D. Dùng bật lửa kiểm tra khu vực bình gas sau đó khóa bình gas lại.
PHẦN III: KẾT LUẬN I Kết luận
I. Kết luận
Sau khi áp dụng tương đối đầy đủ, khai thác một cách triệt để với các phương pháp dạy học khác nhau thông qua chuyên đề Hóa học trong phòng chống cháy, nổ đã mang những hiệu quả nhất định:
⮚Chúng tôi thấy học sinh yêu thích các tiết học hơn, các em thích tìm tòi, tìm hiểu những vấn đề xung quanh về vấn đề cháy nổ và trao đổi lại cho giáo viên về những phát hiện đó. Các em đã có ý thức hơn trong vấn đề phòng chống cháy, nổ. Nhận thức rõ về việc phòng chống cháy, nổ là không của riêng một tổ chức nào mà cần sự chung tay của toàn xã hội. Các em đã có những việc làm, những hành động cụ thể như không vứt rác, đốt rác bừa bãi, không để các chất dễ cháy, nổ ở những khu vực dễ xảy ra cháy, biết tuyên truyền tới những người thân trong gia đình và những người xung quanh về việc nâng cao ý thức PCCC như không vứt các vật dụng dễ cháy vào nơi dễ cháy, sử dụng hợp lí các đồ dùng trong gia đình. Và điều quan trọng nhất sau khi áp dụng đề tài này là các em đã có đủ những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà khi nếu có cháy xảy ra thì có thể bảo vệ bản thân và giúp những người khác để hạn chế thấp nhất các thiệt hại về người và của.
⮚Học sinh có được nhiều cơ hội thể hiện mình, được hoạt động, được phát triển năng lực, từ đó giúp các em học tập tốt hơn, tích cực hơn có hứng thú học tập đối với bộ môn Hóa Học hơn và đặc biệt qua bài học, các trải nghiệm các em có thêm những thông tin về ngành Hóa học, khơi dậy niềm đam mê, hứng thú với các ngành nghề Hóa học như cảnh sát PCCN&CNCH, kỹ thuật viên nghiên cứu Hóa học hay là những bạn có kỹ năng truyền đạt thông tin, giao tiếp tốt, kiến thức chuyên môn tốt thì làm giáo viên hoặc giảng viên chuyên giảng dạy môn Hóa học…ngành Hóa học là một ngành khá nhiều tiềm năng cơ hội việc làm.
II. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài khuyến nghị: