Núi lửa ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Sử dụng google earth trong dạy học phần địa lí tự nhiên địa lí 10 trung học phổ thông (Trang 37)

Hình 2.5: Núi lửa ở Indonexia

38

Hình 2.7: Núi Hàm Rồng

Hình 2.8: Biển Hồ

39

2.4.2. Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất

BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được sự phân bố các loại đất và sinh vật trên Trái Đất.

- Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật trên Trái Đất.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm sinh vật chính trên Trái Đất.

- Phân tích các bản đồ để tìm ra mối liên hệ sự phân bố đất và các thảm thực vật chính trên Trái Đất. 3. Định hướng năng lực: 3.1. Năng lực chung - Tự chủ và tự học. - Giao tiếp và hợp tác. 3.2. Năng lực đặc thù - Nhận thức khoa học Địa lí. (NL1-TP1). - Tìm hiểu Địa lí. (NL2-TP1-TC2, TC4; NL2-TP3). - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. (NL3-TP3)

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. - Phương pháp đàm thoại – gợi mở.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất. - Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới.

- Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Hình ảnh về các thảm thực vật, đất trên Trái Đất.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: (1 phút)

2. Bài cũ: (4 phút)

3. Bài mới:

40

B1: GV cho HS xem hình ảnh về “4 gam màu của tự nhiên” và yêu cầu HS cho biết: “Tại sao thiên nhiên lại có nhiều màu sắc như vậy và trên thế giới các loại thực vật có màu sắc như thế nào?”

+ Rừng Phong đỏ ở Bắc Mỹ.

+ Đồi Thông phủ đầy tuyết trắng ở Bắc Á. + Rừng rậm xanh mướt ở Nam Mỹ.

+ Thảo nguyên vàng úa ở Châu Phi.

B2: Học sinh đưa ra ý kiến.

B3: GV nhận xét, kết nối bài học.

3.2 Hoạt động nhận thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

- Mục tiêu dạy học:

+ Biết được sự phân bố các loại đất và sinh vật theo vĩ độ. + Hiểu được mối liên hệ giữa nhóm đất – sinh vật – khí hậu. + Nhận biết được các thảm thực vật trên hình ảnh.

- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:

+ Phương pháp thảo luận nhóm, sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại – gợi mở. - Phương tiện dạy học:

+ Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất. + Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới.

+ Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.

+ Hình ảnh về các thảm thực vật, đất trên Trái Đất.

Thời gian Hoạt động của GV và HS Thông tin phản hồi

20 phút *Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự phân bố đất và thảm thực vật.

B1: GV yêu cầy HS cho biết: “Thảm thực vật là gì?”

B2: HS trả lời, GV chốt ý.

“Thảm thực vật: Toàn bộ các loài thức vật khác nhau sống với nhau trên một khu vực rộng lớn.”

B3: GV cung cấp cho HS bản đồ về

I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

- Tương ứng với mỗi kiểu khí hậu thì có thảm sinh vật và nhóm đất chính.

(Xem bảng trang 69 SGK)

- Cùng một vĩ độ nhưng theo chiều Đông-Tây đất, sinh vật và khí hậu cũng khác nhau.

41

các nhóm đất, các thảm thực vật và các đới khí hậu trên Trái Đất. Yêu cầu HS:

+ Nhận xét về sự phân bố các thảm thực vật và đất trên Trái Đất?

+ Ở các kiểu khí hậu khác nhau thì các nhóm đất và sinh vật có thay đổi như thế nào? Em có nhận xét gì?

B4: HS thảo luận nhóm và trả lời.

B5: GV nhận xét.

*Nhiệm vụ 2: Khám phá các nhóm đất, thảm thực vật chính và các kiểu khí hậu.

B1: GV yêu cầu HS quan sát bảng trang 69/SGK và các bản đồ phân bố đất, sinh vật và khí hậu trên Trái Đất. Trả lời các câu hỏi sau:

- Thảm thực vật và đất Đài Nguyên tương ứng với kiểu khí hậu nào? Và phân bố ở đâu? Tại sao?”

