Vai trò của HĐTH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang 60 14 01 20 (Trang 30)

1.1 .Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 .Các nghiên cứu về biến độc lập – Yếu tố ảnh hưởng đến học tập

1.3. Hoạt động tự học

1.3.5. Vai trò của HĐTH

Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mẫu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quĩ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục được nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường và thời gian học trên lớp có giới hạn.

Tự học sẽ có được những tri thức bền vững bởi đó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ có kết quả học tập cao hơn. Khi người học biết cách tự học, học sẽ “có ý thức và

xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

HĐTH còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó nhấn mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với qui luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy.

TH là một trong những phương thức học tập cần thiết để người học có thể đáp ứng yêu cầu của xã hội và có cơ hội tiếp tục học cao hơn nữa, học thường xuyên và học suốt đời mà giáo dục, đào tạo của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung đang hướng tới.

Tóm lại, tự học giúp SV nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi khám phá ra những vấn đề mới, nó giúp sinh viên hiểu rõ bản chất của vấn đề một cách sâu sắc nhất, một người SV tuy có đầy đủ mọi điều kiện để học tập (thầy giỏi, tài liệu hay…) vẫn không thể thành công được nếu như không tự mình đào sâu suy nghĩ.

1.3.6. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tự học

1.3.6.1. Yếu tố liên quan đến cá nhân

* Mục đích học tập

Mục đích học tập chân chính chủ yếu được xác lập từ động cơ, hứng thú học tập. Động cơ học tập xuất hiện khi con người có nhu cầu học tập và xác định được đối tượng cần đạt. Dưới đây là một số loại động cơ học tập của SV dưới góc độ tâm lí học hoạt động (Côvaliôp.A.G,1971):

- Động cơ hoàn thiện tri thức:

Động cơ này được biểu hiện qua mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập... Bản thân tri thức và phương pháp lĩnh hội tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn SV. Người có động cơ này luôn nỗ lực, ý chí, khắc phục trở ngại bên ngoài để đạt mong muốn bên trong.

- Động cơ quan hệ xã hội:

Động cơ để SV học tập có từ các yếu tố như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, bằng cấp, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè,... đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được thấy ở đối tượng học. Đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác.

Hai động cơ trên thường được cùng hình thành ở SV và được sắp xếp theo thứ bậc. Tùy theo điều kiện nhất định của việc dạy và học thì một trong hai động cơ sẽ nổi lên chiếm ưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống động cơ.

Động cơ thúc đẩy người học hăng hái học tập, tư duy để hoàn thiện tri thức, óc tò mò khoa học. Tất cả điều này có tính chất định hướng, động viên thúc đẩy người học cố gắng học tập. Động cơ nhận thức là nhân tố kích thích trực tiếp sự hoạt động nhận thức. Đây là động lực bên trong quyết định sự diễn tiến và chất lượng của hoạt động.

* Tính tự giác

Tự giác là khi làm một việc nào đó, tự mình hiểu mà làm, không cần nhắc nhở, đốc thúc. Tính tự giác là một trong những đặc điểm tính cách cần thiết của người học để thực hiện hoạt động tự học độc lập, có hiệu quả.

1.3.6.2. Yếu tố liên quan đến môi trường

Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tự học. Trong đó, cần kể đến một số yếu tố sau:

* Hoạt động quản lí, giáo dục

Đổi mới chương trình đào tạo, cải tiến chất lượng giáo trình và phương pháp kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học. Bên cạnh đó, việc xây dựng, tổ chức, quản lý kế hoạch thực hiện các hoạt động ngoài giờ trên lớp cho SV là cần thiết, khuyến khích SV tích cực tham gia nhằm rèn luyện và và phát triển nhân cách của SV.

* Phương pháp giảng dạy, đánh giá của GV

Đi đôi với viê ̣c xây dựng đổi mới chương trình đào ta ̣o , nâng cao chất lượng giáo trình là yêu cầu đổi mới cơ bản phương pháp dạy – học. Đi ̣nh hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp giảng da ̣y là tích cực chuyển từ lối truyền đa ̣t kiến thức mô ̣t chiều từ phía GV sang viê ̣c tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cho SV, tăng cường kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành , bồi dưỡng năng lực tự ho ̣c, tự nghiên cứu cho sinh viên.

Tác động của người dạy (ngoại lực) là tác động hỗ trợ, xúc tác, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nội lực ở người học được khơi dậy và phát huy cao nhất cho người học tự học, tự phát triển và trưởng thành.

* Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập

Trong việc tự học, tự nghiên cứu không thể không kể đến vai trò của sách, đồ dùng, trang thiết bị học tập…, bởi đó là phương tiện kết nối giữa người dạy, tri thức với người học. Do đó, đơn vị đào tạo cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của việc dạy và học nhằm thúc đẩy hoạt động tự học, tự nghiên cứu của thầy và trò.

