Một số kỹ thuật gây hứng thú cho học sinh trong học từ vựng Toán

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số kỹ THUẬT TRUYỀN cảm HỨNG học môn TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO học SINH lớp 10 (Trang 27 - 41)

2. Một số kỹ thuật gây hứng thú cho học sinh lớp 10 học Toán bằng tiếng Anh.

2.1. Một số kỹ thuật gây hứng thú cho học sinh trong học từ vựng Toán

bằng tiếng Anh.

2.1.1. Kỹ thuật bức tường từ (Word walls):

Tôi trình bày các từ vựng vào giấy, áp phích với phông chữ lớn , màu sắc đẹp và dán lên tường, bảng đen , bảng thông báo hoặc chiếu trên màn hình Tivi (máy chiếu), làm sao để bất cứ khi nào các em cần sử dụng từ đó đều có. Tiếp theo tôi giới thiệu từ mới đó trong bối cảnh thực tế bằng hình ảnh hoặc sơ đồ, đặt câu hỏi để các em suy nghĩ trả lời, từ đo giúp các em hiểu được ý tưởng Toán học và sử dụng thuật ngữ Toán học chính xác.

Việc sử dụng Bức tường từ trong một lớp học là một chiến lược dạy học có hiệu quả cao. Hoạt động Bức tường từ khuyến khích học sinh tham gia hoạt động cử chỉ, chẳng hạn như chỉ vào một từ khoá trong một bài học, cung cấp tăng cường tín hiệu thị giác cho học sinh giúp các em ghi nhớ từ bằng mắt tốt hơn. Từ đó tạo sự hứng thú , yêu thích giờ học toán bằng tiếng anh hơn.

Hình 2.1: Fraction ( Phân số )

Hình 2.2: Percent ( Phần trăm )

Hình 2.3: Circle ( Đường tròn )

Hình 2.5: Parallel ( Song song )

Hình 2.6: Perpendicular ( Vuông góc )

2.1.2. Kỹ thuật tổ chức Bản đồ khái niệm

Bản đồ khái niệm là những công cụ đồ thị để sắp xếp và trình bày kiến thức.Theo [2] Bản đồ khái niệm được phát triển từ năm 1972 trong khoá học thuộc chương trình nghiên cứu của Novak tại trường Đại học Cornell ( Hoa Kỳ), trên cơ sở phân tích quá trình nhận thức của con người.

Cũng theo [2] hiệu quả của việc sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học đã được chứng minh ở nhiều môn học. Chẳng hạn như trong giảng dạy một chuyên đề, trong củng cố hệ thống kiến thức từng chương, trong kiểm tra kiến thức của học sinh, đánh giá mức độ sáng tạo của học sinh.

Sau đây là ví dụ về Bản đồ khái niệm:

2.1.3. Kỹ thuật thiết kế trò chơi ô chữ bí mật

Chúng ta có thể tạo ra trò chơi giải ô chữ bí mật liên quan đến từ vựng Toán học như sau: học sinh lần lượt tự chọn ô câu hỏi, giáo viên đọc câu hỏi cho cả lớp cùng suy nghĩ, người lựa chọn câu hỏi trả lời trước, nếu trả lời đúng thì được 10 điểm và chuyển qua học sinh khác lựa chọn câu hỏi; nếu trả lời sai hoặc không có câu trả lời thì mất lượt, quyền trả lời thuộc về bạn khác. Trò chơi cư sthees tiếp tục cho tới khi tìm được từ khóa của ô chữ và tìm ra được người thắng cuộc. Trả lời được từ khóa được 40 điểm. Cuối cùng là trao phần thuwongr và khắc ghi lại các từ đã học được qua trò chơi này.