Từ 500B đến cực; Ở Bắc Mỹ, Bắc Á-Âu; Do khí hậu lạnh, lượng mưa 200-750mm phù hợp cho phát triển Đài Nguyên”

- Kể tên các thảm thực vật, các nhóm đất chính ở đới Ôn Hòa từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao? Chúng phân bố ở những châu lục nào? Tại sao lại có sự phân bố rộng lớn đó?

“Đa dạng, phân bố ở tất cả châu lục, do đới ôn hòa phạm vi rộng lớn dẫn đến khí hậu phân bố theo vĩ độ”

+ Do sự thay đổi về vị trí lục địa và đại dương.

42

- Những loại đất và thảm thực vật ở đới nóng chiếm ưu thế ở những nơi nào? Châu lục nào không có? Vì sao?

“Châu Âu và Bắc Mỹ nằm ở vĩ độ cao nên không có thảm thực vật và đất này”

B2: HS trả lời, GV gợi mở.

“HS sử dụng Google Earth tìm kiếm quan sát thảm sinh vật thực tế trên Trái Đất”

B3: GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

*Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu sự thay đổi theo kinh độ.

B1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ. Hãy:

- Kể tên các thảm thực vật và nhóm đất từ vĩ độ 400B đến 600B theo chiều từ Tây sang Đông?

- Tại sao lại có sự khác nhau đó.

B2: HS trả lời, giáo viên nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

- Tệp KML về các vành đai động đất và núi lửa được đóng gói và tải theo link: https://bom.to/TAn1tJdx

43

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

- Mục tiêu dạy học:

+ Biết được sự phân bố các loại đất và sinh vật theo độ cao. + Hiểu được quy luật thay đổi đất và sinh vật.

- Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:

+ Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại – gợi mở. - Phương tiện dạy học:

+ Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca. + Hình ảnh về các thảm thực vật và các loại đất.

Thời gian Hoạt động của GV và HS Thông tin phản hồi

10 phút B1: GV cho HS quan sát hình 19.11 - Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca. Hãy cho biết:

- Kể tên các loại đất và thảm thực vật từ chân núi lên đỉnh núi?

- Tại sao lại có sự thay đổi đó?

B2: HS thảo luận, trả lời và GV gợi mở.

B3: GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

- Do sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.

+ Nhiệt độ, áp suất không khí giảm. + Độ ẩm tăng.

3.2 Hoạt động củng cố (5 phút)

- GV cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép Địa Lý”, yêu cầu HS quan sát hình ảnh và chọn những kiểu thảm thực vật phù hợp với tên gọi.

44

- GV yêu cầu HS dựa vào tất cả kiến thức đã học: Phân tích về mối liên hệ giữa ba thành tố khí hậu, đất và sinh vật?

- Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

3.4 Hoạt động nối tiếp

- Hoàn thành các bài tập của tập bản đồ địa lý lớp 10. - Chuẩn bị bài tiếp theo.

V. PHỤ LỤC

VI. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Các hình ảnh sau đây là minh họa cho quá trình dạy học có sử dụng Google Earth để thiết kế một số nội dung bài học phù hợp. Trong quá trình giảng dạy, GV và HS tương tác trực tiếp với các phần học dự án theo các tệp KML được đính kèm theo link:

https://bom.to/TAn1tJdx.

Mã QR:

45

Hình 2.11:Đài nguyên

Hình 2.12 Rừng lá kim

46

Hình 2.14: Rừng nhiệt đới

Hình 2.15: Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt

47

CHƯƠNG III:

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là cơ sở để điều chỉnh lý thuyết, gắn lý thuyết với thực hành, qua đó tìm ra được những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với xu thế dạy học hiện đại nhằm phát triển năng lực cho HS. Trên cơ sở thực tế giảng dạy tại trường và chương trình giáo dục phổ thông môn địa lí, phương pháp khai thác dữ liệu từ Google Earth phục vụ dạy học địa lí lớp 10 phần tự nhiên để tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích xử lí số liệu để đánh giá khả năng áp dụng của đề tài. Dựa vào kết quả thực nghiệm tự điều chỉnh nội dung bài học phù hợp với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn địa lí.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Nghiên cứu thực tế dạy học địa lí lớp 10 ở trường THPT, từ đó tiến hành dạy học thực nghiệm một số bài dạy học địa lí lớp 10 phần tự nhiên có khai thác và sử dụng mềm Google Earth.

Làm việc trong phòng so sánh, phân tích kết quả thực nghiệm từ đó rút ra kết quả hợp lí cho đề tài khóa luận.

3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm

- Đảm bảo tính khoa học: Khách quan về khối lượng kiến thức, ứng dụng dữ liệu từ Google Earth phù hợp.

- Tuân thủ theo chương trình, kế hoạch giảng dạy theo qua định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời là kế hoạch giảng dạy tại các trường THPT. Không làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập của HS.

- Đảm bảo tính thực tiễn: Các giờ dạy học thực nghiệm tại các trường có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ dạy học. Chú ý đến tình hình thực tế tại trường về trình độ GV, HS, trường ở khu vực nội thành – ngoại ô....

3.4. Tổ chức thực nghiệm

3.4.1. Chọn trường thực nghiệm

Do giới hạn thời gian và điều kiện nghiên cứu, việc thực nghiệm được thực hiện ở 2 trường:

- Trường THPT Hòa Vang – Cẩm Lệ - Đà Nẵng. - Trường THPT Trần Phú – Hải Châu – Đà Nẵng.

48

3.4.2. Chọn lớp thực nghiệm

Ở mỗi trường tôi chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng:

- Lớp thực nghiệm: Dạy học sử dụng giáo án khai thác dữ liệu từ phần mềm Google Earth.

- Lớp đối chứng: Dạy học theo phương pháp truyền thống. Các lớp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trình độ học lực và hạnh kiểm giữa hai lớp không có chênh lệch đáng kể. - Sỉ số học sinh giữa hai lớp gần tương đương với nhau.

Bảng 5: Danh sách các lớp và số lượng học sinh tham gia TNSP

STT Trường Lớp Số lượng HS

1 THPT Hòa Vang TN: 10/7 40 ĐC: 10/3 40 2 THPT Trần Phú TN: 10/5 42 ĐC: 10/9 40

3.4.3. Chọn giáo viên thực nghiệm

Để đảm bảo tính ổn định khách quan trong quá trình đánh giá, tác giả đã xin được sự hỗ trợ ở mỗi trường một giáo viên dạy ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bảng 6: Danh sách GV tham gia thực nghiệm sư phạm

STT GV thực nghiệm Tên trường 1 Âu Thị Dương Phước (ĐC) THPT Hòa Vang 2 Phạm Thị Ái Vân (TN + ĐC) THPT Trần Phú 3 Dương Văn Linh (TN) THPT Hòa Vang

3.4.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm

Để có cơ sở đánh giá tính hiệu quả trong khai thác dữ liệu từ phần mềm Google Earth trong dạy học địa lí lớp 10 phần tự nhiên mà khóa luận đã nêu ra trong quá trình thực nghiệm. Các bước tiến hành như sau:

- Dự giờ, trao đổi với các GV dự giờ và HS thực nghiệm.

- Kiểm tra việc hiểu bài của HS bằng các phiếu học tập hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (phần phụ lục). Kết quả sẽ được hệ thống hóa bằng bảng biểu tổng hợp, nội dung câu hỏi và đáp án đều có nội dung như nhau ở lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Các bài kiểm tra thực nghiệm được chấm theo biểu điểm để đảm bảo kết quả thống nhất, khách quan.

49

Đánh giá kết quả kiểm tra theo thang điểm 10, phân loại như sau: - Loại giỏi: điểm 9, 10

- Loại khá: điểm 7, 8

- Loại trung bình: điểm 5, 6 - Loại yếu: điểm 3, 4

- Loại kém: điểm <3

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Tổng hợp điểm kiểm tra

Thông qua quá trình cho học sinh làm kiểm tra tổng kết bài 10 theo mẫu (phụ lục 3) với số lượng học sinh là 162 người, trong đó trường THPT Hòa Vang chiếm 80 học sinh và trường THPT Trần Phú chiếm 82 học sinh. Tôi đã tiến hành tổng hợp số liệu và phân tích, thống kê để tổng hợp được kết quả điểm số của học sinh. Tổng hợp điểm lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC).

Bảng 7: Tổng hợp điểm bài 10

Sử dụng các số liệu sau khi tổng hợp và phân tích từ kết quả điểm số của học sinh, tôi đã vẽ sơ đồ cột đôi thể hiện kết quả kiểm tra bài 10 dựa trên các tiêu chí về phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm. Về nội dung biểu đồ sẽ được phân tích ở kết quả đánh giá kiểm tra thực nghiệm phần tiếp theo.

Trường THPT Lớp Số HS Điểm Điểm TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Hòa Vang TN 40 0 0 1 5 8 18 5 3 7.8 ĐC 40 0 0 2 5 10 16 5 2 7.6 Trần Phú TN 42 0 1 4 7 12 13 3 2 7.2 ĐC 40 0 0 5 9 11 11 3 1 7.0 Tổng số (HS) TN 82 0 1 5 12 20 31 8 5 7.5 ĐC 80 0 0 7 14 21 27 8 3 7.3 Tổng số (%) TN 100 0 1.2 6.1 14.6 24.5 37.8 9.7 6.1 ĐC 100 0 0 8.8 17.5 26.3 33.7 10 3.7

50

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài 10

Thông qua quá trình cho học sinh làm kiểm tra tổng kết bài 19 theo mẫu (phụ lục 4) với số lượng học sinh là 162 người, trong đó trường THPT Hòa Vang chiếm 80 học sinh và trường THPT Trần Phú chiếm 82 học sinh. Tôi đã tiến hành tổng hợp số liệu và phân tích, thống kê để tổng hợp được kết quả điểm số của học sinh. Tổng hợp điểm lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC).

Bảng 8: Tổng hợp điểm bài 19 Trường Trường THPT Lớp Số HS Điểm Điểm TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Hòa Vang TN 40 0 0 6 9 9 11 3 2 7.0 ĐC 40 0 1 5 10 10 10 3 1 6.9 Trần Phú TN 42 0 1 4 9 12 11 3 2 7.0 ĐC 40 0 0 8 8 7 14 2 1 6.9 Tổng số (HS) TN 82 0 1 10 18 21 22 6 4 7.1 ĐC 80 0 1 13 18 17 24 5 2 6.9 Tổng số (%) TN 100 0 1.2 12.2 22 25.6 26.8 7.3 4.9 ĐC 100 0 1.2 16.2 22.6 21.2 30 6.2 2.6

Sử dụng các số liệu sau khi tổng hợp và phân tích từ kết quả điểm số của học sinh, tôi đã vẽ sơ đồ cột đôi thể hiện kết quả kiểm tra bài 19 dựa trên các tiêu chí về phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm. Về nội dung biểu đồ sẽ được phân tích ở kết quả đánh giá kiểm tra thực nghiệm phần tiếp theo.

1.2 20.7 62.3 15.8 0 26.3 60 13.7 0 10 20 30 40 50 60 70

Yếu Trung bình Khá Giỏi

Thực nghiệm Đối chứng

Loại (%)

51

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài 19

Kết hợp với công tác kiểm tra định lượng, về phần kết quả nhận xét người học cũng được quan tâm nghiên cứu thông qua điều tra khảo sát, phỏng vấn. Tác giả đã tiến hành làm việc trong phòng và tổng hợp những kết quả định tính dựa trên khảo sát hơn 100 bạn học sinh và giáo viên. Dưới đây là sơ đồ thể hiện kết quả khảo sát mức độ yêu thích từ người học. Về kết quả sẽ được tổng hợp nhận xét ở phần đánh giá kết quả thực nghiệm.

Hình 3.3: Biểu đồ kết quả khảo sát sau bài học

Một phần của tài liệu Sử dụng google earth trong dạy học phần địa lí tự nhiên địa lí 10 trung học phổ thông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)