PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn tại Yên Bái
Yên Bái nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng một phần của khí hậu ôn đới nhưng vẫn được chia làm bốn mùa rõ rệt do vậy rất thích
16
nghi cho quá trình sinh trưởng phát triển của các loài cây trồng, trong đó có cây sắn. Cây sắn đã từ lâu đã trở thành một trong những cây trồng sản xuất hàng hoá của tỉnh Yên Bái, hàng năm với diện tích sản xuất là: 15.000 - 17.000 ha và mang lại thu nhập cho người nông dân từ 350 – 400 tỷ đồng.
Hiện nay nguyên liệu sắn chủ yếu cung cấp cho 4 nhà máy chế biến tinh bột trên địa bàn tỉnh, tiến tới cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến xăng sinh học tại tỉnh Phú Thọ.
Tại Yên Bái nói chung và huyện Văn Yên nói riêng, cây sắn được trồng chủ yếu từ đất đồi dốc, năng suất sắn có chiều hướng giảm do việc bổ sung dinh dưỡng vào đất không được chú trọng hoặc thiếu cân đối, người dân chủ yếu khai thác tận gốc nguồn dinh dưỡng có từ đất hoặc đất trồng sắn được mở rộng từ diện tích rừng trồng. Huyện Văn Yên là địa phương dẫn đầu về sản xuất sắn của tỉnh Yên Bái về diện tích và sản lượng. Vùng trồng sắn trên địa bàn đã được huyện quy hoạch theo hướng phát triển vùng nguyên liệu sắn sản xuất hàng hóa.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Yên Bái giai đoạn từ năm 2013-2016 Năm 2013 2014 2015 2016
(Nguồn: tổng cục thống kê sơ bộ, 2017)
Ngày nay công nghiệp chế biến sắn được coi là một trong những cây trồng cho thu nhập cao. Tổng diện tích sắn năm 2013 đạt 16,9 nghìn ha, tuy nhiên đến năm 2016, diện tích trồng sắn giảm 2,1 nghìn ha còn 14,8 nghìn ha.
Năng suất năm 2016 đạt 192,3 tạ/ha tăng 7,3 tạ/ha so với năm 2013 là 185,0 tạ/ha. Sản lượng sắn cũng đang có xu thế tăng lên, năm 2013 sản lượng là 283,0 ngìn tấn đến năm 2016 là 317,3 tạ/ha tăng 34,3 nghìn tấn. Số liệu trên cho thấy người dân đang sử dụng những giống có năng suất chất lượng, sản lượng và hàm lượng tinh bột cao.