Việc sử dụng kỹ thuật giải ô chữ bí mật là một trong những phương pháp sáng tạo, hấp dẫn gây hứng thú mạnh mẽ nhất cho học sinh. Qua trò chơi này các em không những nắm vững được từ vựng, hiểu được khái niệm, tính chất của khái niệm Toán học mà còn nhận được quà, được vui chơi, từ đó phát huy khả năng tự tin giao tiếp, xóa bỏ mặc cảm tự ti khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

Sau đây là một ví dụ về trò chơi ô chữ bí mật:

Như vậy, qua phần này tôi đã giới thiệu một số kỹ năng gây hứng thú cho học sinh trong việc học từ vựng Toán bằng tiếng Anh. Nhờ áp dụng các kỹ thuật này mà các em đã cảm thấy hứng thú hơn, các em học từ vựng một cách tự nhiên mà không gò bó, ép buộc. Đây cũng là nội dung cốt lõi để tạo nên sự thành công trong dạy học Toán bằng tiếng Anh. Từ đó tạo tiền đề cho việc tiếp thu các phần kiến thức khác của tiết học Toán bằng tiếng Anh, chẳng hạn như trình bày bài Toán bằng tiếng Anh, hiểu và phân tích bài toán bằng tiếng Anh…

2.1.4. Kỹ thuật thiết kế trò chơi qua ứngdụng Quizizz

Với Quizizz giáo viên chúng ta có thể:

- Tổ chức một trò chơi trực tiếp với các câu hỏi trắc nghiệm online trên các thiết bị máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại cho học sinh. Sau khi kết thúc trò chơi Quizizz giáo viên chúng ta sẽ có một bảng thống kê khá chi tiết về người chơi (học

sinh) như: bảng xếp hạng, số câu trả lời đúng, sai…Quý thầy cô có thể sử dụng trò chơi này để khởi động bài học.

- Giáo viên có thể kết nối Quizizz với Google Classrooom để chia sẻ câu đố của mình và nhận ngay kết quả trong Google lớp học.

- Giao bài tập cho học sinh về nhà với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh luyện tập.

- Giáo viên cũng có thể quản lí việc học tập, luyện tập của học với bảng thống kê rất sinh động và đầy đủ trong trang quản trị Quizizz của mình.

Từ những lí do trên, giáo viên có thể sử dụng phần ứng dụng Quizizz để tạo hứng thú cho học sinh trong việc học toán bằng tiếng Anh. Để sử dụng, giáo viên tạo các câu hỏi trắc nghiệm toán bằng tiếng Anh trên ứng dụng https://quizizz.com/ sau đó gửi link để học sinh cùng tham gia. Ví dụ cụ thể như sau:

2.1.5. Sử dụng phương tiện trực quan để giới thiệu từ vựng

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Toán cũng như tiếng Anh ở trường phổ thông đã được các nhà giáo dục nghiên cứu và đạt nhiều kết quả. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học Toán bằng tiếng Anh ở Việt Nam còn mới mẻ, chưa được thực hiện nhiều. Trong khi đó, đây lại là một vấn đề nghiên cứu rất cần thiết trong bối cảnh đẩy mạnh dạy học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước hiện nay.

Việc dạy học từ vựng toán học bằng tiếng Anh cho học sinh Việt Nam đòi hỏi học sinh phải thực hiện hai nhiệm vụ: Nắm được nghĩa của từ vựng và nhớ thuật ngữ tiếng Anh của từ vựng đó. Điều này dẫn đến những khó khăn không chỉ đối với học sinh mà còn ảnh hưởng lớn đến giáo viên vì tiếng Anh là ngoại ngữ của cả hai đối tượng này. Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp việc dạy học toán nói chung, từ vựng toán học nói riêng bằng tiếng Anh đạt hiệu quả cao hơn.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học từ vựng toán học bằng tiếng Anh sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc thiết kế bài giảng sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh. Các chương trình tập huấn trước đây thường hướng giáo viên sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng. Tuy nhiên, phần mềm này có một nhược điểm là không tạo được sự tương tác giữa học sinh, giáo viên và nội dung bài giảng. Nội dung bài học được xây dựng mang tính chất trình chiếu, chính vì vậy trong thời gian qua đã có khá nhiều phần mềm được tạo ra nhằm khắc phục nhược điểm đó. Trong số đó, phần mềm ActivInspire hỗ trợ rất tốt sự tương tác giữa giáo viên với học sinh trong quá trình dạy học, ngoài ra phần mềm còn giúp cho giáo viên dễ dàng thiết kế những ý tưởng sư phạm phong phú.