1.4. Khung phân tích

Từ tổng qua n tài liê ̣u , nghiên cứu mô hình lý thuyết của Pukevičiūt (2009) về năng lực tự học và mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài , chúng tôi đã xây dựng mô hình phân tích phù hợp cho đề tài như sau:

Hình 1.1. Khung phân tích của đề tài

Yếu tố môi trƣờng

(PPDH, kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất, quản lí giáo dục) Yếu tố cá nhân (Mục đích học, tính tự giác, giới tính, năm học, ngành học, mức chi tiêu) Chuẩn bị Tự đánh giá Tiến hành HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chương 1, chúng tôi đã tiến hành thu thập , khảo cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luâ ̣n văn , chọn lọc và trình bày được những cơ sở lý luận quan trọng. Đây chính là tiền đề lý thuyết để tác giả luận văn tiến hành xây dựng khung lý thuyết của nghiên cứu, thang đo, đánh giá, phân tích thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của SV trường CĐKTCN ở những chương tiếp theo.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Bối cảnh, địa bàn nghiên cứu

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 5499/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp, tiền thân là Trường Công nhân Kỹ thuật II được thành lập tháng 4 năm 1966.

Sứ mạng

Xây dựng và phát triển Trường CĐKTCN thành cơ sở giáo dục đại học danh tiếng, chất lượng, đào tạo đa cấp, đa ngành, đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước, hướng đến chuẩn khu vực và quốc tế về đào tạo; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp, thương mại theo hướng thực hành công nghệ, có khả năng tự nghiên cứu ứng dụng, làm việc độc lập và sáng tạo tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Mục tiêu phát triển

Phát triển Trường CĐKTCN ổn định, bền vững, từng bước nâng cao chất lượng. Đào tạo cán bộ quản lý, các cử nhân, các kỹ thuật viên, thợ lành nghề có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ, tư chất tốt, kiến thức chuyên môn vững, kỹ năng thực hành nghề cao, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, có khả năng thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế, đảm bảo các tiêu chí phục vụ cho nền công nghiệp, thương mại của đất nước, có khả năng tham gia các chương trình nghiên cứu ứng dụng phát triển kinh tế khu vực và thế giới.

Cơ chế quản lý

Trường CĐKTCN là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương.

Bên cạnh đó, nhà trường chịu sự quản lý về các hoạt động giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng cục dạy nghề.

Trường có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp một phần và từ các nguồn thu tự có.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trường CĐKTCN gồm: Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng; các hội đồng tư vấn; các tổ chức đoàn thể: Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Hội Cựu chiến binh; các phòng chức năng, gồm: Phòng Công tác học sinh, sinh viên; Phòng Đảm bảo chất lượng; Phòng Đào tạo; Phòng Quản trị đời sống; Phòng Tài chính Kế toán; Phòng Tổ chức hành chính; các khoa đào tạo, gồm: Khoa Cơ khí chế tạo; Khoa Cơ khí động lực; Khoa Điện - Tự động hóa; Khoa Điện tử - Tin học; Khoa Kinh tế; Khoa Khoa học cơ bản; các trung tâm, gồm: Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất và chuyển giao công nghệ; Trung tâm Tư vấn du học và cung ứng nhân lực quốc tế Seiko; Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ; Trung tâm Tuyển sinh và Liên kết đào tạo; các tổ môn giáo viên và các lớp học sinh, sinh viên.

Đội ngũ cán bộ

Theo số liệu thống kê đến 31/12/2012, Trường CĐKTCN có 158 cán bộ, viên chức cơ hữu, trong đó 74 nghiên cứu sinh và thạc sĩ, 65 cử nhân đại học và kỹ sư, 19 cử nhân cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật.

Đội ngũ giảng viên của Trường có 131 người, trong đó 02 nhà giáo ưu tú và nhiều giảng viên, giáo viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp toàn quốc. Nhà trường khuyến khích, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên. Từ năm 2007 – 2012, nhà trường có 73 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ và 03 người đang tham gia nghiên cứu sinh.

Trong chiến lược phát triển của nhà trường, chính sách khuyến khích, thu hút nhân lực có trình độ cao được ưu tiên nhằm tăng số lượng cán bộ giáo viên có trình độ tiến sĩ đến năm 2016 đạt chỉ tiêu có 15 người trở lên, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển của nhà trường.

