Tổng hợp điểm bài 19

Một phần của tài liệu Sử dụng google earth trong dạy học phần địa lí tự nhiên địa lí 10 trung học phổ thông (Trang 50)

học sinh và trường THPT Trần Phú chiếm 82 học sinh. Tôi đã tiến hành tổng hợp số liệu và phân tích, thống kê để tổng hợp được kết quả điểm số của học sinh. Tổng hợp điểm lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC).

Bảng 8: Tổng hợp điểm bài 19 Trường Trường THPT Lớp Số HS Điểm Điểm TB 3 4 5 6 7 8 9 10 Hòa Vang TN 40 0 0 6 9 9 11 3 2 7.0 ĐC 40 0 1 5 10 10 10 3 1 6.9 Trần Phú TN 42 0 1 4 9 12 11 3 2 7.0 ĐC 40 0 0 8 8 7 14 2 1 6.9 Tổng số (HS) TN 82 0 1 10 18 21 22 6 4 7.1 ĐC 80 0 1 13 18 17 24 5 2 6.9 Tổng số (%) TN 100 0 1.2 12.2 22 25.6 26.8 7.3 4.9 ĐC 100 0 1.2 16.2 22.6 21.2 30 6.2 2.6

Sử dụng các số liệu sau khi tổng hợp và phân tích từ kết quả điểm số của học sinh, tôi đã vẽ sơ đồ cột đôi thể hiện kết quả kiểm tra bài 19 dựa trên các tiêu chí về phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm. Về nội dung biểu đồ sẽ được phân tích ở kết quả đánh giá kiểm tra thực nghiệm phần tiếp theo.

1.2 20.7 62.3 15.8 0 26.3 60 13.7 0 10 20 30 40 50 60 70

Yếu Trung bình Khá Giỏi

Thực nghiệm Đối chứng

Loại (%)

51

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm bài 19

Kết hợp với công tác kiểm tra định lượng, về phần kết quả nhận xét người học cũng được quan tâm nghiên cứu thông qua điều tra khảo sát, phỏng vấn. Tác giả đã tiến hành làm việc trong phòng và tổng hợp những kết quả định tính dựa trên khảo sát hơn 100 bạn học sinh và giáo viên. Dưới đây là sơ đồ thể hiện kết quả khảo sát mức độ yêu thích từ người học. Về kết quả sẽ được tổng hợp nhận xét ở phần đánh giá kết quả thực nghiệm.

Hình 3.3: Biểu đồ kết quả khảo sát sau bài học

3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, để có kết quả đánh giá khách quan. Đề tài khóa luận này đã làm rõ hai nội dung cơ bản trong kết quả về nội dung thực nghiệm. Thứ nhất là kết quả định tính về mức độ ưa thích hứng thú dựa trên những ý kiến thông qua điều

1.2 34.2 52.4 12.2 1.2 38.8 51.2 8.8 0 10 20 30 40 50 60 70

Yếu Trung bình Khá Giỏi

Thực nghiệm Đối chứng 88% 12% Thích Không thích

52

tra khảo sát sau bài học. Thứ hai, đánh giá kết quả học tập định lượng dựa trên phổ điểm số của học sinh.