2.1.5.1. Giới thiệu về hệ thống bảng điện tử tương tác

Hệ thống bảng điện tử tương tác gồm:

2.1.5.1.1. ActivBoard - Bảng trắng tương tác trong lớp học (xem hình 2.22).

Hình 2.22. Bảng điện tử ActivBoard

ActivBoard là loại bảng có chức năng của màn hình tiếp xúc trực tiếp cho phép giáo viên và học sinh có thể dùng bút điện tử thể hiện những nội dung cần trình bày trực tiếp lên bảng. Vì vậy bảng điện tử ActivBoard giúp giáo viên khai thác một cách hiệu quả bài giảng của mình. Bên cạnh đó, giáo viên làm cho học sinh chủ động tích cực tham gia thiết kế, xây dựng, giải quyết các vấn đề của bài học theo sự hướng dẫn của mình.

Bảng điện tử ActivBoard được kết hợp với máy chiếu tạo ra khả năng điều chỉnh độ cao của bảng trắng, giảm hiệu ứng đổ bóng và tăng cường độ an toàn cho máy chiếu. Phòng học được trang bị hệ thống bảng điện tử tương tác có nhiều ưu điểm vượt trội và hiện nay đang được nhiều trường sử dụng. Đối với việc dạy và học từ vựng toán học bằng tiếng Anh có sử dụng hệ thống bảng điện tử tương tác là rất cần thiết.

2.1.5.1.2. ActivInspire - Phần mềm thiết kế bài giảng (xem hình 2.23).

Hình 2.23. Phần mềm ActivInspire

ActivInspire là phần mềm soạn thảo giáo án tương tác mà một số phần mềm khác không đáp ứng được. Phần mềm gồm nhiều công cụ toán học ảo, âm thanh, hình ảnh hỗ trợ giáo viên soạn thảo bài giảng sinh động, liên hệ thực tế cao, giúp lôi cuốn học sinh vào bài giảng, nâng cao năng lực, trình độ của học sinh và phát huy tính sáng tạo trong thiết kế bài giảng của giáo viên.

2.1.5.1.3. ActiVote - Hệ thống phản hồi của học sinh (xem hình 2.24).

ActiVote là hệ thống kiểm tra đánh giá trắc nghiệm. Khi sử dụng thiết bị này trong thời gian ngắn giáo viên có thể kiểm tra sự tiếp thu bài và đánh giá năng lực học sinh thông qua kết quả trả lời để có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học.

2.1.5.1.4. ActivSlate - Bảng điều khiển (xem hình 2.25).

Hình 2.25 Bảng điều khiển ActivSlate

ActivSlate giúp giáo viên và học sinh có thể tương tác với ActivBoard ở bất kì nơi nào trong lớp học. Chúng ta có thể trang bị nhiều ActivSlate và có thể kiểm soát cái nào đang hoạt động vào bất kì lúc nào. ActivSlate giúp cho việc tham gia học tập của học sinh dễ dàng hơn vì có thể chuyển Activslate từ học sinh này sang học sinh khác mà không cần rời khỏi chỗ ngồi của mình mà vẫn thực hiện được các hoạt động học tập.

