồ và sử dụng Google Earth hãy xác định:

+ Xác định vị trí các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới?

+ Nêu vị trí, tên các vùng núi trẻ trên trái đất?

(GV cung cấp giấy thảo luận, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến từng phần cho các nhóm - phụ lục 2)

B3: HS thảo luận theo nhóm, GV tiếp tục hướng dẫn cho HS.

B4: Đại diện các nhóm lên trình bày tương tác với GoogleEarth. Thành viên khác trong nhóm và các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

B5:“GV cùng học HS quan sát hình

I. Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ:

a. Các vùng động đất, núi lửa:

- Vành đai Đại Tây Dương. - Vành đai Địa Trung Hải. - Vành đai Thái Bình Dương. - Vành đai Đông Phi

c. Các vùng núi trẻ:

- Châu Á: Hymalaya

- Châu Mĩ: Cooc đie, An đét. - Châu Âu: Anpơ, Capca, Pirênê.

32

ảnh tương tác thực tế trên Google Earth”

B6: GV đánh giá, tổng kết, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Tệp KML về các vành đai động đất và núi lửa được đóng gói và tải theo link: https://dinao.me/QhA9wx

Mã QR:

Hoạt động 2: Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng động đất, núi lửa với sự hoạt động của các mảng kiến tạo.

- Mục tiêu dạy học:

+ Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng động đất, núi lửa với sự hoạt động của các mảng kiến tạo.

- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:

+ Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại – gợi mở. + Kỹ thuật khăn trải bàn.

- Phương tiện dạy học:

+ Video sự vận động của các mảng kiến tạo.

+ Bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. + Bản đồ các mảng kiến tạo.

+ Bản đồ tự nhiên thế giới. - + Giấy thảo luận.

Thời gian Hoạt động của GV và HS Thông tin phản hồi

33

B1: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có thể có từ 6 – 7 HS (1 phút) Thời gian thảo luận: 5 phút

Thời gian trình bày: 3 phút/ 1 nhóm

B2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào các biểu đồ và video. Hãy trình bày trên giấy và thống nhất ý kiến chung của cả nhóm về các vấn đề sau:

+ Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất với các vùng núi trẻ?

+ Giải thích nguyên nhân hình thành các vành đai động đất núi lửa?

(GV cung cấp giấy thảo luận để học sinh thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn)

B2: HS thảo luận theo nhóm, GV tiếp tục hướng dẫn cho HS.

B3: Đại diện các nhóm lên trình bày. Thành viên khác trong nhóm và các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

B4: GV đánh giá, tổng kết, nhận xét, chuẩn kiến thức.

lửa với hoạt động các mảng kiến tạo.

Phụ lục 3

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các dạng địa hình núi lửa tại Việt Nam

- Mục tiêu dạy học:

+ Biết được những tác động của tự nhiên đến cuộc sống con người. - Phương pháp dạy học:

+ Dạy học sử dụng phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học:

34

Thời gian Hoạt động của GV và HS Thông tin phản hồi

10 phút B1: GV gợi mở cho HS trả lời các câu hỏi:

+ Em biết gì về các dạng địa hình núi lửa?

+ Hãy kể tên một số địa điểm mà em biết?

B2: GV yêu cầu HS sử dụng Google Earth tìm kiếm các địa hình núi lửa được kể tên.

“GV cùng HS quan sát hình ảnh thực tế và phân tích trên Google Earth”

GV có thể yêu cầu các em xác định độ cao, diện tích và tạo lịch trình tham quan các địa điểm”

B3: GV đánh giá, tổng kết, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nội dung là tệp KML các kiểu địa hình núi lửa tại Việt Nam được đóng gói và tải về kèm theo link:

https://bom.to/qPBxTc8V

III. Liên hệ Việt Nam:

- Một số địa hình núi lửa ở Việt Nam:

+ Đảo Lý Sơn. + Chư Đang Ya. + Núi Hàm Rồng. + Biển Hồ

+ Ghềnh Đá Đĩa.

3.1 Hoạt động củng cố

- Yêu cầu học sinh ghi vào phiếu ghi chú mở đầu những gì đã học được. - Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

35

- Hoàn thành các bài tập của tập bản đồ địa lý lớp 10.

- Tìm hiểu trước bài 11 khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.

V. PHỤ LỤC

- Bảng 1

KNOW WANT LEARN

- Bảng 2:

Mối liên hệ giữa hiện tượng động đất, núi lửa và các mảng kiến tạo

Nhận xét Nguyên nhân

- Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố trùng khớp nhau.

- Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng thạch quyển.

- Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô chờm vào nhau hay tách giãn xa nhau thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng là nơi xảy ra các hiện tượng đất, núi lửa và các hoạt động kiến tạo núi.

VI. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Các hình ảnh sau đây là minh họa cho quá trình dạy học có sử dụng Google Earth. Trong quá trình giảng dạy, GV và HS tương tác trực tiếp với các phần học dự án theo các tệp KML được kèm theo link.

Đối với phần các vành đai động đất và núi lửa: https://dinao.me/QhA9wx

Mã QR:

Đối với phần các dạng địa hình núi lửa ở Việt Nam: https://bom.to/qPBxTc8V

36

Hình 2.1: Vành đai động đất núi lửa Thái Bình Dương

Hình 2.2: Sống núi Đại Tây Dương

37

Hình 2.4: Núi lửa ở Nhật Bản

Hình 2.5: Núi lửa ở Indonexia

38

Hình 2.7: Núi Hàm Rồng

Hình 2.8: Biển Hồ

39

2.4.2. Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được sự phân bố các loại đất và sinh vật trên Trái Đất.

- Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật trên Trái Đất.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm sinh vật chính trên Trái Đất.

- Phân tích các bản đồ để tìm ra mối liên hệ sự phân bố đất và các thảm thực vật chính trên Trái Đất. 3. Định hướng năng lực: 3.1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học. - Giao tiếp và hợp tác. 3.2. Năng lực đặc thù - Nhận thức khoa học Địa lí. (NL1-TP1). - Tìm hiểu Địa lí. (NL2-TP1-TC2, TC4; NL2-TP3). - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. (NL3-TP3)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. - Phương pháp đàm thoại – gợi mở.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất. - Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới.

- Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.

Một phần của tài liệu Sử dụng google earth trong dạy học phần địa lí tự nhiên địa lí 10 trung học phổ thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)