Thứ nhất về kết quả định tính, sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở hai trường THPT trên tôi nhận thấy rằng: Kết quả kháo sát bằng phiếu với tỉ lệ yêu thích học tập có sử dụng Google Earth chiếm 88% vả không thích chiếm 12%. Nhìn chung, việc dạy học có sử dụng dữ liệu khai thác từ Google Earth tạo cho HS có cảm giác say mê, hứng thú học tập. Giúp các em nâng cao khả năng lĩnh hội tri thức, phát huy tính tư duy, sáng tạo và kết quả học tập được cải thiện. Nhiều HS, GV so sánh các những cách dạy học có sử dụng CNTT khác nhau nhưng vẫn tỏ ra yêu thích cách dạy học với công cụ này. Nhiều GV và HS cho rằng GoogleEarth rất quen thuộc và gần gũi, tương tự như phần mềm GoogleMap mà họ thường sử dụng. Không chỉ ứng dụng hiệu quả trong học tập mà giúp ích họ rất nhiều trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số ý kiến khách quan khác cũng đóng góp, dạy học bằng GoogleEarth có thể phối hợp với nhiều công nghệ dạy học và các phần mềm trực quan sinh động khác như VR, thiết kế hoạt hình, thiết kế mô hình 3D, viết báo, brochure, inforgraphic,… đặc biệt là những công nghệ liên quan đến học tập địa lí phần tự nhiên. Điều này có tác động rất lớn đến hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó, nhiều GV có kinh nghiệm cũng đề cao khả năng sử dụng CNTT liên quan mật thiết với trình độ của GV, GV giảng dạy phải hiểu rõ và nắm vững những chức năng có thể khai thác và sử dụng liên quan đến nội dung học tập của HS. GV đầu tư thiết kế bài học phần tự nhiên trong địa lí lớp 10 có sử dụng CNTT, giúp GV đào sâu hơn kiến thức trong giảng dạy, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân. Qua đó cũng đóng góp thêm một minh chứng cho việc sử dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy Địa Lí.

Thứ hai về kết quả định lượng, đề tài đã nhận được sự giúp đỡ từ 2 GV có kinh nghiệm giảng dạy giỏi tại hai trường THPT có kết quả đầu vào tốt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để có kết quả khách quan và giá trị, có thể phục vụ cho nhiều nghiên cứu khác. Các GV là người giảng dạy và biết rất rõ về trình độ học tập, nhận thức của HS. Các GV đều khẳng định đây là những lớp có kết quả học tập tương đương nhau nên đều có thể đưa vào dạy thực nghiệm và đối chứng. Bởi kết quả học tập của HS là nguồn động viên để GV tiếp tục phấn đấu trong quá trình giảng dạy của mình.

Từ kết quả được tổng hợp: Điểm trung bình các lớp thực nghiệm cao hơn điểm TB các lớp đối chứng. Cụ thể như sau:

53

Bảng 9: So sánh điểm trung bình của HS sau khi học bài 10

STT Lớp Điểm khá Điểm giỏi

1 Thực nghiệm 62.3 15.8

2 Đối chứng 60 13.7

Bảng 10: So sánh điểm trung bình của HS sau khi học bài 19

STT Lớp Điểm khá Điểm giỏi

1 Thực nghiệm 54.2 12.2

2 Đối chứng 51.2 8.8

Qua so sánh lớp thực nghiệm và đối chứng thấy rằng việc học tập truyền thống cũng mang lại hiệu quả cao, khai thác và sử dụng từ Google Earth cung cấp thêm một công cụ giảng dạy làm rõ hơn cho những nội dung bài học phù hợp. Từ đó có thể thấy, hiện nay trong công tác giảng dạy sử dụng CNTT ở các trường THPT môn địa lí 10 phần tự nhiên đã được nâng cao và đáp ứng nhu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy góp phần phát triển năng lực học sinh. Nhiều GV cũng đã áp dụng rất thành công CNTT để nâng cao hiệu quả dạy học.

Nhìn chung, dạy học thông qua khai thác dữ liệu từ Google Earth sử dụng trong dạy học một số bài địa lí lớp 10 phần tự nhiên mang lại hiệu quả tích cực, đồng thời là khi kết hợp với những phương pháp dạy học hiệu quả khác. Ở các trường THPT phương pháp dạy học truyền thống hiện nay cũng đã được nâng cao, tất cả giáo viên đều có áp dụng CNTT trong dạy học và đều mang lại hiệu quả dạy học tích cực. Do đó, đây có thể xem như là một lựa chọn khả thi để áp dụng trong các nội dung bài học phù hợp, cung cấp thêm minh chúng cho tính hiệu quả của một giải pháp CNTT trong dạy học. Đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học tích cực hiện nay để HS vẫn có thể tiếp thu tốt kiến thức và rèn luyện các kỹ năng địa lí cần thiết.

