Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sự sinh trưởng và phát triển của giống sắn BKA900 và KM419 năm 2017 tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 28 - 31)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới và Việt Nam

2.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn trên Thế giới

Năng suất cây trồng tăng nhờ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là phân bón. Theo đánh giá của các nhà khoa học Mỹ trong hệ thống các biện pháp tăng năng suất cây trồng, phân bón chiếm tỷ trọng 41%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm tỷ trọng 13 – 20%, thời tiết thuận lợi 15%, sử dụng hạt giống lai 8%, tưới tiêu 5% và các biện pháp kỹ thuật khác 11 – 18%. Ở Đức, các chuyên gia đánh giá tỷ trọng của phân bón trong việc tăng năng suất cây trồng là 50% và ở Pháp là 50 – 70%.

Hiệu lực của phân hoá học rất thấp, chỉ khoảng 40 – 50% với phân đạm, 50 – 60% với phân kali và khoảng 40 – 50% với phân lân (Vanek, 2009). Ở Việt Nam hiện nay, hiệu suất sử dụng phân đạm cũng mới chỉ đạt 30

– 45%, lân từ 40 – 45% và kali từ 40 – 50%. Như vậy, khoảng 1,77 triệu tấn urê, 2,07 triệu tấn supe lân và 344 nghìn tấn kali clorua được bón vào đất hàng năm nhưng cây trồng chưa được sử dụng hết, một phần nằm lại trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước, phần còn lại bị bốc hơi, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và gây hiệu ứng nhà kính (Agroviet, 2009). Xét về mặt kinh tế thì lượng phân bón hàng năm cây trồng chưa sử dụng đồng nghĩa với lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, tổng thất thoát lên tới gần 30 nghìn tỷ đồng (Agromonitor, 2010). Do đó, một giải pháp công nghệ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, qua đó làm giảm lượng

18

phân bón tiêu thụ là một yêu cầu bức thiết đặt ra và việc sử dụng các dạng phân chậm tan là một giải pháp hữu ích.

Trên thế giới cây sắn được trồng trong một phạm vi đất biến động khá rộng từ cát nhẹ đến sét nặng, pH từ 3,5 - 7,8, ngoại trừ đất úng nước và đất có hàm lượng muối cao. Sắn đạt năng suất cao trên đất có tưới, hàm lượng dinh dưỡng cao, đất tơi xốp, có kết cấu trung bình, pH khoảng 7-8.

Tác giả Anneke M. và cs (2005)[14] cho rằng để đạt được mức năng suất củ tươi 20 tấn/ha thì cây sắn đã hấp thu một lượng dinh dưỡng là: 87kgN + 37kg P2O5 + 177kg K2O + 35,1kg MgO.

Theo tác giả Weite (1987) từ những kết quả nghiên cứu hơn 100 thí nghiệm trên đồng ruộng của nông dân tại Thái Lan và Trung Quốc cho rằng cây sắn phản ứng mạnh với mức bón phân N từ 50 đến 200kg N/ha nhưng cũng có sự khác nhau từ giống (giống SC205 phản ứng với mức bón 200kgN/ha còn giống SC201 ở mức 50kgN/ha).

Những kết quả nghiên cứu khác tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin và Trung Quốc cho thấy bón cân đối N, P, K có thể làm tăng năng suất sắn lên 48% so với không bón phân. Cũng theo các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia này thì mức bón N, P, K dao động trong khoảng: (100kg N + 50kg P2O 5 + 100kg K2O)/ha; (60kg N + 120kg P2O5 + 120kg K2O)/ha; (80kg N + 40kg P2O5 + 80kg K2O)/ha. Nghĩa là bón tỷ lệ N:P:K là 2:1:2 và 2:2:4 đều cho năng suất và tỷ lệ tinh bột cao, đồng thời có thể duy trì được bộ phì của đất.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho sắn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo số liệu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa về tình hình sử dụng phân bón ở nước ta trong vòng 20 năm trở lại đây, tỷ trọng này là 40 – 50%. Với tỷ trọng này thì các loại cây trồng theo đánh giá của bà con nông dân đã cho năng suất cao.

Với những khác biệt đáng kể của tính chất đất trồng sắn, các nghiên cứu ở miền Bắc nên tập trung vào vấn đề xói mòn và nâng cao độ phì của đất, trong khi nghiên cứu về phía Nam cần cải tạo đất trồng sắn và bảo tồn bằng cách sử dụng các hệ thống xen canh là ưu tiên cao nhất (Phạm Văn Biên, 1998)[2].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Hỷ và cs (2000)[5] trên đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, công thức bón phân khoáng thích hợp cho sắn là 80kg N + 40kg P2O5 +80kg K2O/1ha.

Kết quả nghiên cứu của Dương Văn Sơn (2012)[11] ảnh hưởng tổ hợp phân bón đối với giống sắn KM94 cho thấy mức phân bón (7 tấn phân chuồng + 80 kg N + 60 kg P2O5 + 120 kg K2O )/ha đạt 44,50 tấn củ tươi/ha, cho lợi nhuận cao nhất (12,18 triệu đồng/ha)

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống sắn KM 414 tại Tuyên Quang của tác giả Trần Văn Điền và cs (2013)[4] cho thấy tổ hợp phân bón 90N + 40 P2O5 + 80 K2O là tối ưu nhất đối với giống sắn KM414, năng suất củ tươi cao nhất đạt 32,8 tấn/ha.

Kết quả gần đây về nghiên cứu bón phân cho sắn trên đất dốc tại Văn Yên, Yên Bái của tác giả Trần Trung Kiên (2015)[6] cho thấy, công thức phân bón viên nén (140 N + 140 K2O) trên nền 2 tấn phân vi sinh + 60 P2O5 cho năng suất củ tươi, hệ số thu hoạch, chất lượng củ và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trồng trên đất dốc đạt giá trị cao nhất, hiệu quả kinh tế đạt 26,5 triệu đồng/ha (năm 2014) và 22,0 triệu đồng/ha (năm 2015).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón giống KM21-12 tại Văn Yên, Yên Bái của Phạm Thị Hương Trà (2016)[13] cho thấy, trong các tổ hợp phân bón cho giống sắn KM 21 – 12 và bón phân theo công thức 6 (80N +40 P2O5 + 80 K2O) sẽ có khả năng sinh trưởng, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất

20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sự sinh trưởng và phát triển của giống sắn BKA900 và KM419 năm 2017 tại huyện văn yên, tỉnh yên bái (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w