2.1.5.1.5. ActivTablet -Thiết bị soạn bài giảng di động (xem hình 2.26).

Hình 2.26. Thiết bị soạn bài giảng di động ActivTablet

ActivTablet là thiết bị không dây hỗ trợ giáo viên soạn giáo án. Thiết bị này hỗ trợ giáo viên linh hoạt hơn trong chuẩn bị bài giảng ngay cả khi giáo viên không sử dụng bảng tương tác ActivBoard.

2.1.5.1.6. ActivPen - Bút điều khiển (xem hình 2.27).

Hình 2.27. Bút điều khiển ActivPen

ActivPen có hình dạng và được sử dụng giống như bút thông thường, được viết trực tiếp lên bảng điện tử ActivBoard giống như chúng ta viết phấn lên bảng, ngoài ra nó đóng vai trò như một con chuột: có thể kích hoạt các đối tượng, kéo và thả, tô sáng, mở các công cụ, các trang trình bày, hình ảnh, đoạn phim. ActivPen cho phép giáo viên và học sinh có sự điều khiển và kiểm soát chính xác.

2.1.5.2. Sử dụng phần mềm ActivInsipe hỗ trợ dạy học từ vựng toán học bằng tiếng Anh

2.1.5.2.1. Hỗ trợ các kĩ thuật phát triển từ vựng

a) Kĩ thuật bức tường từ (Word Walls).

Kỹ thuật này gồm có các từ và định nghĩa của chúng trình bày trên giấy in báo hoặc áp phích và được treo quanh phòng học để học sinh có thể thấy được. Cách làm này vừa có tác dụng kích thích học sinh đầu giờ học vừa đánh giá kiến thức đã có của học sinh cũng như giúp học sinh tham khảo khi cần. Chẳng hạn,

trong một tiết dạy về khái niệm pyramid(hình chóp), bức tường từ có thể bao gồm định nghĩa và kí hiệu khoa học của thuật ngữ cùng với các từ như vertex (đỉnh),

lateral edges (cạnh bên), lateral faces (mặt bên), base edges (cạnh đáy), base face (mặt đáy).v.v.

Khi ứng dụng phần mềm ActivInspire sẽ giúp giáo viên thay thế giấy in, áp phích trong kỹ thuật này.

Ví dụ: Trong tiết dạy về pyramid (hình chóp), chúng ta có thể thiết kế như hình 2.28:

Hình 2.28. Bức tường từ về Pyramid (hình chóp)

Để thiết kế được như hình 2.28, chúng ta có thể vẽ hình chóp trong skethpad

sau đó lưu lại dưới dạng file ảnh. Chúng ta khởi động vào ActivInspire, trên thanh công cụ chính chọn Chèn -> Phương tiện (xem hình 2.29).

Hình 2.29. Chèn một phương tiện vào trang bài giảng (flipchart)

Tiếp theo, ta chọn đường dẫn tới thư mục mà ta lưu file ở trên, như vậy ta đã chèn hình vào trang bài giảng; tiếp tục chúng ta sẽ vẽ các hình chữ nhật và chèn Textbox bằng cách chọn vào biểu tượng như hình 2.30 và hình 2.31 trên Thanh công cụ chính.

Hình 2.30. Biểu tượng chèn hình vẽ

Chúng ta click chuột chọn tất cả các Textbox trong trang bài giảng, sau đó vào Trình duyệt thuộc tính chọn biểu tượng như hình 2.32 trên Thanh công cụ

(xem hình 2.33)

Hình 2.32. Biểu tượng Trình duyệt thuộc tính

Hình 2.33. Thanh công cụ chứa Trình duyệt thuộc tính

Sau đó, chúng ta chọn Thùng chứa trong tab này ta tìm đến Trở lại nếu không chứa và chọn Đúng (xem hình 2.34) , tiếp theo ta click chuột vào hình chữ nhật nào mà ta muốn gắn Textbox tương ứng (ví dụ như ở hình trên ta sẽ gắn hình chữ nhật ở đỉnh S với Textbox Vertex), trong mục Thùng chứa ta tìm đến Có thể

chứa chọn Đối tượng cụ thể và mục Chứa đối tượng chọn Textbox vertex (xem hình 2.35)

Hình 2.34. Thuộc tính Trở lại nếu không chứa

Hình 2.35. Thuộc tính Chứa đối tượng

Tương tự cho các Textbox còn lại. Khi ta tiến hành dạy học sẽ cho học sinh dùng Activpen kéo các Text box vào hình chữ nhật tương ứng, nếu đúng thì Text sẽ nằm trong hình chữ nhật, nếu sai thì Text sẽ quay về vị trí ban đầu.

Giáo viên có thể ứng dụng thuộc tính này để thiết kế sáng tạo bài giảng của mình, có thể cho học sinh điền khuyết vào ô trống v.v...…

b) Kĩ thuật Tổ chức đồ họa (Graphic Organizers)

Tổ chức đồ họa là mô hình trực quan giúp học sinh tạo ý nghĩa cho các mối quan hệ giữa các từ và các khái niệm. Các tổ chức đồ họa có thể có ích trong việc tích cực hóa và đánh giá tri thức đã có của học sinh, tổ chức các cách khác nhau để biểu đạt các khái niệm toán học và tổ chức từ vựng để ghi nhớ lâu dài. Chẳng hạn, xét một tổ chức đồ họa gồm các ngôi sao 8 cạnh với các từ về hình thoi. Các đỉnh của các ngôi sao cung cấp chỗ trống cho học sinh viết các cụm từ có nghĩa tương đương với từ đã cho. Để minh họa, ta xét ngôi sao với từ “rhombus” (hình thoi), học sinh có thể viết các cụm từ tương đương như “rhomb”, “diamond”, “lozenge”.

Chúng ta có thể dễ dàng thiết kế mô hình ngôi sao 8 cạnh với Activinspire. Trên Thanh công cụ chính ta chọn biểu tượng như hình 9 rồi chèn hình ngôi sao 8 cạnh vào, tiếp theo chọn biểu tượng như hình 2.36 để chèn Textbox rhombus.

Hình 2.36. Tổ chức đồ họa Rhombus (hình thoi)

Phần mềm ActivInspire có hỗ trợ chức năng nhận dạng chữ viết tay, do đó học sinh sẽ sử dụng ActivPen viết trực tiếp lên các đỉnh của ngôi sao, sau đó phần mềm sẽ chuyển từ nét chữ viết tay sang font chữ máy tính. Để chọn chức năng nhận dạng chữ viết tay trên Thanh trình đơn ta chọn Công cụ rồi chọn Nhận dạng chữ viết tay (xem hình 2.37).

Hình 2.37. Thuộc tính Nhận dạng chữ viết tay

c)Kĩ thuật Bản đồ khái niệm (Concept Maps)

Một bản đồ khái niệm giúp học sinh hiểu và thể hiện các mối quan hệ. Việc bao gồm cả các hình ảnh vào bản đồ khái niệm là cần thiết để hỗ trợ trực quan cho ngôn ngữ. Chẳng hạn, xét bản đồ khái niệm của đa giác (polygon) xem hình 2.38, học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa chúng v.v.

Để thiết kế được bản đồ khái niệm về Polygon (đa giác) như hình 2.38, chúng ta chọn biểu tượng như hình 2.30 và hình 2.31 để chèn hình chữ nhật và Textbox vào trang bài giảng. Sau đó ta chèn tiếp các hìnhchữ nhật che hết các từ vựng toán rồi click chuột vào hình mới vẽ chọn thuộc tính Thanh trượt trong mờ

biểu tượng như hình 2.39 để làm mờ hình chữ nhật che khuất đi và hiện từ vựng lên.

Hình 2.39. Biểu tượng Thanh trượt trong mờ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số kỹ THUẬT TRUYỀN cảm HỨNG học môn TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHO học SINH lớp 10 (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)