54

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, từ nhu cầu đổi mới và thực tiễn đặt ra, khóa luận đã làm được một số công việc sau:

- Google Earth được sử dụng như một công cụ học tập hiệu quả. Đặc biệt là đối với nội dung Địa Lí phần tự nhiên.

- Đánh giá được thực trạng sử dụng Google Earth của giáo viên và học sinh trong quá trình học tập. Nhiều giáo viên và học sinh đã tiếp cận cũng như ứng dụng thành công Google Earth trong dạy học và mang lại hiệu quả tích cực.

- Sử dụng và khai thác Google Earth trong thiết kế các bài học minh họa Địa Lí lớp 10 phần tự nhiên. Đồng thời, đề xuất hướng khai một số nội dung phù hợp trong giảng dạy địa lí phần tự nhiên lớp 10 THPT.

- Kết quả thực nghiệm Google Earth trong giảng dạy đã mang lại kết quả tích cực chứng tỏ đây là một phương pháp dạy học hiệu quả có thể được lựa chọn trong dạy học Địa Lí 10 phần tự nhiên.

Như vậy, đối chiếu với mục tiêu đề ra, nhìn chung khóa luận đã cơ bản hoàn thành mục tiêu.

2. Kiến nghị

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên để làm thay đổi tư duy về thay đổi phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả. Đồng thời nâng cao trình độ công nghệ thôn tin cho giáo viên trong thiết kế bài giảng áp dụng công nghệ hiện đại.

- Các cơ sở giáo dục cần tiếp tục cải tiến đầu tư về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quá trình dạy học. Đây chính là những sự chuẩn bị cần thiết và quan trọng để tiến hành dạy học Google Earth và các ứng dụng học tập tích cực khác một cách hiệu quả.

- Trong quá trình thiết kế bài giảng và lên lớp, cần tiến hành nghiên cứu kết hợp với những ứng dụng học tập hiệu quả và các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả học tập có sử dụng Google Earth.

- Trong quá trình học tập trên lớp giáo viên nên tìm cách khai thác và để học sinh tương tác trực tiếp với Google Earth nhiều hơn. Học sinh cần có thái độ quan tâm tìm hiểu, tự giác sử dụng Google Earth nhằm phát triển những năng lực cần thiết.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Sách giáo khoa Địa Lí lớp 10, NXB Giáo Dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa Lí.

3. Nguyễn Văn Thái (2020), Đề cương bài giảng Phương pháp dạy học địa lí ở trường THPT, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

4. Nguyễn Văn Thái (2020), Đề cương bài giảng đánh giá trong dạy học địa lí, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

4. Nguyễn Khánh Tấn – Đinh Thị Ngọc Bích (2018), Phương pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội, khoa học, lịch sử và địa lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

5. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học Địa Lí theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội

6. Các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lý, truy cập ngày 30/10/2020

7. Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Giáo trình điện tử.

8. Đặng Thanh Bình và Phan Thị Hoàn (2012), Ứng dụng sản phẩm Google Earth trong công tác điều tra khảo sát khí tượng thủy văn, truy cập ngày 11/04/2016 http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=3054

9. Lê Thiên Nhiên (2013), Sử dụng phần mềm Google Earth gtrong thiết kế bản đồ dạy học Lịch sử và Địa lý, truy cập ngày 21/04/2016

<http://thcs-lhphong.tphue.thuathienhue.edu.vn/tuong-tac-cua-nha-truong-2/gocgiao- vien/cac-bai-viet-giao-vien/su-dung-phan-mem-google-earth-trong-thiet-ke-bando- day-hoc-lich-su-va-dia-ly.htm>.

10. Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Giáo trình điện tử.

11. Ứng dụng Google Earth trong tin học (2012), truy cập ngày 25/04/2016 <http://www.vncold.vn/Modules/CMS/Upload/10/Goc%20Tin%20Hoc/120710/Ung DungGoogleEarth.pdf>

12. Cách thức hoạt động của Google Earth, truy cập ngày 26/10/2020

http://www.tuvantinhoc1088.com/tri-thuc/cac-van-de-khac/10595-google-earth- hotng-nh-th-nao.html

56

13.Google Earth, truy cập ngày 15/11/2020 https://vi.wikipedia.org/wiki/Google_Earth

14. Tính năng mới trong Google Earth có thể tạo video mô phỏng hình ảnh các đập sông trên thế giới (2013), truy cập ngày 20/04/2016

<http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Khoa-hoc-

Congnghe/Tinh-nang-moi-trong-Google-Earth-co-the-tao-video-mo-phong-hinh-anh- cacdap-song-tren-khap-the-gioi-2613>.

15. Google Earth với hướng dẫn du lịch và hình ảnh 3D (2012), truy cập ngày 12/04/2016

57

PHỤ LỤC 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÍ

PHIẾU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GOOGLE EARTH VÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VÀ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ

Kính gửi: Các thầy (cô) giáo đang giảng dạy bộ môn địa lí ở trường phổ thông. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: Sử dụng Google Earth phục trong dạy học phần địa lí tự nhiên – Địa lí 10 trung học phổ thông” và có cơ sớ nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những khuyến nghị thích hợp để nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và dạy học môn địa lí. Xin quý thầy (cô) giúp trả lời một số thông tin sau.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý thầy (cô)!

Họ và tên: ... Đơn vị công tác:...

Quý thầy (cô) vui lòng đánh dấu (X) vào những cột mà quý thầy cô cho là phù hợp.

Stt Nội dung Kết quả (%) Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý 1 GV đã từng nghe về Google Earth. 2 GV đã áp dụng Google Earth trong dạy học địa lí. 3

Sử dụng Google Earth vào giảng dạy giúp tăng cường hứng thú học tập cho HS. 4 Sử dụng Google Earth vào

58

nhiều thời gian chuẩn bị.

5

Cơ sở vật chất của nhà trường không đáp ứng yêu cầu để sử dụng Google Earth vào giảng dạy môn địa lí.

6

GV có kinh nghiệm trong sử dụng Google Earth trong giảng dạy môn địa lí.

7

GV có kết hợp dạy học bằng Google Earth với các ứng dụng dạy học khác.

8 HS sử dụng tốt Google Earth để hỗ trợ học tập.

Đà Nẵng, ngày ... tháng ... năm 2020 GIÁO VIÊN ĐƯỢC KHẢO SÁT

59

PHỤ LỤC 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA ĐỊA LÍ

PHIẾU KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG GOOGLE EARTH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: .………..

Lớp: .………...

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1: Bạn có thích hình thức học tập sử dụng Google Earth không? a.b. Không Câu 2: Bạn cảm thấy mức độ tiếp thu kiến thức khi sử dụng Google Earth như thế nào? a. Rất hiệu quả b. Hiệu quả c. Bình thường d. Ít hiệu quả e. Không hiệu quả Câu 3: Cảm nhận của em về tiết học khi giáo viên sử dụng Google Earth? ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

60

PHỤ LỤC 3

PHIẾU KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Bài 10: Thực hành. Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.

(Thời gian hoàn thành: 10 phút)

Họ và tên: ... Lớp: ... Trường: ...

Câu 1: Ở Châu Á có những núi trẻ nào?

a. Himalaya b. Anpo c. Andes d. Pirene

Câu 2: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 SGK, động đất và núi lửa thường tập trung ở đâu?

a. Giữa đại dương b. Trung tâm các lục địa c. 2 vùng cực

d. Nơi tiếp xúc các địa mảng

Câu 3: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, ở bờ Tây Thái Bình Dương, vanh đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào?

a. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin ,mảng Ấn Độ - Australia. b. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

c. Mảng Âu – Á ,mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia. d. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.

Câu 4: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng nào?

a. Màng Bắc Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Na-zca.

b. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương. c. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Na – zca.

d. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương.

Câu 5: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, vành đai động đất trên Đại Tây

Một phần của tài liệu Sử dụng google earth trong dạy học phần địa lí tự nhiên địa lí 10 trung học phổ thông (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)