Hoạt động đào tạo

Trường CĐKTCN đào tạo 3 hệ, gồm cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Quy mô đào tạo của Trường với khoảng 2500 học sinh, sinh viên, trong đó có gần 500 SV hệ cao đẳng chính qui, theo học 05 ngành đào tạo thuộc khối kinh tế và kỹ thuật; trên 2.000 học sinh theo học 18 ngành đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Ngoài ra, nhà trường liên kết đào tạo trình độ liên thông đại học với một số trường đại học thuộc ngành kinh tế, kỹ thuật; liên kết đào tạo nghề với các trung tâm dạy nghề địa phương và lân cận, đào tạo ngắn hạn các ngành nghề cơ khí, tin học, ngoại ngữ..; mở rộng liên kết với các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước tiếp nhận HSSV thực tập, nâng cao trình độ tay nghề trong khi học và sau khi ra trường.

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo

Trụ sở chính của Nhà trường có diện tích trên 4,5 ha, trong đó có hệ thống các nhà xưởng trên 9000 m2, giảng đường học lý thuyết hơn 6000 m2 với gần 100 phòng học lý thuyết, sân vận động trên 1000 m2, khu rèn luyện thể thao, thư viện, ký túc xá sinh viên, nhà ăn, các câu lạc bộ. Nhà trường được trang bị nhiều thiết bị thực tập tiên tiến, hiện đại của Đức, Nhật, Pháp, Italia, Đài Loan… phục vụ cho các nghề đào tạo.

2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Mẫu nghiên cứu 2.2.1. Mẫu nghiên cứu

Luâ ̣n văn được tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể nghiên cứu là SV cao đẳng năm thứ 1 đến năm thứ 3 hệ chính quy của trường CĐKTCN trong năm học 2012 - 2013.

* Chọn mẫu khảo sát bằng bảng hỏi:

- Sau khi tìm hiểu thông tin về quy mô và cấu trúc tổng thể sẽ lấy mẫu khảo sát, tác giả luận văn đã tính toán cỡ mẫu dựa theo website chuyên tính toán kích thước mẫu khảo sát Raosoft1. Kết quả với qui mô tổng thể mẫu trên 360 SV, số lượng mẫu cần thiết để tiến hành khảo sát là 190 (mức độ tin câ ̣y là 95 %, mức sai số là 5 % phân bố mẫu).

- Với cỡ mẫu đã tính toán , chúng tôi tiến hành chọn mẫu khảo sát trên thực đi ̣a như sau : Chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên theo tỷ lệ với nhóm SV (lập 3 tầng theo 3 khóa học từ năm thứ nhất đến năm thứ ba và cho ̣n ngẫu nhiên hệ thống mỗi khóa lấy ngẫu nhiên hệ thống khoảng 70 SV theo danh sách khóa học).

Cách xử lý phiế u sau khi thu thâ ̣p : Phiếu hỏi được xử lý thô để loa ̣i sơ bô ̣ các phiếu không đa ̣t yêu cầu . Sau đó, nhập số liệu vào phần mềm SPSS , dùng các thủ thuật thống kê để loại bỏ những phiếu mà người trả lời cung cấp thông tin không tin cậy. Kết quả thực tế phân bố mẫu thu được dùng cho phân tích số liệu sau xử lý tinh được thống kê trong Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Số phiếu khảo sát phát ra và thu về

Nô ̣i dung Số lượng

Số phiếu phát ra 200

Số phiếu thu về 200

Số phiếu sau xử lý tinh 171 Trong đó Số SV năm thứ nhất 54

Số SV năm thứ hai 53 Số SV năm thứ ba 64

* Chọn mẫu phỏng vấn sâu:

Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: căn cứ vào danh sách khóa học, mỗi khóa chọn ngẫu nhiên 01đến 02 SV để phỏng vấn theo nội dung đã chuẩn bị.

2.2.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được mô tả theo sơ đồ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình triển khai nghiên cƣ́u

Nghiên cứu được thực hiê ̣n theo 4 bước cơ bản sau: 1- Nghiên cứu lý thuyết

2- Xây dựng, đánh giá thang đo và phiếu phỏng vấn sâu 3- Thu thâ ̣p và xử lý thông tin

4- Phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu Khảo cứu các nghiên cứu liên quan và hệ thống hóa lý thuyết về HĐTH,

các yếu tố ảnh hưởng

Thiết kế, đánh giá và hiệu chỉnh phiếu khảo sát, phiếu phỏng vấn sâu

Thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn

Xây dựng mô hình hồi qui

Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính

Kết luận và khuyến nghị

- Thiết kế - Thử nghiệm

- Đánh giá thang đo - Điều chỉnh thang đo

- Phân tích hồi quy xác định trọng số cho từng nhân tố

- Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm và khảo cứu các tài liệu , các bài báo, công trình nghiên cứu và số liê ̣u thống kê trên thế giới và trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang 60 14 01 20 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)